Những vấn đề tồn tại

Một phần của tài liệu : Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế (Trang 63 - 64)

4. Bố cục đề tài

2.4.2. Những vấn đề tồn tại

- Tồn tại lớn nhất Ngành Dệt may đang vướng mắc là khả năng chủ động nguồn nguyên liệu kém do công nghiệp phụ trợ cho ngành mới sơ khai hình thành. Như đã phân tích trong phần trước, nguồn nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu lại từ chính các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc… Với tình hình giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng mạnh, các chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao trong khi giá bán sản phẩm không tăng tạo ra sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp Dệt may.

- Tuy quy mô sản xuất hàng Dệt may xuất khẩu rộng khắp nhưng đa phần là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, trong khi các doanh nghiệp thiếu tính liên kết nên rất khó cho việc quy hoạch chiến lược phát triển chung cho toàn ngành.

- Bài toán về phát triển nguồn nhân lực vẫn chưa được giải quyết một cách đồng bộ. Những năm gần đây tình trạng biến động lao động, thiếu những lao động lành nghề, có trình độ và khả năng thích ứng với công nghệ mới gây

ra một thách thức không nhỏ trong điều kiện cạnh tranh hiện nay và đe dọa lợi thế cạnh tranh nhờ giá lao động thấp của Việt Nam.

- Ngoài ra, Các doanh nghiệp trong ngành chưa thực sự chú trọng khâu thiết kế và tự xây dựng thương hiệu, tư cho mình mà phần lớn là sản xuất gia công với giá trị gia tăng thấp. Các doanh nghiệp cũng chưa chú trọng nhiều đến khâu nghiên cứu thị trường xuất khẩu, marketing sản phẩm, phần lớn là làm ăn với những đối tác quen thuộc. Qua đó, quy mô và năng lực sản xuất chậm tiến triển.

2.4.3. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam dựa theo ma trận SWOT

Một phần của tài liệu : Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w