XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại thuộc Bộ Thương mại (Trang 41 - 46)

TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ THAM GIA HỘI NHẬP VÀO NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động thương mại :

Trước xu thế hinh thành các hiệp hội ngành, nghề sản xuất, kinh doanh trong các ngành kinh tế sản phẩm, giữa các nhà sản xuẩt trong cùng một ngành hàngvà cung với sự hình thành các kênh phân phối độc lập, các kênh liên kết của mọi thành phần kinh tế, vai trò của các doanh ngiệp thương mại trước đây chỉ là khâu trung gian thuần tuý giữa sản xuất và tiêu dùng sẽ dần mất đi, tinh trạng các doanh nghiệp chỉ kinh doanh thương mại đơn thuần sẽ làm giảm vị thế cạnh tranh trên thương trường, chinh vì vậy, các doanh nghiệp thương mại nói chung và các doanh nghiệp thương mại thuộc bộ thương mại nói riêng cần phải đổi mới các hình thức hoạt động, theo hướng đa dạng hoá các hình thức kinh doanh thương mại cùng với đó các dạng CLKD cũng được đổi mới theo các dạng sau đây :

- Đầu tư vào sản xuất dưới các hình thức (trực tiếp, góp vốn, cung cấp nguyên liệu) để cùng khai thác lợi thế cạnh tranh.

- Liên kết với sản xuất, ở đó thương mại là người cung cấp các tín hiệu thị trường cho sản xuất và đảm nhận khâu tạo lập các kênh phân phối tiêu thụ hàng hoá và cung ứng nguyên liệu đầu vào.

- Liên kết của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để sử dụng nhãn hiệu thương mại có uy tín đưa vào hệ thống kênh phân phối đã có của doanh nghiệp thương mại.

- Gia nhập vào hệ thống của các công ty đa quốc gia có uy tín cả ở thị trường trong và ngoài nước.

- Liên doanh giữa các doanh nghiệp thương mại trong và ngoài nước, đa dạng hoá các mặt hàng và các kênh phân phối nhằm tạo lợi thế cạnh tranh về mặt quy mô, nhất thể hoá bán buôn, bán lẻ hoặc chuyên doanh bán buôn, bán lẻ dưới nhiều hình thức : siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm thương mại điện tử, bán hàng theo mẫu, qua bưu điện, đến tận nhà và các dịch vụ bán hàng tiến bộ...

- Cùng với sự phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh là sự phát triển đa dạng các loại hình chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại thuộc Bộ thương mại. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu đối với lựa chọn chiến lược kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi phải phân tích rất cụ thể lợi thế cạnh tranh để trên cơ sở đó đưa ra các quyết định có tính chiến lược hợp tác cạnh tranh lâu dài.

2. Các xu hướng quốc tế và khu vực hoá ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại thuộc Bộ thương chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại thuộc Bộ thương mại.

Một trong những thách thức chính đối với việc xây dựng, kiểm soát và điều chỉnh CLKD của các doanh nghiệp chính là khả năng nhận biết và đánh giá đúng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thương mại.

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại nội địa luôn là điều kiện tiền đề cho phát triển thương mại quốc tế, ngược lại, tự do hoá thương mại, khu vực hoá và quốc tế hoá các hoạt động thương mại đang là yếu tố trực tiếp tác động trở lại tới môi trường kinh doanh thương mại của doanh nghiệp ngay trên thị trường nội địa và cả trên thị trường quốc tế... Trong khuôn khổ các chương trình hợp tác thương mại khu vực và quốc tế, việc các quốc gia thành viên cam kết thực hiện đẩy nhanh các chương trình cắt giảm và ưu đãi thuế quan đối với hàng hoá, dịch vụ, mở cửa các thị trường hàng hoá của mình cho cạnh tranh quốc tế đã và đang tạo sức ép mỗi doanh nghiệp phải trực tiếp và ngày càng đối mặt với cạnh tranh hơn và buộc họ phải tìm ra những phương sách, lộ trình để thích ứng với điều kiện kinh doanh mới.

Trong điều kiện đó các doanh nghiệp thương mại thuộc Bộ thương mại không thể duy trì những chiến lược kinh doanh cổ truyền như hình thức chiến lược kế hoạch, sự thích ứng tình thế mà phải thực sự nghiên cứu, khai thác đâu là những lợi thế so sánh, năng lực cốt lõi, xác định những đối thủ cạnh tranh, những đồng minh để hợp tác trong quá trình cạnh tranh, để có chiến lược cạnh tranh lâu dài và bền vững, đảm bảo cho doanh nghiệp có thế đứng vững một mình để đối chọi với các đối thủ cạnh tranh hay phải tìm các đối tác để hợp tác. Ngoài xem xét các chiến lược hiện tại các doanh nghiệp thương mại còn phải xây dựng những chiến lược mới mà ở đó thể hiện sự điều chỉnh các hoạt động chiến lược phù hợp với điều kiện hội nhập.

Qua nghiên cứu về tự do hoá thương mại khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tế, có thể thấy quá trình này phát triển theo các mức độ sau đây :

2.1 Các quốc gia dành cho nhau chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. 2.2 Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade area – FTA ) : xoá bỏ ranh giới về thuế và phi thuế đối với hàng hoá nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên bằng việc thực hiện các cam kết về chương trình cắt giảm thuế quan nhưng mỗi quốc gia thành viên vẫn duy trì hệ thống thuế quan và hạn ngạch đối với nước thứ ba; mục tiêu hình thành FTA là nhằm tăng cường trao đổi thương mại giữa

các quốc gia trong khối, tuy nhiên vẫn duy trì chính sách thuế đối với các quốc gia ngoài khối.

2.3 Liên minh hải quan (Custom Union-CU ):

Các quốc gia thành viên cùng thiết lập một chình sách về thuế quan và hạn ngạch như nhau đối với nước thứ ba không phải là thành viên – chính sách chung về thuế quan của khối đối với các quốc gia ngoài khối; Mục tiêu của liên minh hải quan là nhằm tăng cường thương mại của khối với bên ngoài.

2.4. Thị trường Chung (cụ thể là thị trường chung châu âu—Common Market ), một liên minh hải quan trở thành thị trường chung khi đó tất cả các yếu tố sản xuất bao gồm hang hoá, dịch vụ, vốn, lao động, doanh nghiệp... đều được tự do dịch chuyển, người lao động được phép tự do di cư vì điều kiện lao động, các doanh nghiệp được phép thành lập và hoạt động trong khối ..., thị trường chung là mức độ phát triển tự do hoá thương mại cao hơn so với liên minh hải quan.

2.4.1 Liên minh kinh tế (European Union-EU) là bước đầu phát triển của một liên minh tiền tệ mà mục tiêu cuối cùng là đạt tới một liên minh chính trị – mức độ cao nhất tring các hình thức hội nhập khu vực—ở đó có sự nhất thể hoá đạt được rất cao, trong liên minh kinh tế ngoài việc tự do dịch chuyển các yếu tố sản xuất còn có sự hài hoà và nhất thể hoá các chính sách xã hội , ngân sách , và tiền tệ là chính sách chung của toàn khối vượt lên trên phạm vi quốc gia để đối xử với các nước ngoài khối, liên minh kinh tế đòi hỏi sự hình thành của một đồng tiền chung có tính chất đối trọng với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới, có sự hình thành ngân hàng TW, một hệ thống ngân sách thống nhất và chính sách kinh tế đối ngoại chung.

Bên cạnh sự hình thành và phát triển của các tổ chức kinh tế khu vực là sự hình thành các diễn đàn kinh tế khu vực APEC, sự liên kết giữa các khu vực kinh tế như : ASEAN... với mục tiêu tăng cường trao đổi thương mại, đầu tư bằng mở cửa thị trường, giảm thuế quan, xoá bỏ hạn ngạch và thu hút, mở rộng thị trường và khả năng đầu tư giữa các khối kinh tế khu vực.

2.4.2. Gia nhập WTO – Một định chế mang tính toàn cầu về kinh tế thương mại có thể đảm bảo cho mỗi thành viên các điều kiện được tự do cạnh tranh bình đẳng và vì vậy mang lại cơ hội ngang bằng hơn cho mọi doanh nghiệp; cũng như đảm bảo cho các nhà xuất khẩu có thể vạch chiến lược kinh doanh dài hạn trên cơ sở hàng rào bảo hộ của các đối tác dần được dỡ bỏ.

3. Những yêu cầu và thách thức đối với các doanh nghiệp thương mại thuộc Bộ thương mại trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và thuộc Bộ thương mại trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Vấn đề có tính chất quyết định khi hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường, giảm bớt các hàng rào thuế quan là tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, tính năng động, sáng tạo và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại. Theo nghiên cứu bước đầu về vấn đề hội nhập cho thấy, ngoài những lợi ích , cơ hội đem lại cho các doanh nghiệp còn cần phải quan tâm đến các diểm sau:

3.1 Yêu cầu chung đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của các doanh nghiệp thương maị thuộc bộ thương mại

Mục tiêu tối đa hoá quyền lợi quốc gia đựoc đạt trong khuôn khổ kép của toàn cau hoá, tuy nhiên, vẫn tuân thủ các quy định chung, đồng thời đảm bảo tính đọc lập nhất định của mỗi quốc gia trong hoạch định chính sách và thực thi linh hoạt vì sự phát triển đó là:

- Liên kết khu vực không được biến thành khối co cụm – một biểu hiện quay trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch;

- Không cho phép duy trì chính sách bảo hộ thuần tuý , vì sẽ dẫn tới triệt tiêu cạnh tranh và làm mất di sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế và ở ngay trên thị trương nội địa. Tuy nhiên, hệ thống thương mại thế giới không đòi hỏi triệt tiêu hoàn toàn các biện pháp bảo hộ, kinh nghiệp tự do hoá thương mại vẫn cho phép bảo hộ đối với một số lĩnh vực thực sự có lợi thế so sánh, duy trì cơ chế bảo hộ khi một ngành sản xuất bị đe doạ, bị tổn thương trước sự cạnh tranh của hang hoá nhập khẩu.

- Đơn phương hoá tự do hoá thương mại cũng dẫn tới canh tranh khốc liệt và không cân sức, vì vậy luôn luôn có cân nhắc thích hợp giữa tự do hoá và bảo hộ.

3.2 Thách thức trước mắt đối với doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập:

- Sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ và đội ngũ doanh nghiệp thương mại còn yếu kém, do xuất phát điểm tham gia vào hội nhập của các doanh nghiệp thương mại còn rát thấp

- Hệ thống luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý kinh tế và thương mại chua đày đủ và hoàn chỉnh

- Chính sách bảo hộ chưa rõ ràng, nhất quán và đồng bộ.

- Thách thức cạnh tranh đòi hởi các doanh nghiệp phải tham gia và tăng cường cạnh tranh cả trên thị trường trong và ngoài nước, cả ở bên trong lẫn bên ngoài. Trên bất cứ thị trường nào, thách thức cạnh tranh cũng bao gồm : tạo ra những sản phẩm, dịch vụ được người mua chấp nhận và có quy mô hàng hoá đủ lớn, doanh nghiệp có uy tín và năng động, sáng tạo, khai thác được các lợi thế so sánh của đất nước và của chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại thuộc Bộ Thương mại (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w