Phòng hộ rủi ro bằng các công cụ phái sinh

Một phần của tài liệu Ước lượng hệ số rủi ro β của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 28 - 29)

Sau đây chúng ta sẽ xem xét chức năng phòng hộ rủi ro của công cụ phái sinh thông qua một trường hợp cơ bản về hợp đồng tương lai.

Để phòng chống rủi ro với một danh mục đầu tư phân dải rộng ( dàn trải, đa dạng), ta có thể sử dụng các hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số thị trường chứng khoán. Qua mô hình định giá tài sản vốn ta thấy rõ mối quan hệ giữa lợi nhuận do danh mục đầu tư cổ phiếu và lợi nhuận trên thị trường (tức toàn bộ thị trường chứng khoán) được mô tả bởi tham số beta. Đây là độ dốc của đường thẳng hồi qui tỷ lệ dôi ra của lợi nhuận danh mục đầu tư so với tỷ lệ lợi nhuận không rủi ro theo tỷ lệ dôi ra của lợi nhuận chung thị trường chứng khoán so với tỷ lệ lợi nhuận không rủi ro. Trong trường hợp beta bằng 1 lợi nhuận của danh mục đầu tư hầu như tiến về lợi nhuận của thị trường, khi beta bằng 2 phần lợi nhuận này có xu hướng lớn gấp đôi lợi nhuận của thị trường…

Những phân tích trên cho thấy, lợi nhuận dựa trên chỉ số thị trường chứng khoán đối với lãi suất không rủi ro bằng với vận tốc phát triển của giá hợp đồng tương lai. Lợi nhuận dựa trên chỉ số thị trường chứng khoán thể hiện gần đúng lợi nhuận của toàn bộ thị trường chứng khoán. Như thế, vận tốc phát triển của giá hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số thị trường chứng khoán có thể xem như bằng phần dôi ra của lợi nhuận thị trường so với lãi suất không rủi ro. Dựa trên mô hình CAPM ta có thể đưa ra nhận định rằng kì vọng của lợi nhuận của danh mục đầu tư là β lần tỉ lệ biến đổi của giá cả tương lai dựa trên chỉ số thị trường chứng khoán. Như vậy sẽ bảo vệ danh mục đầu tư chống rủi ro chúng ta cần sử dụng các hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số thị trường chứng khoán với tổng giá trị chính phẩm bằng β lần giá trị của cặp đầu tư:

: giá trị của chính phẩm của một hợp đồng tương lai

Ta có tổng số hợp đồng đoản vị tối ưu dể chống rủi ro là : ℑ

Π

β

Một sách lược đầu tư chống rủi ro bằng cách sử dụng chỉ số chứng khoán muốn có hiệu quả cao phải được tổ chức thế nào để trị giá của vị thế được bảo vệ tăng dần đến tỷ lệ lãi suất không rủi ro. Số lợi nhuận dôi ra của danh mục đầu tư sẽ được bù lại bởi tiền lời hay tiền lỗ trên hợp đồng tương lai. Như thế ta tự hỏi tại sao một người đầu tư chống rủi ro lại chọn lấy khó khăn khi sử dụng các hợp đồng tương lai. Nếu mục tiêu của họ chỉ nhằm đạt được lãi suất không rủi ro thì họ chỉ cần bán cổ phiếu và mua trái phiếu.

Có một khả năng là nhà đầu tư chống rủi ro cảm thấy các cổ phiếu trong danh mục đầu tư đã được chọn mua theo cách rất tốt. Họ có thể rất không chắc chắn vào biến động của tổng thể thị trường nhưng lại hoàn toàn tin tưởng các cổ phiếu trong danh mục đầu tư là vượt trội đối với thị trường. (Sau khi đã điều chỉnh một cách thích hợp beta của danh mục đầu tư). Việc chống rủi ro bằng cách sử dụng các hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số chứng khoán loại bỏ rủi ro xuất phát từ các biến động thị trường, và người đầu tư chỉ chịu ảnh hưởng bởi chất lượng của danh mục đầu tư so với thị trường. Một khả năng khác là nhà đầu tư lên kế hoạch giữ danh mục đầu tư trong một thời gian dài và do đó phải tìm cách bảo vệ mình trước mắt trong một thị trường không chắc chắn. Sách lược bán danh mục đầu tư rồi mua lại sau có thể sẽ có phí tổn cao không chấp nhận được.

Hợp đồng tương lai có thể sử dụng để thay đổi hệ số beta của danh mục đầu tư. Bằng việc sử dùng số lượng các hợp đồng tương lai khác nhau cùng với các vị thế tương ứng của chúng ta có thể thay đổi hệ số beta của danh mục hay chính là thay đổi tỷ lệ rủi ro của danh mục đầu tư.

Một phần của tài liệu Ước lượng hệ số rủi ro β của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 28 - 29)