THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN THEO TINH THẦN CHỈ THỊ 100 CT/TW (1981 1988)

Một phần của tài liệu Luận văn: QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐÊN 1990) pdf (Trang 75 - 82)

100- CT/TW (1981- 1988)

Xuất phát từ thực tế cuộc sống, Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa IV (tháng 9/1979) ra Nghị quyết về những vấn đề cấp bách của kinh tế và xã hội nhằm tạo điều kiện cho sản xuất bung ra. Với phƣơng châm “Nhìn thằng vào sự thật và nói đúng sự thật” đã chỉ ra những chủ trƣơng trong thời gian qua mang tính nóng vội, chủ quan, thiếu căn cứ thực tiễn, khoa học nên không phù hợp với cuộc sống. Từ đó, điều chỉnh lại chủ trƣơng, giải pháp nhƣ: Thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế, cho phép các hộ xã viên mua đất sản xuất, ổn định nghĩa vụ thuế, giá cả nông sản, cải tiến cách phân phối theo định suất…Theo nghị quyết này, nhiều HTX đã khoán đến hộ xã viên và cho phép hộ xã viên đƣợc đầu tƣ, thâm canh hƣởng phần sản phẩm vƣợt khoán. Nhƣng do đòi hỏi bức bách, của ngƣời lao động về giải phóng sức sản xuất và nâng cao đời sống mà nhiều HTX đã tiến hành khoán sản phẩm đến nhóm và ngƣời lao động (khoán chui).

Trƣớc thực tế đó, tại Hội nghị lần thứ 9 (tháng 12/1980), Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng đã quyết định mở rộng việc thực hiện và hoàn thiện các hình thức khoán sản phẩm trong nông nghiệp để kịp thời phát huy những nhân tố tích cực, khắc phục những nhƣợc điểm, uốn nắn những sai sót, phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống xã viên.

Ngày 13/01/1981, Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng ban hành Chỉ thị 100-

CT/TW về Cải tiến công tác khoán, mở rộng “Khoán sản phẩm đến nhóm lao

Khoán sản phẩm đến nhóm và ngƣời lao động là một hình thức quản lí mới, quản lí và trả công lao động có gắn trách nhiệm và quyền lợi của ngƣời lao động với sản phẩm cuối cùng một cách trực tiếp. Với phƣơng thức khoán này, ngƣời nông dân bƣớc đầu đƣợc tự chủ trên đồng ruộng.

Về quan hệ sở hữu: Khoán 100 đã “Phân giải” cho ngƣời lao động làm chủ TLSX ở một số khâu nhất định (cấy, chăm sóc, thu hoạch), hộ xã viên có thể đầu đầu tƣ thêm cho sản xuất để thu phần sản lƣợng vƣợt khoán.

Về mặt quan hệ quản lí: Khoán 100 đã cho phép hộ xã viên tự quản lí quá trình sản xuất ở các khâu đƣợc giao.

Về mặt quan hệ phân phối: Khoán 100, ngoài công điểm đƣợc HTX trả, hộ xã viên đƣợc toàn quyền sử dụng phần vƣợt khoán. Sản lƣợng vƣợt khoán - đó là động lực kinh tế chủ yếu tạo nên mối quan tâm tới sản xuất của các xã viên HTX.

Chỉ thị 100 của Ban Bí thƣ ra đời đã đáp ứng đúng nguyện vọng của nông dân, đƣợc đông đảo các ngành, nhất là xã viên trong các HTX nông nghiệp của tỉnh phấn khởi đón nhận, nhanh chóng đƣợc thực hiện ở hầu khắp các địa phƣơng trong tỉnh. Nó đã khơi dậy sinh khí mới cho nông thôn, nông nghiệp, ngăn chặn sự sa sút, tạo đà đi lên cho sản xuất nông nghiệp, gợi mở một hƣớng mới về đổi mới cơ chế quản lí trong nông nghiệp.

Do tính chất ƣu việt của phƣơng thức quản lí mới, số ngƣời tham gia lao động trên đồng ruộng tăng lên trên 20%. Nhiều lao động trƣớc kia chuyên “Chạy chợ”, nay trở lại nhận ruộng khoán tích cực. Thời gian lao động của xã viên trong các HTX tăng lên gấp đôi, dù trong độ tuổi lao động, hay trên hoặc dƣới độ tuổi, tất cả đƣợc huy động tới mức cao nhất, xã viên thật sự làm chủ ruộng đồng, ngày giờ công trƣớc đây chỉ đạt tối đa là 5 giờ/ngày nay đạt từ 10 - 12 giờ/ngày. Chất lƣợng lao động cũng tốt hơn, năng suất lao dộng tăng lên rõ rệt, gieo cấy và thu hoạch lúa, hoa mầu bảo đảm thời vụ, số HTX thực hiện

khoán cũng tăng nhanh. Ngay trong vụ đông xuân 1980 - 1981, toàn tỉnh đã có 170 HTX (29,5%) thực hiện khoán mới. Một năm sau, con số này đã tăng lên trên 400 HTX.

Một số địa phƣơng có số HTX thực hiện khoán theo Chỉ thị 100 đạt tỷ lệ cao, điển hình là thành phố Thái Nguyên (100%), huyện Phổ Yên (98%), huyện Phú Bình (97%), huyện Phú Lƣơng (63%).

Tại huyện Võ Nhai, trƣớc khi có Chỉ thị 100, tỷ lệ hộ nông dân vào HTX thấp nhất toàn tỉnh. Nhiều năm liền, Tỉnh uỷ đã cử các đoàn cán bộ, trong đó có cả các uỷ viên Ban thƣờng vụ Tỉnh uỷ trực tiếp chỉ đạo, hoặc trực tiếp làm Bí thƣ Huyện uỷ, cùng Đảng bộ Võ Nhai củng cố phong trào, nhƣng tình hình vẫn chƣa đƣợc cải thiện bao nhiêu. Từ khi thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thƣ, phong trào có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nông dân tập thể từ 36% lên 82,5% năm 1985, một số HTX sản xuất phát triển khá và toàn diện.

Từ năm 1981 đến năm 1985, ngân sách tỉnh đầu tƣ cho nông nghiệp chỉ bằng 41,4% so với 5 năm 1976 - 1980, nhƣng do có chính sách mới nên năng suất, sản lƣợng lúa tăng khá nhanh. Năm 1981, HTX Trung Thành (Phổ Yên) tăng 146 tấn, HTX Bến Đò (Đồng Hỷ) tăng 76 tấn; HTX Yên Lãng (Đại Từ) năng suất bình quân 3 năm 1978 - 1980 đạt 20,8 tạ/ha/vụ, đã tăng lên 23,7 tạ/ha/vụ, nhiều hộ xã viên đạt 40 tạ/ha/vụ. Khoán sản phẩm còn tiết kiệm đƣợc chi phí về giống. HTX Lƣơng Phú (Phú Bình) tiết kiệm đƣợc 6 tấn thóc giống, bằng 16%, HTX Hùng Sơn (Đại Từ) tiết kiệm đƣợc 19 tấn thóc giống, bằng 50% số thóc giống của HTX những năm trƣớc…Khoán sản phẩm đã thực sự thúc đẩy sản xuất phát triển, sản phẩm nông nghiệp tăng nhanh. Năm 1982, tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 142.938 tấn, tăng 28.156 tấn so với năm 1981. Đặc biệt là vụ mùa năm 1982, hầu hết các huyện, thành đều đạt và vƣợt kết hoạch về năng suất và sản lƣợng lúa. Huyện Đại Từ đƣợc mùa cả hai vụ, đạt năng suất bình quân 52,9 tạ/ha trên ruộng hai vụ lúa. Toàn tỉnh có 97 HTX

với trên 9.000 ha ruộng (chiếm 20% diện tích ruộng) đạt năng suất bình quân trên 30 tạ thóc/ha một vụ. Điển hình là HTX Đồng Quan (xã Yên Lãng, Đại Từ) năng suất lúa bình quân trên 8 tấn/ha cả năm.

Cơ chế khoán mới tuy vẫn duy trì quyền làm chủ tập thể của ngƣời lao động, tuy nhiên đã làm rõ đƣợc nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của ngƣời lao động. Từ đó, năng suất, chất lƣợng, hiệu quả của ngƣời lao động cao hơn, sở hữu về tƣ liệu sản xuất vẫn của tập thể, chế độ phân phối sản phẩm giữ nguyên tắc phân phối theo lao động.

Qua 5 năm đƣợc củng cố và tăng cƣờng, sản xuất đƣợc phát triển với tốc độ nhanh. So với năm 1981 sản lƣợng lƣơng thực tăng 32,4%, mầu quy thóc tăng 20,8%, đàn gia súc (trâu bò, lợn) đạt số lƣợng cao nhất so với năm 1975.

Đời sống xã viên qua các năm đƣợc cải thiện, mức ăn bình quân đầu ngƣời năm 1985 đạt 19,5 kg/tháng, tăng hơn 1981 là 3,2 kg tính cả vƣợt khoán 23,2 kg cao hơn năm 1981 là 43,2%. Một số HTX trƣớc khoán sản phẩm 40% số hộ nông dân thiếu ăn hàng năm 3-4 tháng, nay chỉ còn 10% gia đình neo đơn hoặc làm ăn, chi tiêu thiếu kế hoạch, hoặc do tai nạn đột biến xảy ra. Số gia đình hàng năm mua sắm bàn ghế, gƣờng tủ, xe đạp xây nhà khang trang ngày càng nhiều. Huyện Đại Từ, trƣớc khoán sản phẩm có 20% số gia đình có nhà ngói, nay lên 40%.

Đóng góp với Nhà nƣớc ngày càng tăng, năm 1985 so với 1984 làm thuế và nghĩa vụ tăng 26,7%, thực phẩm tăng 42%. Do sản xuất phát triển, sản lƣợng tăng, quỹ công ích tăng 31,8%, quỹ tích luỹ tăng 13,4% so với 1981.

Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho sản xuất đƣợc tăng cƣờng, trong 5 năm qua xây dựng 23/47 công trình thuỷ lợi loại lớn - trung và vừa, với số vốn là 6,7 triệu đồng, tu sửa làm mới 630 công trình tiêu thuỷ nông với số vốn 4,4 triệu đồng, trong đó HTX và nhân dân đầu tƣ 3 triệu đồng.

Phong trào thâm canh đƣợc phát triển mạnh mẽ, hơn 80% giống mới đƣợc xã viên ứng dụng. So với 1981 đầu tƣ phân đạm tăng 36,7%, phân lân tăng 194% xã viên hăng say lao động trên đồng ruộng, năng suất - chất lƣợng - hiệu quả lao động tăng lên rõ rệt - năng xuất cây trồng, con gia súc cũng tăng, hơn 9.000 ha lúa cao sản đạt 37,3 tạ/ha tăng hơn năng suất đại trà 12,4 tạ/ha. Trong đó có 810 ha đạt năng suất từ 46,8 tạ/ha, đến 60 tạ/ha có huyện, thành đạt 5 tấn thóc/ha 134 HTX đạt 50 - 90 tạ thóc/ha 2 vụ lúa.

Những thành tích và những điển hình trên là những nhân tố tích cực, mở ra nhiều khả năng mới trong thâm canh tăng năng suất cây trồng, đƣa nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào đồng ruộng cùng với việc hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm để đẩy mạnh sản xuất, từng bƣớc giải quyết vấn đề lƣơng thực ở Thái Nguyên. Thông qua khoán sản phẩm, ngƣời lao động đã phát huy đƣợc quyền làm chủ thật sự nên có tác dụng thúc đẩy sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển trong các HTX. Chuyển biến rõ nét nhất là huyện Võ Nhai. Năm 1979, toàn huyện chỉ có 30 HTX, với 39,82% số hộ nông dân; đến 1985, đã lên 99 HTX, với 5.114 hộ xã viên trên tổng số 7.005 hộ nông nghiệp (73,5%).

Tuy nhiên, Chỉ thị 100 sau khoảng 3 năm thực hiện đã dần bộc lộ nhiều hạn chế: những nguyên tắc nêu ra cứng nhắc, cơ chế quản lí HTX về cơ bản còn là bao cấp, duy trì phân phối theo công điểm. Trong các HTX nổi lên những tồn tại cơ bản là:

Các HTX nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tập thể XHCN, nhƣng sản xuất mang tính chất đơn điệu độc canh chƣa xây dựng đƣợc "Cơ cấu kinh tế thích hợp" và thực hiện "Sản xuất chƣa gắn liền chế biến nông lâm sản, phát triển ngành nghề nhất là nghề rừng để khai thác tiềm năng lao động đất đai, nguồn vốn, thế mạnh của từng vùng, từng cơ sở. Đây là tồn tại lớn nhất của các HTX, kể từ khi mở ra cơ chế khoán sản phẩm hợp lý các HTX chuyển biến chậm.

HTX còn bị ràng buộc trong tổng thể cơ chế quản lí tập trung bao cấp của Nhà nƣớc, sở hữu TLSX vẫn thuộc về HTX. Vẫn duy trì chế độ quản lý kiểu hành chính quan liêu bao cấp. Trong khi nông nghiệp đã thực hiện cơ chế mới khoán sản phẩm, nhƣng tƣ duy kinh tế, phong cách lãnh đạo, phƣơng pháp quản lý chƣa chuyển biến kịp thời, chƣa thật sự đi vào hạch toán kinh doanh. Nhất là, trong đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành và cấp cơ sở, HTX còn bao cấp quá nhiều.

Sự tác động của các ngành các cấp đối với HTX còn hạn chế đặc biệt là cấp huyện, các dịch vụ phục vụ cho HTX chậm, hiệu quả chƣa cao, chƣa đủ sức thuyết phục đối với tập thể và xã viên, cơ sở chƣa thật sự năng động sáng tạo trong điều kiện vật tƣ thiếu thốn mất cân đối nghiêm trọng sự liên doanh liên kết mở rộng sản xuất đa dạng theo ƣu thế của từng cơ sở chƣa đƣợc đẩy mạnh. Tỉnh, huyện, cơ sở không đủ vật tƣ, theo định mức cho ngƣời nhận khoán, diễn ra tình trạng "Khoán trắng từng phần" khá nhiều.

Mối quan hệ giữa ba HTX: Nông nghiệp, mua bán, tín dụng quan hệ kinh tế quốc doanh tập thể, gia đình trên cùng địa bàn chƣa gắn bó với nhau tạo thành sức mạnh huy động nguồn vốn đẩy mạnh sản xuất, thu mua hàng nông sản tạo thành thế liên minh công nông thông qua hợp đồng kinh tế 2 chiều chƣa chặt chẽ.

Công tác quản lý HTX chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nhiều nơi bị buông lỏng, mỗi huyện có 50 - 60 HTX nhỏ chỉ có 5 - 6 cán bộ đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ kế hoạch ngắn hạn hoặc có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Số đông kế toán các HTX chƣa đƣợc bồi dƣỡng có hệ thống, 3/4 chủ nhiệm không qua lớp quản lý, hầu hết đội trƣởng không qua lớp điều hành, vì vậy kế hoạch là khâu then chốt nhất trong khâu quản lý mới có 11% số HTX xây dựng đƣợc kế hoạch toàn diện 29,6% số HTX không có kế hoạch - 22,5% số HTX ghi sổ thu, chi, 14,4% số HTX sổ sách không rõ ràng. Nghiêm trọng

nhất là một số HTX 2 - 3 năm liền không thanh quyết toán khoá sổ đƣợc, khê đọng sản phẩm ngày càng tăng (khê đọng 5,9% so với tổng sản lƣợng), thù lao cán bộ, quản lý sử dụng tài sản chung một số nơi làm chƣa đƣợc tốt, hiểu và ứng dụng "Khoán gọn" và "Hạch toán nội bộ đội" chƣa thật đúng.

Tình trạng quản lí và sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật trong các HTX cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Do quản lí không tốt, nên vật tƣ, tài sản bị phân tán, hƣ hỏng, mất mát nhiều. Một số tài sản có giá trị lớn của HTX của huyện Đại Từ đã bán cho xã viên (năm 1983, một HTX của huyện Đại Từ đã bán cho xã viên 5 máy kép 12 CV). Đàn trâu cày kéo của HTX cũng bị đem “hoá giá’. Tại 5 huyện, thành (Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Đại Từ và thành phố Thái Nguyên) có 34 HTX đã hoá giá đàn trâu cày kéo. Do yếu kém về công tác quản lí, hạch toán kinh tế trong các HTX nông nghiệp, nên việc thực hiện 3 lợi ích (lợi ích Nhà nƣớc, lợi ích tập thể, lợi ích nhân dân) trong phân phối sản phẩm gặp nhiều khó khăn, nhất là phần đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nƣớc. Năm 1984, tại 5 huyện, thành kể trên, có 281 HTX (38,6% số HTX) khoán sản phẩm cây lúa đã nợ 3.845 tấn thóc thuế các loại, bình quân mỗi HTX nợ 15 tấn…

Tình trạng tham ô lãng phí quỹ vẫn tiếp tục tăng và trở nên phổ biến, nông dân chịu nhiều khoản đóng góp. Năm 1981, tính ra ngƣời xã viên phải đóng góp tới 15 khoản, năm 1985, sau khi điều chỉnh lại mức khoán, đa số xã viên trong các HTX chỉ còn hƣởng 26-30% sản lƣợng khoán, động lực vừa mới đƣợc tạo ra đã dần bị triệt tiêu, ngƣời lao động thiếu yên tâm phấn khởi sản xuất. HTX bị sức ép từ hai phía: Nhà nƣớc tăng mức giao nộp, xã viên trả bớt ruộng khoán do không đủ nộp sản phẩm, đời sống khó khăn và bắt đầu khê đọng sản phẩm.

Thực trạng trên, một lần nữa khẳng định phải tiếp tục điều chỉnh, đổi mới cơ chế quản lí nông nghiệp, đổi mới chính sách của Nhà nƣớc đối với

HTX và nông dân. Để nông nghiệp phát triển cần phải quan tâm đúng mức đến lợi ích của nông dân, phải giải quyết hợp lí mối quan hệ, trƣớc tiên là mối quan hệ của nông dân với ruộng đất.

Một phần của tài liệu Luận văn: QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐÊN 1990) pdf (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)