II. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠ
4. Minh họa cụ thể về công tác thẩm định của chi nhánh Đông Đô
4.1.2. Sự cần thiết của việc đầu tư sản xuất Zircon siêu mịn
Tình hình sản xuất cũng như kết quả đáng khích lệ nêu trên của TEPEC HATINH đặt ra yêu cầu cần phải đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất Zicrcon siêu mịn với các máy móc và công nghệ hiện đại. Việc xây dựng nhà máy này chắc chắn sẽ đem lại những lợi ích trước mắt và lâu dài như sau:
Sản phẩm Zicrcon tinh chế của Công ty tuy có hàm lượng ZrO2 cao nhưng cỡ hạt to (trong khoảng từ 75 đến 250 micro) nên mới chỉ được coi là nguyên liệu thô chưa thể sử dụng ngay được cho công nghiệp sành sứ được. chỉ cần qua khâu ngiền siêu mịn xuống đến cỡ hạt dưới 45 micro là sản phẩm này trở thành Zicrcon thương hiệu đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá bán cao hơn nhiều, rất có lợi thế về mặt kinh tế.
Việc sản xuất Zicrcon siêu mịn sẽ đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về loại nguyên liệu này của ngành gốm sứ Việt Nam với giá thành rẻ hơn nhiều so với Zicrcon siêu mịn cùng loại nhập khẩu, tăng tính chủ động trong sản xuất và tiết kiệm việc chi tiêu ngoại tệ. Ngoài ra, chúng ta có thể xây dựng nhà máy hoá chất dùng sản phẩm Zicrcon siêu mịn là nguyên liệu chính để sản xuất mỹ phẩm.
Tạo ra một số chỗ làm ổn định cho người lao động, góp phần nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong tỉnh. Đây là một giải pháp phát huy nội lực để từng bước công nghiệp hoá và hiện đại ngành Titan Hà Tĩnh. Dự án hoàn toàn phù hợp với phương hướng phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh do Ban cán sự Đảng sở Công nghiệp đã đề ra, trong đó nhấn mạnh việc "đầu tư xây dựng nhà máy chế biến Zicrcon bằng hình thức liên doanh hoặc vay vốn nước ngoài trả chậm".