III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2. Các yếu tố chủ quan
Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh.
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu :
Vốn chủ sở hữu : Là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô của cơ hội có thể khai thác.
Vốn huy động : Phản ánh khả năng thu hút các nguồn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận : Phản ánh khả năng tăng trưởng vốn tiềm năng và quy mô kinh doanh mới.
Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường : Phản ánh xu thế phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá của thị trường về sức mạnh của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn : Bao gồm các khả năng trả lãi cho nợ dài hạn và khả năng trả vốn trong nợ dài hạn, nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Các tỷ lệ về khă năng sinh lợi : phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2. Tiềm năng con người
Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm thành công. Các yếu tố quan trọng nên quan tâm :
Lực lượng lao động có năng suất, có khả năng phân tích và sáng tạo : liên quan đến khả năng tập hợp và đào tạo một đội ngũ những người lao động có khả năng đáp ứng cao yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có sức mạnh về con người là doanh nghiệp có khả năng lựa chọn đúng và đủ số lượng lao động cho từng vị trí công tác và sắp xếp đúng người trong một hệ thống thống nhất theo nhu cầu của công việc.
- Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực : liên quan đến sức mạnh tiềm năng của doanh nghiệp về con người, cho thấy khả năng chủ động
phát triển sức mạnh con người của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đổi mới thường xuyên, cạnh tranh và thích nghi của kinh tế thị trường.
2.3. Tài sản vô hình
Đây là tài sản quý giá mà các doanh nghiệp không thể định lượng được. Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định mua hàng của khách hàng.
Tài sản vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua mục tiêu, các chiến lược và cần phải chú ý đến khía cạnh này trong tất cả hoạt động của doanh nghiệp.
Có nhiều nội dung khác nhau có thể sử dụng khi xác định và phát triển tài sản vô hình :
Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá
Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp Bí quyết kinh doanh
Lòng trung thành của khách hàng
2.4. Vị trí địa lý, cơ sở vật chất kỹ thuật
Vị trí địa lý cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng, thuận tiện cho cung cấp thu mua hay thực hiện các hoạt động dự trữ.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện nguồn tài sản cố định mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng, nhà xưởng, các thiết bị chuyên dùng...phản ánh tiềm lực vật chất và liên quan đến quy mô kinh doanh cũng như khả năng, lợi thế trong kinh doanh của doanh nghiệp
2.5. Trình độ tổ chức, quản lý
Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu. Khi mỗi bộ phận chức năng, nghiệp vụ của doanh
nghiệp được tách riêng ra để thực hiện tốt như nó có thể thì toàn bộ hệ thống sẽ không thực hiện được tốt như nó có thể.