Tình hình vốn kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ (Trang 70 - 71)

III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÁCH HÓA SỐ 5 NAM BỘ

1.8.Tình hình vốn kinh doanh của công ty

1. Hoạt động kinh doanh

1.8.Tình hình vốn kinh doanh của công ty

Vì ra đời trong điều kiện trong nền kinh tế bao cấp nên khi chuyển sang kinh tế thị trường, công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Phần lớn số vốn hoạt động là do công ty đi vay, do Nhà nước cấp hoặc chiếm dụng vốn hàng hoá của các bạn hàng cung ứng, và một phần do huy đông trong nội bộ công ty.

Qua bảng 6 tổng số vốn của công ty không ngừng tăng lên qua các năm 2000, 2001 và 2002. Năm 2002, tổng số vốn của công ty đạt cao nhất 4540132 nghìn đồng. Tuy nhiên tỉ lệ tăng của tổng số vốn là không đều qua các năm. Năm 2001 tổng số vốn của công ty tăng cao nhất. So với năm 2000 tổng số vốn tăng 32,59% ứng với số tiền là 113756 nghìn đồng. Nhưng năm 2002 vốn của công ty tăng ở mức thấp. So với năm 2001 tổng số vốn chỉ tăng 0,18% tương ứng với số tiền là 8460 nghìn đồng. Tổng quan cho thấy tổng số vốn của công ty

có chiều hướng tăng cùng với nhu cầu về vốn của từng bộ phận cũng rất khác nhau, nó đòi hỏi vốn cho từng bộ phận phải được cân đối hợp lý.

Năm 2001 tổng số vốn của công ty tăng đáng kể. Hai nhân tố tác động trực tiếp là vốn lưu động và vốn cố định.

Vốn cố định 2001 so với năm 2000 tăng 210455 nghìn đồng, tỷ trọng của vốn cố định tăng 0,48% và tỷ trọng của vốn lưu động giảm 0,48%. Năm 2002 so với năm 2001 tổng số vốn lưu động tăng 100009 nghìn đồng tỷ trọng tăng 2,05%. Có sự thay đổi như vậy là do năm 2001 hoạt động kinh doanh của công ty được đổi mới, hoạt động bán hàng siêu thị, trang bị tu sửa quầy hàng, gian hàng vốn cố định tăng ở mức cao. Năm 2002 vốn lưu động phải tăng vì công ty luôn phải bổ sung các mặt hàng kinh doanh mới làm cho phong phú mặt hàng.

Vì nguồn vốn có hạn nên công ty phải sử dụng sao cho hợp lý và có hiệu quả Nhìn chung, vốn lưu động vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của công ty, điều này cho thấy cơ cấu vốn của công ty vẫn mang đặc trưng vốn của công ty thương mại. Đứng trước nhiều khó khăn ban lãnh đạo của công ty vẫn đưa ra nguyên tắc sử dụng vốn là phải đúng mục đích kinh doanh, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm, chi tiêu rõ ràng cụ thể mang tính khả thi cao. Do đó công ty đã đạt được hiệu quả kinh doanh đáng khích lệ thể hiện phần nào nỗ lực quyết tâm của toàn thể công ty.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ (Trang 70 - 71)