Đánh giá tổng quan về thị trường xuất khẩu của công ty

Một phần của tài liệu 215272 (Trang 31 - 45)

2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2006 đến nay 1 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty

2.2.1. Đánh giá tổng quan về thị trường xuất khẩu của công ty

Trong những năm qua tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động cả về kinh tế và chính trị, đặc biệt là trong năm 2008 với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều này đã tác động trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta nói chung và hoạt động xuất khẩu của VILEXIM nói riêng.

Trong bối cảnh đó, bằng sự năng động, sáng tạo và đoàn kết chủ động trong kinh doanh của mình cùng với sự ủng hộ của Nhà nước, Công ty đã không ngừng cố gắng tìm mọi biện pháp khắc phục, thể hiện quyết tâm cao để tăng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả và đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện kế hoạch chung. Công ty vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và mở

rộng thị trường ra hơn 40 nước trên toàn thế giới, doanh thu xuất khẩu ngày càng tăng qua các thời kỳ. Kết quả được thể hiện qua biểu dưới đây:

Bảng số 2.2: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 2006 - 2009

Đơn vị tính: USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Kim ngạch XNK 69.640.818 82.042.297 71.115.024 84.269.505 Xuất khẩu 20.482.057 24.404.270 24.981.309 29.782.159 Nhập khẩu 49.158.761 57.638.027 46.133.715 54.487.346 Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu xuất nhập khẩu của Công ty năm 2006 - 2009

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp

Qua bảng số liệu ta thấy trong những năm qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty tăng đều qua các năm và tương đối ổn định. Năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty là 20.482.057 USD, sang năm 2007 đã tăng lên 24.404.270 USD, tăng 19% so với 2006. Năm 2008 là một năm có nhiều biến động kinh tế, khủng hoảng, lạm phát lớn và gây khó khăn đến việc kinh doanh của tất cả các công ty nói chung và VILEXIM nói riêng. Mặc dù đối mặt với những khó khăn như vậy nhưng Công ty vẫn duy trì được mức tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu năm

2008 là 24.981.309 USD tăng 2,5% so với 2007. Đến 2009, khi nền kinh tế đi vào phục hồi VILEXIM lại tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao như thời kỳ trước giá trị xuất khẩu của công ty đạt 29.782.159 tăng 19,22% so với 2008.

Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy giá trị xuất khẩu của Công ty còn thấp so với giá trị nhập khẩu, giá trị xuất khẩu qua các năm chỉ đạt khoảng 25-30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty. Nguyên nhân là do Công ty chỉ là một đơn vị xuất khẩu trung gian, cơ sở sản xuất còn ít nên tính cạnh tranh không cao dẫn đến kim ngạch xuất khẩu còn thấp.

Là một công ty đã hoạt động lâu dài trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng giá trị xuất khẩu của công ty chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Năm 2009 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 69.948.810.000 USD nhưng giá trị xuất khẩu của công ty chỉ đạt 24.782.159 USD chiếm 0,04%. Như vậy công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển thị trường xuất khẩu của mình, không ngừng mở rộng cả về mặt số lượng thị trường và giá trị xuất khẩu tại các thị trường đó.

Tính đến nay, VILEXIM đã có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 40 nước trên thế giới, trong đó chủ yếu là các nước Châu Á như Nhật Bản, Singapore, Lào, Hồng Kông, Indonexia, Đài Loan, Philipin, Malaysia... Bạn hàng của công ty có nhiều nước khác nhau ở thị trường châu Á, Châu Phi, Châu Âu. Tuy nhiên thị trường truyền thống của công ty vẫn là thị trường Châu Á với kim ngạch là 26,119,531.76 (năm 2009). Còn các thị trường khác của công ty thì nhỏ bé và đang trong giai đoạn thâm nhập và mở rộng thị trường.

Bảng số 2.3 :Kim ngạch xuất khẩu các nhóm thị trường của VILEXIM giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị tính: USD Nhóm thị trường 2006 2007 2008 2009 Châu Á 19.796.512 22.909.804 22.642.351 26.119.532 Châu Âu 250.244 631.374 443.901 1.250.843 Châu Phi 367.488 857.631 1.460.601 1.950.544 Thị trường khác 67.813 5.461 434.455 461.240 Tổng kim ngạch XK 20.482.057 24.404.270 24.981.309 30.272.350 Nguồn Phòng kế hoạch tổng hợp

Biểu số 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của VILEXIM giai đoạn 2006 - nay

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp

là thị trường Châu Á đồng thời thấy được sự biến động về cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty. Nếu như thời kỳ trước Công ty chỉ biết đến những thị trường ở các nước XHCN thì nay công ty đã có sự thay đổi. Công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang các cả các nước Châu Âu, Châu phi, Mỹ… Tuy nhiên sự biến đổi này cũng không quá lớn qua các năm.

Thị trường Châu Á là thị trường chính của công ty với tỷ trọng lớn 90 - 95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2006 giá trị xuất khẩu là 19.796.512 USD. Năm 2007 là 22.909.804 USD tăng 15,7% so với 2006. Tuy nhiên đến năm 2008 do khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến tình hình kinh tế chung của nước ta và các nước nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, tỷ giá hối đoái giảm, đồng tiền nước ngoài mất giá so với Việt Nam khiến hàng hóa trở nên đắt hơn, giá trị xuất khẩu giảm, chỉ còn 22.642.351 USD, giảm 2% so với 2007. Con số này cho thấy mặc dù chịu ảnh hưỏng của những biến động xấu kinh tế nhưng VILEXIM đã kịp thời nhìn nhận và đưa ra những chính sách phù hợp đối phó với tình hình hiện tại, duy trì được giá trị xuất khẩu.

Sang năm 2009, nền kinh tế phục hồi giá trị xuất khẩu của VILEXIM cũng tăng trở lại đạt 26.119.532 USD tăng 15% so với 2008, và vượt giá trị xuất khẩu của năm 2007 gần 3 tỷ USD. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đều tăng qua các năm nhưng tỷ trọng % giá trị hàng xuất khẩu sang thị trường này đang có xu hưóng giảm dần. Năm 2006 tỷ trọng nhóm thị trường này chiếm 96,65% tổng giá trị xuất khẩu, năm 2007 chiếm 93,88%, năm 2008 chiếm 90,64% và đến năm 2009 tỷ trọng thị trường này chỉ còn 86,28%. Đây là một điều đáng mừng bởi nó cho thấy công ty không những phát triển thị trường hiện có, thị trường truyền thống mà còn không ngừng phát triển mở rộng các thị trường tiềm năng.

Thị trường Châu Âu và các thị trường khác là những thị trường mới xâm nhập nên giá trị xuất khẩu và tỷ trọng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu còn nhỏ bé nhưng tỷ trọng của nhóm thị trường này cũng đang có xu hướng tăng lên nhưng mức độ tăng còn chậm. Năm 2006 chiếm 1,12% kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2009 tăng lên 5,75%.

Thị trường Châu Phi cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty. Tỷ trọng xuất khẩu của thị trường này chiếm 1,79% kim ngạch xuất khẩu năm 2006, đến 2009 tỷ lệ này tăng lên 6,44%.

Như vậy, tỷ trọng của nhóm thị trường truyền thống giảm dần thay vào đó là sự tăng lên của thị trường các nước Châu Phi, Châu Âu.

Đối với thị trường Mỹ, đây cũng là một thị trường đầy tiềm năng đối với Công ty cho dù việc thâm nhập vào thị trường là rất khó khăn với những yêu cầu hết sức khắt khe, mặt khác Công ty cũng đang gặp trở ngại do hàng rào thuế quan. Nhưng Công ty vẫn cố gắng giữ vững và phát triển thị trường này. Chính vì vậy mà tỷ lệ góp phần của thị trường này trong tổng kim ngạch của Công ty là không ổn định. Cụ thể năm 2006 giá trị kim ngạch tại thị trường này là 67.813 USD đến năm 2009 giá trị kim ngạch tại thị trường này là 273.543 USD.

2.2.2. Các thị trường chính của công ty

a. Thị trường châu Á

Châu Á là thị trường khá quen thuộc và quan trọng đối với Việt Nam. Đây là một thị trường rộng lớn với đa số các quốc gia có nhu cầu lớn về mặt hàng tiêu dùng, nông sản, lâm sản… là những thế mạnh sẵn có của Việt nam. Các quốc gia này có đặc điểm chung là nền văn hoá tương đồng nhau nhưng nền kinh tế lại chênh lệch nhau khá lớn nên nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá cũng khác nhau.

Thị trường châu Á luôn chiếm khoảng 50 – 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam lại là thành viên của khối ASEAN nên hàng hoá của Việt Nam xuất sang khu vực này được hưởng rất nhiều ưu đãi. Do vậy, đây là mảnh đất màu mỡ đối với VILEXIM nên công ty đang tranh thủ cơ hội xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này.

Nhưng cũng chính bởi những lý do trên nên công ty phải đối mặt với không ít những thách thức. Công ty phải cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước, các đối thủ nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khối ASEAN, đây là những nước cũng phát triển những mặt hàng xuất khẩu như Việt Nam.

Châu Á là thị trường chính của công ty, chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các nhóm thị trường. Các mặt hàng xuất khẩu của công ty sang nhóm thị trường này chủ yếu là hàng nông sản như gạo, hạt điều, hạt tiêu, lạc nhân, gỗ và sản phẩm gỗ. Ngoài ra còn có các sản phẩm như đồ chơi trẻ em, hang mây tre, cói nứa, xe đạp và phụ tùng xe đạp…..

- Các nước chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn của nhóm thị trường này là Indonexia, Malaysia, Philipin, Trung Quốc, Campuchia.

Bảng số 2.4: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Á của Công ty năm 2006 - 2009 Đơn vị tính: USD Thị trường 2006 2007 2008 2009 Hàn Quốc 105.914 92.658 85.992 90.547 Hồng kông 150.279 250.502 26.765 180.974 Indonexia 7.248.348 9.447.947 5.447.660 7.074.663 Campuchia - 3.116.362 924.994 2.052.145 Malayxia 4.559.734 3.614.049 8.244.472 7.781.460 Nhật 87.249 98.518 71.485 1.457.895 Philipin 3.826.896 2.577.532 5.983.575 3.974.216 Singapo 358.155 429.122 186.445 345.816 Trung Quốc 924.648 1.440.245 - 514.390 Đài loan 248.746 246.244 - 345.164 Thái Lan 124.358 26.677 14.550 - Israel 145.468 197.001 45.303 94.259 Kuwait 354.581 39.046 - 245.729 Pakistan 845.724 931.311 - 751.482 Ả rập saudi 467.431 273.200 - 485.297 Bangladesh 348.979 129.390 - 242.743 Lào - - 1.611.111 482.751 Tổng Kim ngạch 19.796.512 22.909.804 22.642.351 26.119.532 Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp

Qua bảng số liệu ta có thể thấy, trong nhóm thị trường Châu Á này thì Malayxia, Inđonexia luôn đi đầu trong trong giá trị xuất khẩu. Năm 2009 giá trị xuất khẩu sang Malaysia là 7.781.460 USD chiếm 29,8% giá trị xuất khẩu sang thị trường châu Á, giá trị xuất khẩu sang Indonexia đạt 7.074.663 USD chiếm 27,1%. Tiếp sau đó là Philippin với kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 3.974.216 USD chiếm tỷ trọng

15,2%. Như vậy, giá trị xuất khẩu sang ba quốc gia này đã chiếm 72,1% giá trị xuất khẩu của nhóm thị trường châu Á, 14 quốc gia còn lại chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, chưa bằng một nửa giá trị xuất khẩu của ba quốc gia này.

Cũng qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng, thị trường xuất khẩu khu vực này không ổn định, có năm có, có năm không. Năm 2008, tại thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Kuwait, Pakistan, Ả rập Saudi, Bangladesh không có đơn đặt hàng nào trong khi những năm trước Công ty đều có đơn hàng. Nguyên nhân chính là do nhóm các nước nhập khẩu hàng hóa này bị ảnh hưởng nhiều từ những biến động xấu của nền kinh tế thể giới nên đã cắt giảm giá trị nhập khẩu, không ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa với công ty.

Bảng số 2.5: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Á

Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 Nông sản 83.3% 93.1% 84.0% 79.5% Thủ công mỹ nghệ 1.5% 0.8% 0.5% 1.5% Hàng may mặc 1.4% 2.4% 1.4% 3.3% Văn phòng phẩm 2.6% 2.3% 1.8% 3.1% Vật liệu xây dựng 7.4% 11.5% 6.5% 7.7% Phụ tùng máy móc 2.2% 3.2% 3.0% 3.8% Hàng tiêu dùng 0.9% 1.6% 1.3% 1.1% Hàng hóa khác 0.8% 0.8% 1.6% 0.4% Tổng 100% 100% 100% 100% Nguồn Phòng kế hoạch tổng hợp

Qua bảng số liệu ta thấy, xuất khẩu sang thị trường này có rất nhiều mặt hàng như nông sản, vật liệu xây dựng, phụ tùng máy móc, hàng tiêu dùng nhưng mặt hàng xuất khẩu chính là nông sản. Nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại mặt hàng. Tỷ trọng mặt hàng này luôn chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của thị trường Châu Á. Trong các mặt hàng nông sản thì gạo là mặt hàng xuất khẩu chiếm giá trị lớn nhất. Riêng giá trị xuất khẩu gạo các loại năm 2007 là 16.317.270 USD chiếm 70,96% giá trị xuất khẩu. Trong đó gạo 5- 10% tấm xuất sang Malaysia đạt 3.599.870 USD, gạo nếp 10% xuất sang Indonexia đạt 8.593.000 USD và gạo 25% tấm xuất sang Philipin đạt 1.515.251 USD. Ngoài ra công ty cũng xuất khẩu sang các thị trường này

đạt 4.248.702 USD. Tiêu đen và thép xây dựng cũng chiếm một tỷ lệ tương đối trong giá trị xuất khẩu. Năm 2007 có đơn hàng xuất khẩu thép sang Campuchia với giá trị 2.277.531 USD, xuất khẩu tiêu đen sang Aicap với giá trị 1.294.910 USD. Vật liệu xây dựng và phụ tùng máy móc cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể, cao hơn so với các mặt hàng xuất khẩu khác. Năm 2009 hai mặt hàng này chiếm tỷ lệ 11.5% trong đó vật liệu xây dựng (chủ yếu là thép) chiếm 7.7%, phụ tùng máy móc chiếm 3.8% giá trị xuất khẩu của nhóm thị trường này.

b. Thị trường Châu Phi

Châu Phi là một thị trường tiềm năng đối với VILEXIM cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam. Bởi đây là một thị trường rộng lớn, nhu cầu về hàng tiêu dùng và các sản phẩm thiết yếu cao, nhu cầu nhập khẩu của thị trường này tương đồng với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Ta có thể thấy tình hình xuất khẩu của công ty qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng số 2.6: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Phi của VILEXIM Đơn vị: USD Thị trường 2006 2007 2008 2009 Switzerland 245.781 446.447 - 698.287 Gana - 256.871 1.322.351 754.245 Ai Cập 97.357 - 138.250 154.274 Congo 24.350 - - 45.614 Guinea - 154.312 - 298.124 Tổng kim ngạch 367.488 857.631 1.460.601 1.950.544 Nguồn Phòng kế hoạch tổng hợp

Nhóm thị trường này của Công ty còn nhỏ bé, Công ty chỉ có đơn hàng xuất khẩu sang 5 quốc gia và giá trị của các đơn hàng này cũng rất nhỏ. Tổng giá trị xuất khẩu của nhóm thị trường này chỉ chiếm 4 - 6% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty.

Các đơn hàng xuất khẩu sang nhóm thị trường này không ổn định. Năm 2006, Công ty xuất khẩu sang 3 quốc gia là Switzerland, Aicap, Congo. Sang năm 2007 xuất khẩu sang đươc thêm 2 nước là Gana và Guinea nhưng lại không có đơn hàng nào sang Congo và Aicap. Đến 2008 thì chỉ xuất khẩu được sang 2 nước của nhóm thị trường này là Gana và Aicap. Năm 2009 điều đáng mừng là VILEXIM đã lấy lại được đơn hàng ở các thị trường đã mất và đạt giá trị kim ngạch là 1.950.544 USD cao so với các năm trước, tuy nhiên con số này vẫn còn nhỏ so với tiềm năng của công ty cũng như khả năng thâm nhập vào thị trường này. Bởi hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với hầu hết các nước Châu Phi. Năm 2001, Việt Nam có quan hệ buôn bán với 44 nước châu Phi, đến năm 2009 con số này đã lên tới 56 nước. Trong quan hệ thương mại với các nước Châu Phi, Việt Nam thường xuất siêu, giá trị xuất khẩu sang Châu Phi thường cao gấp hai lần giá trị nhập khẩu từ Châu Phi.

Bảng số 2.7: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Phi Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 Nông sản 38,1% 37.6% 33.4% 37.0% Phụ tùng máy móc 28.4% 29.5% 27.5% 34.8% Hàng tiêu dùng 23.4% 20.4% 25.3% 19.2% Các mặt hàng khác 10.1% 12.5% 13.8% 10% Tổng 100% 100% 100% 100%

Nguồn Phòng kế hoạch tổng hơp

Một phần của tài liệu 215272 (Trang 31 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w