Sự phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt-May ViệtNam

Một phần của tài liệu : Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế (Trang 60 - 61)

4. Bố cục đề tài

2.3.3. Sự phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt-May ViệtNam

Có thể khẳng định rằng, công nghiệp phụ trợ mới được hình thành tại việt Nam nói chung và công nghiệp phụ trợ ngành Dệt may nói riêng. Đây là một bất lợi không nhỏ cho ngành Dệt may Việt Nam. Do thiếu công nghiệp phụ trợ nên ngành Dệt may Việt Nam gần như phụ thuộc vào thị trường thế giới cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Cho đến thời điểm này, ngoài lợi thế lao động ra, còn lại đều phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn như: 100% máy móc thiết bị, phụ tùng; 100% xơ sợi hoá học; 90% bông xơ thiên nhiên chủ yếu nhập từ Hoa Kỳ; 70% vải các loại; 67% sợi dệt. Nhập khẩu các loại phụ liệu như chỉ may, mex dựng, khoá kéo… cũng chiếm từ 30% đến 70% tổng nhu cầu. Đây là một trong những điểm yếu nhất làm hạn chế năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam so với các cường quốc xuất khẩu Dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan…

Trong công nghiệp phụ trợ, ngoài nguyên liệu như sợi, vải…. hay công nghiệp cơ khí, tự động hóa phục vụ sản xuất ra, thì còn có công nghiệp về hóa chất phục vụ công nghiệp nhuộm, in hoa… Lĩnh vực này Việt Nam cũng còn rất yếu kém.

Bảng 2.12. Tình hình cung cấp phụ liệu hóa chất cho ngành Dệt may

STT Loại Lượng

Tấn/năm

Giá trị (triệu USD)

Thị trường cung cấp Nội địa Nhập khẩu

1 Thuốc nhuộm 3275 491,25 0% 100%

2 Chất phụ trợ 7062,50 353,13 5% 95%

3 Hóa chất 13262,50 198,94 15% 85%

Tổng 1043,31 6.67% 93.33%

Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam

Bảng 2.12 trên đây cho thấy khả năng chủ động hóa chất cho ngành Dệt may. Thuôc nhộm phải nhập khẩu 100%, chất phụ trợ nhập khẩu 95%, hóa chất phải nhập tới 85%. Tính trung bình lại tỷ lệ nhập khẩu các phụ liệu này chiếm 93,33%, phản ánh sự yếu kém trong ngành công nghiệp phụ trợ Dệt may Việt Nam. Không những thế, việc nhập khẩu hóa chất này cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ, phần lớn là loại sản phẩm nhập lậu không đảm bảo về chất lượng và an toàn vệ sinh.

Tất cả lý do trên góp phần lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chấp nhận gia công xuất khẩu là chính (chiếm tới 70-80% kim ngạch xuất khẩu), ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam chưa đạt được trạng thái phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu : Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w