Các biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu công ty đã sử dụng

Một phần của tài liệu 215272 (Trang 52 - 57)

II. Tình hình về phát triển thị trường xuất khẩu của công ty

1. Thực trạng công tác phát triển thị trường xuất khẩu của công ty Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thị trường

1.2. Các biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu công ty đã sử dụng

Biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu là xét trên phương diện doanh nghiệp cần phải làm những gì, tiến hành những hoạt động như thế nào để có thể phát triển thị trường xuất khẩu của mình.

Các biện pháp mà VILEXIM đã sử dụng là:

- Đối với thị trường Châu Á: Đây là thị trường chính của công ty với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, số lượng các thị trường xuất khẩu cũng tương đối nhiều. Để phát triển thị trường xuất khẩu Công ty đã lựa chọn chiến lược kết hơp phát triển thị trường theo chiều rộng và chiều sâu. Công ty không ngừng có gắng bán thêm hàng hóa cả về số lượng và chất lượng vào thị trường này. Về số lượng ban đầu Công ty chỉ xuất khẩu sang thị trường này khoảng hơn 30 mặt hàng nông sản, hàng tiêu dùng, phụ tùng máy móc nhưng đến nay, số lượng mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này đã hơn 60 mặt hàng các loại. Giá trị xuất khẩu sang mỗi thị trường cũng tăng qua các năm như đã được đưa ra ở phần trên. Về chất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng được nâng cao về mẫu mã, tính an toàn, thẩm mỹ…

- Đối với thị trường Châu phi, thị trường Châu Âu và các thị trường khác là những thị trường tiềm năng nhưng tỷ trọng và giá trị xuất khẩu còn nhỏ, Công ty đã lựa chọn chiến lược phát triển thị trường theo chiều rộng. Công ty tăng cường sự hiện diện của mình tại các địa bàn mới bàng các sản phẩm hiện tại. Chẳng hạn như năm 2007, VILEXIM có mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang Italy, Nga, năm 2008 lại mở rộng thị trường sang thêm Anh, Pháp, Canada.. Đồng thời công ty cũng mang bán những sản phẩm mới vào các thị trường hiện tại. Chẳng hạn như năm 2007, công ty đã xuất khẩu thêm nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ với mẫu mã mới sang thị trường Mỹ khiến giá trị xuất khẩu tăng từ 67.813 USD năm 2006 lên 223.351 USD năm 2007 làm tăng doanh số bán hàng của công ty.

Thứ hai, trên cơ sở lựa chọn chiến lược, Công ty tiến hành xây dựng chiến lược và kế hoach phát triển thị trường xuất khẩu.

Mỗi thị trường xuất khẩu với các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, thể chế chính trị, pháp luật khác nhau, công ty tiến hành nghiên cứu, phân tích, trên cơ sở đó chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức đối với doanh nghiệp rồi từ đó lên kế hoạch, đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt được cho từng giai đoạn.

Thứ ba, xác định phương thức xuất khẩu của Công ty.

Thể hiện qua bảng số liệu:

Bảng số 2.14: Cơ cấu phương thức xuất khẩu chủ yếu của Công ty

Phương thức 2006 2007 2008 2009

Trực tiếp 85.8 84.7 80.5 78.0

Gián tiếp 3.7 4.1 6.2 6.9

Thông qua đầu tư 7.7 7.9 10.2 11.4

Thông qua hội chợ 2.8 3.3 3.1 3.7

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty 2006, 2007, 2008, 2009

- Phương thức trực tiếp: Đây là phương thức kinh doanh mà VILEXIM đã áp dụng từ lâu. Thông qua tìm hiểu và hợp tác làm ăn, hầu như công ty đã có những nhóm khách hàng thực hiện hợp đồng trực tiếp mà không có sự tham gia của các đối tác khác. Các hợp đồng được ký kết thông qua sự chào hàng của công ty mà có. Hiện nay công ty đã có một số khách hàng truyền thống và chuyên xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp như hầu hết các quốc gia trong nhóm thị trường Châu Á. Đối với phương thức này, công ty chủ yếu áp dụng với các mặt hàng xuất khẩu nông sản như gạo, hạt tiêu, hạt điều, lạc …Đây là phương thức chủ yếu mà công ty sử dụng, với hình thức này chiếm tỷ lệ khá cao đạt 85.8% trong năm 2006 và có sự giảm nhẹ vào năm 2007 với tỷ lệ 84.7%, năm 2008 là 80.5% và năm 2009 là 78.0%. Có sự giảm như vậy có thể là do sự phát triển của khoa học công nghệ và sự chuyên môn hóa của Công ty.

- Phương thức gián tiếp: Đối với phương thức này công ty cũng có sử dụng và đã từng ký kết với các đối tác là trung gian. Nếu như trước đây việc áp dụng phương thức xuất khẩu gián tiếp của công ty là khá ít thì hiện nay phương thức này đang ngày càng có xu hướng tăng do quá trình thương mại hóa, xuất hiện các phương thức kinh doanh qua trung gian hoặc buôn bán qua trung gian. Lợi nhuận thu được từ việc cung cấp dịch vụ xuất khẩu qua trung là rất cao trong khi công ty lại được phép tham gia xuất khẩu và nhận xuất khẩu ủy thác, có uy tín và thương hiệu trên thị trường nên hình thức kinh doanh xuất khẩu qua trung gian đang ngày càng được công ty vận dụng nhiều hơn với những hợp đồng nhận xuất khẩu ủy thác. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2006 hình thức này chiếm tỷ trọng 3.7% đến năm 2007 đạt 4.1%, năm 2008 đạt 6.2%, năm 2009 chiếm 6.9% trong cơ cấu các phương thức xuất khẩu của công ty. Ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ này rất thấp tuy nhiên có xu hướng tăng dần

trong kinh doanh nên có thể hình thức này sẽ phát triển trong tương lai đối với công ty.

- Phương thức thông qua đầu tư: Đây là phương thức thâm nhập công ty mới sử dụng từ 1/2001. VILEXIM đã trực tiếp đầu tư xây dựng nhà máy và cung cấp thiết bị tại Lào và Gana và tiếp tục tham gia vận hành, quản lý chúng. Hình thức thâm nhập thông qua đầu tư mà công ty sử dụng là hình thức liên doanh, đó là liên doanh sản xuất thép xây dựng tại Lào và liên doanh sản xuất bánh kẹo và thực phẩm tại Gana. Đây là phương thức đòi hỏi mức độ cam kết của doanh nghiệp phải cao hơn và vốn đầu tư phải lớn. Điều này khẳng định VILEXIM đã có sự tìm tòi và có khả năng tốt trong việc áp dụng phương thức xuất khẩu mới nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của mình, tăng doanh thu và lợi nhuận tới mức tối đa. Với hai nhà máy này đã đem lại một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu phương thức xuất khẩu của công ty, đó là năm 2006 đạt 7.7%, năm 2007 đạt 7.9%, sang 2008 tăng mạnh đạt 10.2% và 2009 đạt 11.4% trong cơ cấu phương thức xuất khẩu.

- Phương thức thông qua hội chợ: Đối với phương thức này chưa được phổ biến và công ty chưa có đủ kinh phí để mở một hội chợ mang tầm quốc tế nên phương thức rất hạn hữu. Tuy nhiên, công ty cũng có một vài hợp đồng được ký kết thông qua hội chợ triển lãm. Đối với phương thức này thì cũng đã phát triển ở Việt Nam song chỉ áp dụng đối với các sản phẩm là đồ điện tử, tác phẩm nghệ thuật, còn đối với sản phẩm hiện tại công ty đang xuất khẩu thì cũng được áp dụng nhưng chưa nhiều bởi thông qua hội chợ thì sản phẩm được trưng bày là các sản phẩm được áp dụng trong kinh doanh xuất khẩu đạt tiêu chuẩn nên hình thức này không mấy được áp dụng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hình thức này vẫn chưa phổ biến chỉ khoảng 2 – 4%. Như vậy phương thức thông qua hội chợ có xu hướng tăng và ngày càng được sử dụng nhiều. Phương thức này mang nhiều lợi ích, ngoài mục đích là xuất khẩu sản phẩm tthì còn mục đích là quảng cáo các sản phẩm, giới thiệu sản phẩm tới các doanh nhân nước ngoài. Đây là phương thức có sự có kết hơp nên rất hay đòi hỏi nhiều kinh phí đầu tư và phương thức này mai kia cũng sẽ phát triển trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.

Ngoài những cách thức kể trên, VILEXIM còn có những biện pháp khác để phát triển thị trường xuất khẩu của mình. Có thể kế đến như:

- Hoàn thiện bộ máy kinh doanh, bộ máy nghiên cứu và phát triển thị trường của Công ty theo hướng gọn nhẹ và có hiệu quả, hoàn thành tốt các công việc được giao. Trong những năm vừa qua, Công ty đã có sự tinh giản và trẻ hóa nguồn nhân lực, số lượng lao động chỉ tăng nhẹ qua các năm (năm 2006 là 128 người, đến 2009 là 135 người) trong khi thị trường xuất khẩu của công ty thì không ngừng được mở rộng.

- Tăng cường chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm mới có chất lượng cao. Tiến hành điều tra, cân nhắc, lựa chọn sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của từng nhóm thị trường.

- Tăng cường hợp lý các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm, thâm nhập vào các kênh phân phối hàng hóa. Xây dựng và bảo vệ phát triển thương hiệu sản phẩm, uy tín công ty nhằm tăng giá trị sản phẩm, tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Với hoạt động xúc tiến xuất khẩu thì đây là công cụ quan trọng nhằm đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong những năm qua, công ty đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm phục vụ công tác xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu như tham gia nhiều hội chợ do Bộ Công thương tổ chức trong nước và tại một số quốc gia như: hội chợ ngành hàng xuất khẩu Việt Nam tại Đức năm 2005, tại Nga, cùng nhiều hội chợ quốc tế được tổ chức trong nước. Thông qua các hội chợ quốc tế này công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ nhiều công ty nước ngoài. Tuy nhiên việc tham gia hội chợ của công ty chưa thật nhiều, việc đầu tư tham gia cũng chưa thật tốt.

Hoạt động quảng cáo sản phẩm, quảng bá thưong hiệu của công ty thường thông qua trang web của Bộ Công thương và các hiệp hội xuất nhập khẩu Việt Nam. Công ty có xây dựng cho mình trang web riêng để thuận tiện trong giao dịch và quảng bá. Tuy nhiên trang Web của công ty còn sơ sài, thiếu thông tin và chưa hấp dẫn được khách hàng.

- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, yếu tố quyết định của mọi yếu tố, chìa khoá của mọi thành công. Công ty đã có sự chú trọng trong việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, khả năng quản lý và ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên đảm bảo cho họ có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, am hiểu nghiệp vụ kinh doanh, có kiến thức về kinh tế thị trường có kỹ năng ứng xử và giải quyết linh hoạt các tình huống trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu 215272 (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w