III. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤBẢO HIỂM KẾT HỢP HỌC SINH – SINH VIÊN TẠI PJICO:
1. Chi phí khaithác
sở có số lượng học sinh tham gia nhiều nhất nên doanh thu cũng cao nhất và chiếm khoảng trên 70% tổng số phí của toàn nghiệp vụ
Khối đại học, cao đẳng là khối có doanh thu nhỏ nhất. Năm 2000: 300,76 triệu đồng; ,năm 2001: 308,81 triệu đồng; năm 2002: 327,04 triệu đồng ; năm 2003: 350,65 triệu đồng ; năm 2004: 386,41 triệu đồng ;năm 2005: 421,05 triệu đồng; chiếm tỷ trọng lần lượt là: 3,9%; 3,5%; 3,4%; 2,9%; 3,1%, 3,5%. Đây là một kết quả rất khiêm tốn so với các khối khác.
Đối với chi phí khai thác, đó là khoản chi để bán sản phẩm bảo hiểm như: chi hoa hồng cho cộng tác viên, chi cho công tác tuyên truyền quảng cáo, chi cho công tác tập huấn cán bộ cộng tác viên bảo hiểm… và được hạch toán vào tổng chi của nghiệp vụ khi xác định kết quả kinh doanh.
Bảng 7: Chi phí khai thác và hiệu quả khai thác nghiệp vụ BH kết hợp HS- SV tại PJICO (2000-2005)
Chi tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005
1. Chi phí khai thác khai thác nghiệp vụ Triệu đồng 1.254,08 1.412,98 1.708,51 1.976,23 2.391,20 2.761,32 3. Số học sinh tham gia BH HS 262.597 296.256 336.310 385.030 442.014 508.360
4.CP khai thác bình quân một học sinh đ/HS 4.585 4.769 5.080 5.133 5.409 5.432 5. CP khai thác trong tổng CP nghiệp vụ % 22,64 23,30 24,27 24,32 25,01 25,86 6. Doanh thu phí BH HS- SV Triệu đồng 7.641,25 8.819,32 10.221,21 11.887,30 14.027,21 16.341,40 7. Hkt đ/đ 6,09 6,24 5,98 6,02 5,92 5,86 8.Hx HS/triệu đồng 209,39 209,67 196,84 194,83 187,85 184,0
Mặc dù số học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm và doanh thu phí tăng trưởng đều qua các năm song nhìn vào bảng ta cũng thấy chi phí cũng tăng qua các năm: năm 2000 là 1.254,08 triệu đồng; năm 2001 là 1.412,98 triệu đồng, năm 2002 là 1.708,51 triệu đồng, năm 2003 là 1.976,23 triệu đồng, năm 2004 là 2.391,20 triệu đồng, năm 2005 là 2.761,32 triệu đồng và chi phí khai thác bình quân cho một học sinh tham gia bảo hiểm ngày càng tăng từ 4.585 đồng/ học sinh năm 2000 thì đến năm 2005 là 5.432 đồng/ học sinh, tức là tăng lên 18,5%.
Chi phí khai thác trong tổng chi phí cho nghiệp vụ cũng chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên. Đây là do công ty mới thành lập, nghiệp vụ cũng mới triển khai nên các khoản chi cho quảng cáo, tạo lập các mối quan hệ, phát hành các nguyên tắc bảo hiểm… cũng tốn kém hơn. Mặc khác cũng do sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường bảo hiểm học sinh đặc biệt là với Bảo Việt và Bảo Minh nên các chế độ đãi ngộ cho các cộng tác viên cũng phải điều chỉnh cho hợp lý.
Trong đó hiệu quả khai thác và hiệu quả xã hội trong khâu khai thác được tính:
- Hiệu quả khai thác: DT phí BH trong năm/ CP khai thác trong năm
Hiệu quả khai thác phản ánh một đồng chi phí bỏ ra để khai thác sẽ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn vào số liệu bảng trên ta thấy hiệu quả khai
thác tương đối cao, mỗi đồng chi phí bỏ ra qua các năm đều thu được khoảng 6 đồng doanh thu. Tuy nhiên ta cũng thấy hiệu quả khai thác đang có xu hướng giảm, đó là do sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt để thu hút khách hàng tham gia bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm y tế học sinh cũng có nhiều cải tiến vì vậy có nhiều khách hàng chuyển sang tham gia bảo hiểm y tế học sinh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Hiệu quả xã hội trong khâu khai thác:
Hx(kt) = Số khách hàng tham gia bảo hiểm/ Chi phí khai thác
Hiệu quả xã hội trong khâu khai thác phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì thu hút được bao nhiêu khách hàng tham gia bảo hiểm. Qua bảng ta thấy hiệu quả xã hội của khâu khai thác giảm qua các năm chứng tỏ khả năng khai thác ngày càng khó khăn hơn. Năm 2000, với 1 triệu đồng chi phí khai thác thu hút được 209,39 học sinh, năm 2001 là 209,67 học sinh thì đến năm 2005 xuống còn 184,0 học sinh.
Vì vậy để có thể nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của khâu khai thác.