HTX nông nghiệp Thái Nguyên trong thời kì cả nƣớc trực tiếp kháng chiến cứu nƣớc 1966

Một phần của tài liệu Luận văn: QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐÊN 1990) pdf (Trang 46 - 70)

tiếp kháng chiến cứu nƣớc 1966 - 1975

Bƣớc vào thời kì 1966 - 1975, do tình hình nhiệm vụ mới đặt ra với cả nƣớc lúc này là chiến tranh với quy mô ngày càng tăng và mở rộng ra cả miền Bắc. Hội nghị Trung ƣơng 11,12,15 (Khóa III) đã có quyết định chuyển hƣớng về tƣ tƣởng, tổ chức chỉ đạo kinh tế, quốc phòng trong điều kiện cả nƣớc có chiến tranh. Mục tiêu tất cả để chiến thắng, tất cả để giải phóng miền Nam đƣợc đặt lên hàng đầu.

Trong điều kiện khó khăn khi chiến tranh phá hoại của Mĩ mở rộng ra miền Bắc, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển Đảng ta chủ trƣơng mở cuộc vận động cải tiến quản lí HTX bậc cao và cuộc vận động dân chủ trong quản lí HTX. Chế độ ba khoán đƣợc thực hiện, HTX vẫn là đơn vị phân phối thống

nhất mang nặng tính bình quân. Cùng với việc tăng cƣờng đầu tƣ cho nông nghiệp, các tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất đƣợc áp dụng rộng rãi hơn: giống mới ngắn ngày, cải tạo đồng ruộng, hoàn chỉnh thủy nông, mục tiêu 5 tấn thóc/ha trở thành phong trào thi đua ở nhiều HTX.

Đây là giai đoạn khó khăn đối với Đảng bộ Thái Nguyên vừa chỉ đạo chiến đấu, phục vụ cho chiến đấu, bảo đảm giao thông vận tải thời chiến, động viên tuyển quân chi viện chiến trƣờng, trực tiếp chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; vừa giữ vững và phát triển kinh tế - xã hội.

Từ cuối năm 1965, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ tập trung lãnh đạo công tác củng cố HTX nông nghiệp. Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tỉnh đã đƣa 120 cán bộ các cơ quan tỉnh và các huyện xuống trực tiếp chỉ đạo xây dựng và củng cố HTX ở những nơi có phong trào HTX yếu kém. Toàn tỉnh xây dựng mới đƣợc 105 HTX với 1.897 hộ gia đình xã viên, kết nạp thêm đƣợc 11.470 hộ nông dân vào HTX, hợp nhất 441 HTX nhỏ thành 171 HTX lớn, đƣa bình quân quy mô HTX tăng từ 70 hộ lên 106 hộ. Đến cuối tháng 12/1965, các huyện, thành phố ở Thái Nguyên có 878 HTX, với 46.672 hộ gia đình xã viên (có 315 HTX bậc cao, với 26.122 hộ gia đình xã viên bằng 55,97% số hộ gia đình xã viên trong các HTX). Trong số 878 HTX, có 332 HTX khá (đạt 37,81%).

Công tác 3 quản, 3 khoán (quản lí lao động, quản lí TLSX, quản lí ngày công; Khoán công (lao động), khoán sản lƣợng, khoán chi phí), trong các HTX nông nghiệp đƣợc áp dụng, bình quân mỗi lao động trong HTX ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên đạt từ 200 đến 280 công một năm, ở các huyện còn lại đạt từ 150 công đến 200 công.

Thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng, tháng 6 tháng 1965 Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động cải tiến quản lí HTX vòng 1 ở 282 HTX thuộc 4 huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ, Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên. Qua cuộc vận động này, có 51 cán bộ đã đƣợc nâng cao

trình độ quản lí HTX, số HTX bậc cao tăng lên, quy mô HTX đƣợc mở rộng, thu hút thêm nhiều hộ nông dân tham gia, số hộ nông dân xin ra giảm hẳn, tính đến tháng 9 năm 1965 cả tỉnh chỉ có 92 hộ xin ra, trong đó có 34 hộ cho ra hạn.

Việc đƣa tiến bộ khoa học kĩ thuật nhƣ: Cấy kịp thời vụ, cấy nhanh, cấy thẳng hàng, làm cỏ sục bùn nhiều lần, phòng trừ sâu bệnh, nƣớc tƣới đủ, bón phân xanh, phân vô cơ..., vào sản xuất nông nghiệp bƣớc đầu đã thu đƣợc kết quả tốt, có tác dụng nâng cao năng suất lúa. Các HTX Phú Hƣơng (xã Tân Hƣơng), Rẫy Vã (xã Đồng Tiến) thuộc huyện Phổ Yên, Hồng Kì thuộc huyện Phú Bình, Thành Công thuộc huyện Đại Từ, Xuân La, Đồng Tiến, Sông Cầu thuộc huyện Đồng Hỷ có năng suất lúa đạt bình quân từ 45 tạ đến 50 tạ/ha.

Nhiều HTX đã chú ý đến phát triển ngành nghề phụ, trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và quản lí hoa màu. Chỉ tính riêng bốn huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên đã có 177 HTX có lò vôi, lò gạch; 50 HTX có chuồng trại chăn nuôi lợn tập thể (trong đó 15 HTX có chuồng trại chăn nuôi lợn nái sinh sản); hầu hết các HTX có nhà trẻ, sân phơi, nhà kho, quạt hòm..

Sản xuất phát triển, đời sống của xã viên các HTX từng bƣớc đƣợc cải thiện, HTX Thành Công (Đại Từ) có 100% gia đình xã viên đã mua sắm đƣợc đầy đủ chăn, màn, quần áo ấm; 80% số hộ làm đƣợc nhà gỗ mới, 51 hộ mua sắm đƣợc xe đạp (năm 1960 chỉ có 6 hộ có xe đạp). Ngoài ra, HTX Thành Công còn xây dựng đƣợc nhà giữ trẻ, nhà văn hoá…[5, 42-43].

Bên cạnh những bƣớc tiến bộ và kết quả đạt đƣợc thông qua cuộc vận động cải tiến quản lí HTX vòng 1 ở các HTX thuộc 4 huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình và thành phố Thái Nguyên thì những mặt hạn chế vẫn bộc lộ rõ nhƣ: “Việc phát triển ngành nghề cũng chƣa đƣợc đẩy mạnh và không cân đối, nhiều HTX còn độc canh cây lúa, chƣa chú ý trồng và thâm canh tăng nâng suất các loại cây trồng khác. Việc xây dựng cơ sở vật chất và

kĩ thuật của HTX còn ít. Việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp chƣa đƣợc nhiều. Số HTX khá, nhất là số HTX tiến tiến còn rất ít. Số đông xã viên chƣa tin vào cách làm ăn của HTX, vì vậy một số xã viên còn tình trạng chân trong, chân ngoài, ý thức làm chủ HTX còn kém, ý thức cần kiệm xây dựng HTX chƣa cao, tình trạng tham ô, lãng phí trong các HTX còn khá phổ biến, Một số cán bộ HTX còn thiếu nhiệt tình, chƣa thật quyết tâm xây dựng hợp tác, còn mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chƣa lắng nghe ý kiến của quần chúng xã viên…” [12, 2-3]

Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh tiếp tục triển khai cuộc vận động cải tiến quản lí HTX vòng II (bắt đầu từ đầu năm 1966 đến hết 1967), nhằm tập trung cơ sở vật chất và đẩy mạnh việc đƣa khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp; giải quyết tốt các vấn đề quản lí và sử dụng lao động, đảm bảo lao động để vừa phát triển sản xuất nông nghiệp với một tốc độ cao, vừa đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng.

Cuối năm 1967, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tiếp nhận 7.119 hộ (40.270 khẩu) từ các tỉnh Thái Bình, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hà Đông…lên khai hoang, xây dựng kinh tế miền núi, trong đó có 3.941 hộ (21.753 khẩu) đƣợc xen ghép vào các hợp tác nông nghiệp ở địa phƣơng, chiếm 53,5% tổng ngƣời lên khai hoang, 1828 hộ (10.270 khẩu) vào các HTX khai hoang độc lập trồng lúa và cây công nghiệp, chủ yếu là trồng chè.

Khó khăn nhất trong việc xây dựng các HTX ở các xã miền núi của Thái Nguyên là việc vận động đồng bào vùng cao chuyển từ du canh, du cƣ sang định canh, định cƣ. Trong 3 năm (7/1965-3/1968), với quyết tâm của tỉnh, đã vận động đƣợc 2.960 hộ, với 14.315 nhân khẩu đồng bào vùng cao xuống núi định canh, định cƣ (đạt tỷ lệ 87,7%) so với tổng số hộ đồng bào vùng cao). HTX Bản Cháo (huyện Phú Lƣơng) của đồng bào vùng cao định

canh, định cƣ làm tốt công tác khai thác, bảo vệ rừng và trở thành HTX tiên tiến của tỉnh.

Cùng với việc cải tiến quản lí HTX, tỉnh đã tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kĩ thuật cho HTX, thúc đẩy cải tiến kĩ thuật, công tác thuỷ lợi đƣợc đẩy mạnh, coi thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để nâng cao năng suất cây trồng. Ngay trong sáu tháng cuối năm 1965, toàn tỉnh đã tập trung trên 1.600.000 đồng, huy động trên 2.184.000 ngày công, đào, đắp trên 2.000.000m3

đất, 20.000m3 đá, làm mới 676 công trình tiểu thuỷ nông, xây dựng 2 trạm bơm điện, lắp đặt 91 máy bơm tự động, 59 máy bơm dầu, đảm bảo nƣớc tƣới cho 48.500 ha lúa, giữ độ ẩm cho 1.927 ha rau, màu, cây công nghiệp; 4.970ha lúa mùa đƣợc tƣới tiêu theo phƣơng pháp khoa học (tăng gần gấp 5 lần so với năm 1964). Các HTX trong tỉnh xây dựng đƣợc 296 đội thuỷ lợi, với 3.037 ngƣời tham gia (riêng huyện Phú Bình đã huy động tới 17.000 ngày công đắp bờ, đào, đắp trên 6 triệu m3 đất, đá; làm mới và tu sửa trên 2.000 công trình thuỷ lợi lớn, nhỏ; đảm bảo nƣớc tƣới thêm gần 5.000ha ruộng. Ngoài ra, trên 1.036.000 công cũng đƣợc huy động để tát nƣớc, nạo vét mƣơng, phai dẫn nƣớc vào đồng.

Trong hai đợt tiến hành cuộc vận động, các huyện và HTX, đều tập trung vào những vùng trọng điểm lúa của tỉnh và huyện: nhƣ vùng núi là 13 xã của huyện Định Hoá, Đại Từ; còn vùng trung du gồm toàn huyện Phú Bình và 2/3 huyện Phổ Yên. Cũng từ cuộc vận động này, căn cứ vào sự phân vùng của tỉnh và huyện, xác định phƣơng hƣớng sản xuất của các HTX đƣợc đề ra cụ thể, hợp với khả năng đất đai, điều kiện thiên nhiên của từng địa phƣơng nhƣ các HTX thuộc vùng núi đều đề ra đƣợc bốn ngành lớn: cây lƣơng thực, lúa, ngô, sắn, khoai lang, cây công nghiệp chè, trúc, trẩu, ... nghề rừng là tu bổ, cải tạo bảo vệ rừng và khai thác nơi có điều kiện, chăn nuôi trâu, bò, lợn tập thể kết hợp cày kéo và sinh sản nơi có điều kiện phát triển trâu bò đàn

.v.v... Các HTX vùng trung du đề ra phƣơng hƣớng phát triển cây lƣơng thực là chủ yếu kết hợp với chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Với phƣơng châm là tập trung làm tốt khâu thâm canh tăng năng suất lúa, ngô, khoai, sắn với tinh thần phấn đấu chung, bằng mọi biện pháp tích cực thực hiện trong 2 năm 1965 - 1966 và năm 1967 - 1968 lên trên dƣới 50 tạ thóc một héc ta 1 năm.

Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên trong những năm 1965- 1967 đạt tổng sản lƣợng lƣơng thực quy thóc toàn tỉnh tăng từ 175.262 tấn (năm 1965), lên 176.736 tấn (1967). Tổng sản lƣợng thóc tăng từ 84.674 tấn (năm 1965), lên 119.453 tấn (năm 1966) và 131.586 tấn (năm 1967). Sản lƣợng rau xanh và đỗ các loại năm 1967 đạt 29.501 tấn, tăng 3.918 tấn (1,3% ) so với năm 1966 [58]. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có 5 xã, thị trấn, 34 HTX nông nghiệp đạt năng suất 5 tấn thóc/ha gieo trồng. Năm 1967, lần đầu tiên trong ngành nông nghiệp Thái Nguyên, các đội Cầu Thành (HTX Thành Công - Đại từ), Phù Hƣơng (HTX Tân Hƣơng - Phổ Yên), Đội 5 (HTX Tân Tiến - Định Hoá) đã đạt danh hiệu Đội Lao động XHCN.

Việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật trong các HTX nông nghiệp cũng có những tiến bộ rõ rệt, nguồn vốn của HTX tăng đều qua các năm. Chỉ tính riêng trong 45 HTX điều tra, năm 1960 số vốn mới có 528.526 đồng tƣơng ứng đàn trâu bò cày kéo và cày bừa công hữu của xã viên lúc ban đầu. Sau 10 năm xây dựng HTX, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng do tích luỹ của bản thân HTX ngày càng tăng, cộng với sự giúp đỡ của nhà nƣớc. Đến năm 1970 vốn của HTX tăng lên tới 3.088.000 tăng 5,7 lần so với năm 1960 bình quân tăng hàng năm 19%. Trong đó giá trị tài sản tài sản cố định ngành trồng trọt tăng 4,3 lần, ngành chăn nuôi tăng 13 lần, ngành khác tăng 23 lần, phúc lợi tập thu tăng 61 lần, các loại tài sản khác tăng 37 lần. Bình quân tài sản cố định ngành trồng trọt cho 1ha canh tác năm 1960 là 121 đồng thì năm 1970 tăng

lên 403 đồng, số vốn tính bình quân cho một lao động cũng tăng dần, so với năm 1960 năm 1970 tăng gấp 4,2 lần [11].

Trong đó, nguồn vốn tự có tăng khá nhanh thể hiện tinh thần tự lực cánh sinh do công lao của xã viên xây dựng lên trong đó vốn tĩnh luỹ tăng 14,2 lần 14,2 khấu hao tăng 118 lần so với năm 1960 (nếu trích 2 khoản này đúng chính sách còn tăng nhiều hơn nữa) và riêng về công lao động của xã viên góp lại để xây dựng cơ bản đã đƣa giá trị 3000 đồng, năm 1964 tăng 13000 đồng năm 1970 đƣa tổng nguồn vốn tự có từ 377.300 đồng năm 1960 tăng lên 2.082.000 đồng bằng 5,5 lần.

Mặt khác, sự giúp đỡ của Nhà nƣớc đã có tác dụng tích cực góp phần tăng nguồn vốn HTX và thúc đẩy sản xuất phát triển. Để giúp HTX nông nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất, từ khi xây dựng HTX đến năm 1970, trong 38 HTX điều tra đã đƣợc nhà nƣớc cho vay một số vốn khá lớn, trong đó vay dài hạn từ 45.000 đồng năm 1960 tăng lên 331.000 đồng năm 1970 tăng 7,3 lần chiếm 16,7% so với tổng giá trị tài sản có định và vay ngắn hạn từ 107.000 đồng năm 1960 lên 605.000 đồng năm 1970, tăng 6,5 lần chiếm 66,4% so với nguồn vốn lƣu động. Nhờ có vốn lớn trên đã hỗ trợ góp phần vào việc phát triển sản xuất mở rộng ngành nghề, thâm canh cây trồng xây dựng cơ sở vật chất trang bị công cụ cơ khí v. .v.. Một số lớn HTX sản xuất phát triển là cho thu nhập trong năm 1970 của các HTX tăng lên 2 lần, làm nghĩa vụ với nhà nƣớc tăng 15%. Riêng bán nghĩa vụ tăng gấp 4 lần so với 1960 Ngoài số vốn ngắn hạn đầu tƣ cho HTX còn đƣợc nhà nƣớc cấp không cho khoán tiền là 33150 đồng về thuỷ lợi.

Cơ sở vật chất và kỹ thuật của HTX nông nghiệp đã từ không đến có và ngày càng đƣợc tăng cƣờng cả trong ngành trồng trọt chăn nuôi và các ngành nghề khác. Khái quát qúa trình xây dựng HTX, có thể khẳng định cơ sở vật chất đa đạng không ngừng tăng lên là nhân tố quyết định sự thúc đẩy sản xuất

phát triển tạo ra năng suất ngày càng cao và chỉ có một tập thể lao động mới đủ điều kiện xây dựng.

Trong ngành trồng trọt, điểm nổi bật là các HTX đã tập trung đâu tƣ vào xây dựng công trình thuỷ lợi tính đến năm 1970 đã tăng 179 lần so với năm 1964, tỉ trọng vốn đầu tƣ cho thuỷ lợi từ 6,7% năm 1954 lên tới 15% năm 1970 chủ yếu là xây dựng công trình mƣơng, đập, mua sắm máy bơm, v.v... Nhờ đó, mà diện tích bảo đảm đủ nƣớc tƣới và tăng vụ rõ rệt nhƣ HTX Phấn Vàng (Phú Lƣơng) đƣa từ 8,4ha diện tích đƣợc tƣới nƣớc năm 1960 lên 46,4ha năm 1970. Năm 1960, công cụ máy móc chƣa có gì, đến năm 1970 bình quân các HTX đã có 3 máy phát điện, 7 máy đieren,5 máy bơm nƣớc, 1 máy tuốt lúa, 2 máy bơm thuốc trừ sâu có động cơ, 16 máy xay sát, 1 công nông 7A, công cụ tăng 7,5 lần, trong đó cày cải tiến tăng 3,5 lần, xe cải tiến tăng 2,5 lần, cào cỏ 64A tăng 10 lần. Nhà kho, sân phơi tăng 212 lần. Đồng ruộng đang dần từng bƣớc đƣợc cải tạo, có bờ vùng bờ thửa nhƣ Thùa Lâm, có hệ thống tiêu chua, chống lụt; HTX Tân Thái, Hà Thƣợng (Đại Từ ). Một số HTX bắt đầu xây dựng các vƣờn cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây chè, đa số tổng số vốn đầu tƣ tăng 2,2 lần 1970 so với năm 1960 [11].

Quan hệ sản xuất mới XHCN trong nông nghiệp tiếp tục đƣợc củng cố và hoàn thiện. Đến đầu năm 1970, toàn tỉnh đã có 868 HTX nông nghiệp (trong đó 90% là HTX bậc cao), thu hút 91% tổng số hộ, 89% tổng số diện tích đất canh tác vào làm ăn tập thể. Các HTX Thành Công (Hùng Sơn, Đại Từ), Tân Hƣơng (Phổ Yên), Đại Đồng (thành phố Thái Nguyên), Tân Tiến (Định Hoá) có phƣơng hƣớng sản xuất rõ ràng, chú ý phát triển chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và tổ chức nhiều ngành nghề khác. Cơ sở vật chất, kĩ thuật của HTX có mặt đã tăng từ 3 đến 5 lần so với năm 1964.

HTX luôn đƣợc củng cố và xây dựng, sản xuất nông nghiệp đƣợc chú trọng, nhƣng đằng sau những con số trên thì thực tế sản xuất nông nghiệp

luôn không đáp ứng đƣợc yêu cầu của tỉnh. Là một tỉnh có khả năng dồi dào về nông, lâm nghiệp, tuy nhiên sản xuất lƣơng thực vẫn luôn trong tình trạng không đáp ứng với nhu cầu của nhân dân trong tỉnh. So với 10 năm trƣớc (1959) bình quân tổng sản lƣợng lúa hụt gần 12.000 tấn/năm. Hàng năm, phải xin Trung ƣơng 5 đến 6.000 tấn lƣơng thực, chƣa kể xin trong kì giáp hạt,

Một phần của tài liệu Luận văn: QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐÊN 1990) pdf (Trang 46 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)