Tình hình tiêu thụ xăng dầu trong cả nước và dự báo

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (Trang 49 - 54)

Những loại nhiên liệu dầu khí hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta gồm:

- Xăng động cơ: Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 01/07/2001 các loại xăng pha chì ( Mogas 83, Mogas 92) được thay thế bằng xăng không chì có trị số Octal đo theo phương pháp nghiên cứu ( Research Octal Number- RON) là 90, 92 và 95. Xăng máy bay nhu cầu tiêu thụ không lớn khoảng 100-150 tấn/ năm và hiện nay hàng không dân dụng rất ít sử dụng. Cùng với sự phát triển giao thông vận tải, số lượng máy móc xe cộ tăng nhanh, nhu cầu tiêu thụ xăng sẽ tăng đáng kể trong những năm tới.

- Dầu hoả: Được sử dụng rộng rãi làm chất đốt dân dụng và công nghiệp sành sứ (đốt lò nung, đun nấu, thắp sáng), dung môi cho một số ngành công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng nhân dân chuyển sang sử dụng chất đốt bằng điện, khí đốt hoặc than nên trong tương lai nhu cầu tiêu thụ dầu hỏa tăng không nhiều.

- Dầu Diesel ( D.O): D.O được sử dụng phổ biến cho các loại động cơ diesel ôtô, máy phản lực, máy phát điện, máy kéo, tầu thuỷ… ở miền Nam việc sử dụng D.O chạy máy phản lực, phát điện nên phổ biến trong những năm gần đây. Nhu cầu tiêu thụ D.O chiếm tỷ lệ khá lớn (48%) trong tổng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.

do xu hướng sử dụng khí đốt và than đá, nhu cầu tiêu thụ dầu F.O trong những năm tới không tăng nhiều.

- Nhiên liệu phản lực Jet.A1: Là nhiên liệu đặc chủng chuyên ngành, sử dụng cho vận tải hàng không. Đây là thị trường chủ yếu do Công ty xăng dầu hàng không VINAPCO đảm nhiệm cung ứng. Cùng với sự phát triển của ngành vận tải hàng không trong tương lai nhu cầu tiêu thụ Jet.A1 sẽ tăng mạnh.

- Khí đốt hoá lỏng: Hiện được sử dụng rộng rãi làm chất đốt công nghiệp và dân dụng. Nó là hỗn hợp gồm hai thành phần khí chính là Propan (C3H8) và butal (C4H10) được hoá lỏng ở áp suất cao, nhiệt độ môi trường. Vì các lý do thuận tiện, giá hợp lý, ít ô nhiễm môi trường, trong tương lai nhu cầu tiêu thụ cũng sẽ tăng nhanh.

Trong gia đoạn từ 1996 - 2000 mức tiêu thụ nhiên liệu (các sản phẩm xăng dầu) tại Việt Nam đã tăng từ 5,933 triệu tấn tới 8, 747 triệu tấn, mức tăng bình quân là 12, 04% /năm. Giai đoạn 2001-2005, mức tăng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu bình quân hàng năm là 7,2%.

Bảng số liệu 2.2: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước giai đoạn 1996-2000

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Bình quân Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu

(triệu tấn)

5,933 5,960 6,852 7,425 8,747

Mức tăng (%) 18,59 0,45 14,97 8,37 17,8 12,04

Bảng số liệu 2.3: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước giai đoạn

2002-2006

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Bình

Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu (triệu tấn) 9,966 9.955 11,05 0 12,348 13,235 Mức tăng ( %) 9,7 - 0,1 11,0 11,8 13,34 7,2

(Nguồn: số liệu thống kê của Bộ Thương Mại)

Quan sát số liệu thống kê về mức tăng trưởng GDP trong cả nước giai đoạn 1996-2006.

Bảng số liệu 2.4: Mức tăng trưởng GDP của cả nước giai đoạn 1996-2000

Chỉ tiêu

1996 1997 1998 1999 2000

Bình quân Giá trị theo giá so

sánh 1994 ( tỷ đồng) 213.833 231.264 244.596 256.272 273.665 Mức tăng GDP( %) 9.34 8.15 5.76 4.77 6.79 6.96

Bảngsố liệu 2.5: Mức tăng trưởng GDP của cả nước giai đoạn 2002-2006

Chỉ tiêu

2002 2003 2004 2005 2006 Bình

quân Giá trị theo giá so

sánh 1994(tỷ đồng) 313.247 335.989 361.827 389.687 392.475

Mức tăng GDP( %) 7,08 7,26 7,69 7,70 8 7,33

(Nguồn: niên giám thống kê)

Ta thấy mức tiêu thụ xăng dầu trong cả nước hàng năm tăng tỷ lệ thuận theo mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP và bình quân cao hơn 1-2% tuy nhiên mức chênh lệch đó trong các năm gần đây có xu hướng giảm xuống.

Căn cứ vào tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam, sự phát triển ngày càng tăng của các ngành giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp.

Ta có thể dự kiến được nhu cầu tiêu thụ về xăng dầu tai Việt Nam sẽ ngày càng tăng.

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, giai đoạn năm 2006-2010 kinh tế nước ta sẽ tăng trưởng trong khoảng 7- 8%/năm, mức tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước 8-9%/năm.

Theo số liệu thống kê phân tích của các cơ quan như Bộ Thương Mại, Tổng công ty dầu khí Việt Nam và một số đơn vị kinh doanh xăng dầu lớn như Ptrolimex, Petec, Saigon Petro, tỷ lệ phân bố tiêu thụ xăng dầu theo các vùng trong cả nước như sau:

- Vùng kinh tế phía Nam 54% - Vùng đồng bằng sông Cửu Long 11%

- Vùng kinh tế phía Bắc 18%

- Các tỉnh phía Bắc 6%

Bảng số liệu 2.6: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cả nước giai đoạn 2007- 2010 Diễn giải 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng (%) 8 8 8 8 8 Tổng lượng tiêu thụ (100%) 13,34 14,41 15,56 16,8 18,14 Tron g đó Xăng (21%) 2,80 3,03 3,27 3,53 3,81 Diesel (46%) 6,14 6,63 7,16 7,73 8,34 Dầu lửa (4%) 0,53 0,58 0,62 0,67 0,73 Jet A.1 (4%) 0,53 0,58 0,62 0,67 0,73 Mazut (25%) 3,34 3,59 3,89 4,2 4,53

(Nguồn: phòng kế hoạch đầu tư)

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam là một khách hàng thường xuyên và lớn nhất của VINAPCO tiếp đến là hãng hàng không quốc tế. Chính vì thế mà kết quả kinh doanh nhiên liệu hàng không của VINAPCO phụ thuộc rất nhiều vào kết quả vận chuyển hành khách và hàng hoá của hãng hàng không có tuyến bay tại Việt Nam, đặc biệt là hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).

Trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh đạt được trong những năm qua và những dự báo trên, ta có thể dự báo sản lượng nhiên liệu tiêu thụ của VINAPCO đến năm 2010 theo phương án sau:

Loại nhiên liệu 2006 2007 2008 2009 2010 Jet A-1 426.40 0 456.81 5 489.387 524.27 0 561.625 Tăng trưởng 7,1% 7,1% 7,1% 7,1%

Nhiên liệu khác, xăng dầu bán tại đại lý

28.350 29.768 31.256 32.819 34.460 Tăng trưởng 5,0% 5,0% 5,0% 5,0% Tổng cộng 454.75 0 486.58 3 520.643 557.08 8 596.084 Tăng trưởng tổng sản lượng 7,0% 7,0% 7,0% 7,0%

(Nguồn: phòng kế hoạch đầu tư)

Trên cơ sở những phương án dự báo trên ta trọn phương án với mức tăng trưởng khoảng 7% là phương án thích hợp nhất. Vì mặc dù tổng sản lượng xăng dầu ngoài hàng không tiêu thụ trong cả nước tăng khoảng 7%/năm. Nhưng do đặc điểm các doanh nghiệp mới được Nhà nước cho phép nhập khẩu trực tiếp xăng dầu chiếm lĩnh một phần thị trường và sẽ có tốc độ tăng sản lượng cao trong những năm đầu. Do đó sản lượng nhiên liệu ngoài hàng không không chỉ có thể tăng trưởng ở mức 5% sản lượng nhiên liệu hàng không tăng cao hơn nhiên liệu khác ở mức trên 7% là hợp lý.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w