Những hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu Luận văn: QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐÊN 1990) pdf (Trang 89 - 100)

Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế khoán lại nảy sinh những thách thức mới trong sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ đối với toàn bộ kinh tế - xã hội tỉnh nhƣ: Từ sau khi thực hiện khoán 10, có thể khẳng định đến năm 1989, tình hình kinh tế -xã hội trong tỉnh có nhiều mặt phát triển đi lên. Kinh tế hộ đƣợc xác lập, ngƣời nông dân đã đƣợc quyền sở hữu ruộng đất lâu dài; đƣợc làm chủ về TLSX, sản xuất nông nghiệp đã có những tín hiệu tốt nhƣng do sự hiểu sai về dân chủ của một số cán bộ, đảng viên, không nhận rõ tính chất phức tạp của vấn đề ruộng đất và phƣơng thức chuyển đổi ruộng đất sau khoán 10, nhất là các hộ xã viên sau khi đƣợc giao đất, giao rừng. Đã dẫn đến tình trạng ở một số huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, các vụ tranh chấp ruộng đất (còn gọi là đòi ruộng đất ông cha). Có huyện xảy ra tranh chấp rất gay gắt, riêng Đồng Hỷ, toàn huyện

có 18 xã thì 10 xã có 265 vụ tranh chấp, hay ở Định hóa, tranh chấp diễn ra gay gắt chủ yếu giữa ngƣời dân bản địa với các hộ đồng bào miền xuôi lên khai hoang đƣợc ghép xen kẽ vào các HTX, nay đƣợc chia ruộng đất canh tác đã dẫn đến tình trạng đòi đất ông cha…Tuy nhiên, tỉnh đã kịp thời tăng cƣờng công tác giáo dục đảng viên, kiên trì vận động quần chúng ở những “Điểm nóng” trên. Vận dụng các giải pháp đúng đắn có lí có tình, phát huy truyền thống tốt đẹp tình làng nghĩa xóm, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất vốn có của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, cùng nhau xây dựng nông thôn mới…Nhờ đó, tình hình ở một số nơi có tranh chấp từng bƣớc đƣợc ổn định. Từ năm 1993 trở đi, sau khi thực hiện luật đất đai và giải quyết vấn đề ruộng đất, việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất lâu dài cho hộ nông dân đã giải quyết dứt điểm đƣợc khó khăn, vƣớng mắc trên.

Bên cạnh những động lực và kết quả do việc thực hiện Chỉ thị khoán 100 và Nghị quyết 10 mang lại, thì quá trình này cũng dẫn đến một tình trạng đáng lo ngại, đó là việc chia nhỏ, chia đều số đất canh tác vốn đã ít ỏi cho tất cả các nông hộ, cơ chế này dẫn đến tình trạng vừa manh mún về ruộng đất, vừa làm cho quy mô kinh doanh ngày càng nhỏ. Mâu thuẫn ở đây chính là mâu thuẫn giữa một bên là tình trạng bình quân manh mún trong việc sử dụng đất đai là cơ sở kinh tế của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc, với một bên là đòi hỏi phải có sự tập trung hóa ruộng đất, TLSX, vốn vào những hộ sản xuất kinh doanh giỏi để hình thành những đơn vị sản xuất hàng hóa có quy mô tƣơng đối lớn, đó là sức sản xuất tiêu biểu cho nền nông nghiệp hóa trong cơ chế mới hiện nay. Đây cũng là một nhân tố cản trở quá trình phân công lại lao động, phát triển chế độ hợp tác mới trong nông nghiệp, nông thôn.

Mặt khác, sự phát triển tự do của kinh tế hộ đƣơng nhiên sẽ không đều nhau nhƣ trong cơ chế cũ dẫn đến tình trạng: một số họ có vốn, có sức lao động và làm ăn căn cơ chăm chỉ, biết tính toán giỏi sẽ có điều kiện phát triển

nhanh hơn; bên cạnh đó, sẽ dẫn tới có một bộ phận hộ nông dân, với nhiều lí do khác nhau sẽ phát triển chậm hơn, do vậy lâm vào tình trạng “Nghèo đi một cách tƣơng đối”. Hơn nữa, kiểu kinh tế hộ tự cấp tự túc theo lối quảng canh hoặc sản xuất hàng hóa quy mô quá nhỏ sẽ không đủ sức cạnh tranh làm cho một số hộ rơi vào tình trạng phá sản. Trong cơ chế mới sự phát triển không đều giữa các hộ vẫn là một tồn tại khách quan, những cơ hội và môi trƣờng thuận lợi để các hộ làm ăn giỏi có thể đi nhanh hơn nên sẽ tạo ra những khoảng cách xa hơn và ngày càng rõ rệt. Trƣớc thực trạng nông nghiệp - nông thôn - nông dân ngày này, bài học kinh nghiệm từ phong trào hợp tác hóa sẽ đem lại những định hƣớng phát triển trong nông nghiệp cho tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tiếp theo.

Tiểu kết chương 3

Với sự ra đời của Chỉ thị 100 CT/TW có thể coi là mốc khởi đầu quan trọng cho một quá trình đổi mới từng bƣớc cơ chế quản lí nông nghiệp nói chung, cơ chế quản lí HTX nói riêng. Kết quả là, nông dân hăng hái lao động sản xuất, sản lƣợng cũng tăng lên đáng kể. Đây là một xu thế mới, lành mạnh không thể có đƣợc trong thời kì 1980 trở về trƣớc.

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tiến một bƣớc dài trong việc định vị lại vị trí của kinh tế hộ gia đình và vai trò, quyền lợi của ngƣời lao động trong quan hệ liên minh kinh tế ở nông thôn. Hộ gia đình nông dân từng bƣớc đƣợc phục hồi chức năng một đơn vị kinh tế trọng yếu ở nông thôn; ngƣời nông dân xã viên dần dần đƣợc phát huy vai trò chủ thể và chủ động trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Từ đây, đã có một bƣớc chuyển biến căn bản về nhận thức mô hình HTX nông nghiệp, những thành tố lỗi thời của mô hình HTX - tập thể hóa đã từng bƣớc đƣợc phủ định; những nhân tố ban đầu chuẩn bị cho một mô hình HTX mới đã hình thành.

KẾT LUẬN

1. Trong 32 năm xây dựng và phát triển (1958 - 1990), phong trào hợp tác hóa nông nghiệp của Thái Nguyên đã đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Trƣớc năm 1955, nền kinh tế nông nghiệp ở Thái Nguyên là nền kinh tế cá thể, chủ yếu độc canh cây lúa. Do trình độ sản xuất thấp kém, năng suất và sản lƣợng lƣơng thực không cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Từ năm 1955 đến năm 1957, 5 HTX xã thí điểm đầu tiên của tỉnh đƣợc xây dựng ở huyện Đại Từ. Từ năm 1958 đến năm 1960 thực hiện chủ trƣơng cải tạo XHCN trong nông nghiệp, đƣa nông dân vào con đƣờng làm ăn tập thể phong trào xây dựng HTX nông nghiệp đƣợc triển khai rộng rãi trong toàn tỉnh. Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, sự đầu tƣ khoa học, kỹ thuật của Nhà nƣớc, sự đóng góp tích cực sức ngƣời, sức của của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Thái Nguyên đã xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật bƣớc đầu rất quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trong 32 năm tồn tại và phát triển, kinh tế HTX, tuy có những biến động, thăng trầm, song nhìn tổng quát có thể khẳng định, kinh tế HTX cùng với kinh tế quốc doanh đã đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Thái Nguyên, góp phần quan trọng cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Trong sản xuất nông nghiệp, Thái Nguyên đã đạt đƣợc những tiến bộ nhất định về năng suất và sản lƣợng một số cây, con chủ yếu, nhất là năng suất lúa. Các tiến bộ kĩ thuật đƣợc áp dụng rộng rãi vào quá trình sản xuất, cơ cấu mùa vụ hợp lí hơn, trình độ thâm canh ở một số vùng ngày càng cao. Trong điều kiện đất đai có hạn, dân số tăng nhanh, nhờ đẩy thâm canh, tăng năng suất cây trồng, phát triển chăn nuôi nên về cơ bản các hợp tác xã vẫn bảo đảm nguồn lƣơng thực, thực phẩn cung cấp

cho nhu cầu tiêu dùng của xã viên, đồng thời còn dành một phần đáng kể chi viên cho tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sản lƣợng lƣơng thực nói chung, sản lƣơng lúa nói riêng không ngừng tăng lên. Những năm 1960- 1965, năng suất lúa bình quân toàn tỉnh chỉ ở khoảng 1,7-1,8 tấn/ha thì đến năm 1967 toàn tỉnh có 52 HTX ở các huyện Đại Từ, Định Hóa. Phú Bình, thành phố Thái Nguyên, Đổng Hỷ đã đạt trên 5 tấn thóc/ha. Năm 1972, chiến tranh phá hoại rất ác liệt, nhƣng lại là năm HTX nông nghiệp Thái Nguyên đạt đƣợc kế quả vƣợt bậc. Bình quân lƣơng thực trong các HTX ở Đại Từ đạt 49tạ/ha, không những bảo đảm lƣơng thực tiêu dùng trong nhân dân mà phần đóng góp cho Nhà nƣớc cũng ngày một tăng, chỉ tính riêng HTX Văn Yên (Đại Từ) làm nghĩa vụ 500 tấn thóc bằng 37% tổng sản lƣợng lƣơng thực của xã [16].

2. Hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc nói chung và Thái Nguyên nói riêng trong giai đoạn cả nƣớc có chiến tranh là bộ phận hữu cơ của cuộc kháng chiến, đã góp phần to lớn trong việc cung cấp sức ngƣời, sức của vào sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế của nhân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên mà chủ yếu là nông dân tập thể trong các hợp tác xã đã tự nguyện đứng lên tay cày, tay súng vừa sản xuất, vừa phục vụ chiến đấu và chiến đấu kiên cƣờng. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lƣợc” với khẩu hiệu “Thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 ngƣời”, giai cấp nông dân tập thể Thái Nguyên đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại chung của dân tộc. Trong vòng 10 năm (1965- 1975), ngoài việc duy trì sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, bình quân mỗi năm nhân dân trong các hợp tác xã nông nghiệp của Thái Nguyên đóng góp cho Nhà nƣớc 20.000 tấn lƣơng thực. Cùng với việc duy trì phát triển sản xuất, HTX nông nghiệp thời kì này còn làm nhiệm vụ của một đơn vị hành chính: Quản lý nhân khẩu,

quản lý lao động, sản xuất, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phƣơng…Trong điều kiện chiến tranh diễn ra ngày càng ác liệt, cứ sau mỗi đợt nghĩa vụ quân sự, HTX lại phải điều chỉnh lại lực lƣợng lao động, kế hoạch sản xuất, dự kiến những thanh niên có thể đi chiến đấu những đợt tiếp theo, đào tạo nhân lực mà chủ yếu là phụ nữ thay thế những vị trí chỉ đạo, quản lý (Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, Đội trƣởng, Đội phó, Kế toán, Thủ kho, Thủ quỹ…) của những ngƣời ra trận. Đồng thời, trực tiếp chăm lo những gia đình có con em đi bộ đội, thanh niên xung phong. Các HTX thƣờng trích từ 10 đến 15%, có HTX trích đến 18% tổng sản lƣợng lƣơng thực để điều hòa cho những gia đình neo đơn, gia đình chính sách. Hội Phụ lão, Phụ nữ, Hội mẹ chiến sĩ, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên…trong các hợp tác xã thƣờng xuyên thăm hỏi, động viên chăm sóc những gia đình thƣơng binh, liệt sĩ, gia đình có con em đi bộ đội … Việc HTX chăm lo, làm tốt công tác thƣơng binh, xã hội là động lực rất lớn động viên các chiến sĩ ngoài mặt trận yên tâm công tác, chiến đấu.

Thông qua phong trào 3 sẵn sàng của thanh niên, 3 đảm đang của phụ nữ, 3 giỏi của phụ lão, các HTX đã cùng với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, động viên thanh niên là xã viên đi chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Mƣời năm động viên tuyển quân (1965-1975) tỉnh Thái Nguyên đã huy động trên ba vạn thanh niên con em các dân tộc mà chủ yếu là xã viên trong các HTX nông nghiệp lên đƣờng cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Nhiều HTX có từ 70% đến 100% số hộ xã viên là gia đình bộ đội. Cả tỉnh có 1.107 hộ có từ 2 đến 3 con tòng quân, cũng chủ yếu là con em xã viên HTX. Những con số kể trên vừa thể hiện ý chí, tinh thần quyết tâm đánh Mĩ của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên, vừa thể hiện vị trí, vai trò to lớn của các HTX nông nghiệp trong cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc. Phát huy truyền thống anh dũng, bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, đƣợc sự động viên cổ vũ kịp thời của các cấp các ngành trong các HTX, trên mọi cƣơng vị công tác, chiến đấu con

em xã viên các HTX nông nghiệp Thái Nguyên luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Hàng ngàn tập thể, các nhân đã lập công xuất sắc đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tặng thƣởng nhiều danh hiệu cao quý, tiêu biểu nhƣ các đồng chí: Phạm Thanh Ngân, Nông Văn Thoát, Ma Văn Viên.

Là động lực thúc đẩy phong trào hợp tác hóa phát triển, nhƣng cũng chính qua sự đào luyện của trong phong trào mà trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của xã viên ngày càng đƣợc nâng cao. Trải qua thực tiễn học tập và công tác, từ trong phong trào HTX nông nghiệp một đội ngũ cán bộ cơ sở đông đảo đƣợc hình thành, phát triển và ngày càng trƣởng thành. Nhất là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, quán triệt đƣờng lối đổi mới, một bộ phận cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm đang là những hạt nhân tích cực thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng ở nông thôn.

3. Bên cạnh những thành công, những đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là cho sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đi đến thắng lợi, trong hơn 30 năm vận động phát triển của mình, phong trào HTX nông nghiệp Thái Nguyên cũng đã nẩy sinh nhiều vƣớng mắc, bất cập, gây hạn chế, thậm chí là cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập phong trào HTX nông nghiệp của Thái Nguyên đã nảy sinh những mâu thuẫn căn bản đó là:

- Mâu thuẫn giữa lực lƣợng sản xuất lạc hậu với quan hệ sản xuất tiên tiến. - Mâu thuẫn giữa tƣ tƣởng tƣ hữu đang tồn tại phổ biến trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân với yêu cầu xây dựng một mô hình sở hữu tập thể xã hội chủ nghĩa.

Hai mâu thuẫn này tồn tại song hành suốt quá trình tồn tại và phát triển của phong trào HTX. Để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng an ninh, trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phong trào HTX các cấp uỷ Đảng, chính quyền cũng chủ yếu tập

trung giải quyết hai mâu thuẫn này. Do bị hai mâu thuẫn này chi phối, nên trong suốt hai thập kỷ 60,70 của thế kỷ XX nhiều nơi phong trào HTX luôn ở trong tình trạng bất ổn. Nhiều HTX ở trong tình trạng xây dựng - tan vỡ - xây dựng - tan vỡ và cho đến những năm 80 của thế kỷ XX, chúng ta phải thay đổi phƣơng thức sản xuất trong các HTX nông nghiệp. Từ thực tế hơn 30 năm xây dựng và phát triển của phong trào hợp tác xã chúng ta có thể rút ra một số nguyên nhân làm cho phong trào HTX gặp khó khăn, đó là:

Do nhận thức sai lệch về con đƣờng phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa nói chung, phát triển kinh tế nông nghiệp xã hội chủ nghĩa nói riêng, các cấp lãnh đạo đã chủ quan nôn nóng và duy ý chí trong quá trình điều hành, không thấy mối quan hệ giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phƣơng thức sản xuất là mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ, tƣơng ứng mà cho rằng có thể tạo nên một quan hệ sản xuất mới XHCN trên cơ sở lực lƣợng sản xuất thấp; quan hệ sản xuất có thể đi trƣớc một bƣớc rồi tác động trở lại, thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển. Nhiều nơi cán bộ các cấp nhận thức sai lầm về mục tiêu xây dựng XHCN trong nông nghiệp là xây dựng HTX, cho rằng có HTX là có CNXH ở nông thôn. Vì vậy, trong xu thế chung của cả nƣớc

Một phần của tài liệu Luận văn: QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐÊN 1990) pdf (Trang 89 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)