Cơ hội từ thị trường EU

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Trang 43 - 46)

5. Đức: Đức là một thị trường lớn tại châu Âu mà hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập trong đó có thủy sản Hiện nay, 84% hộ gia đình Đức sử dụng thủy sản,

4.1.3.1 Cơ hội từ thị trường EU

Biểu thuế quan chung ( CCT – Common Custom Tariff) của Liên minh châu Âu

- Các thành phần của CTC bao gồm các danh mục các mặt hàng tính thuế, xuất xứ hàng hóa. Một khi đã xây dựng được các mức CCT thì các nước thành viên phải có nghĩa vụ áp dụng chúng theo một cách thống nhất. Điều này liên quan đến danh mục mặt hàng, thủ tục tính thuế và các quy định về xuất xứ hàng hóa kết hợp với thực hiện GSP ( hệ thống chung ưu đãi).

- Liên minh EU rất quan tâm và xúc tiến nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam. Hỗ trợ kỹ thuật là một trong những biện pháp tiêu tốn khá nhiều tiền của EU trong 5 năm qua, đơn giản hóa các thủ tục hải quan.

- Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP như: thủy sản đánh bắt trong lãnh hải và các hàng hóa được sản xuất từ các sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng GSP

- EU còn quy định xuất xứ cộng gộp, đây là quy định về xuất xứ mà theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước trong cùng một tổ chức khu vực được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước có liên quan. Ví dụ:Việt Nam xuất khẩu sang EU một mặt hàng trong đó thành phần xuất xứ của Việt Nam chiếm 29% giá trị, còn lại 15% giá trị nhập khẩu của Indonesia, 10% của Thái Lan, 15% của Singapore. Xuất xứ cộng gộp của Việt Nam là: 20%+15%+10%+15%=60%. Mặt hàng này đáng lẽ không được hưởng GSP ( vì hàm lượng giá trị của Việt Nam chưa được 50%), nhưng nhờ cộng gộp (60%) nên đã đủ điều kiện hưởng GSP.

 Đây là đặc điểm về xuất xứ của EU mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý và vận dụng

 Hàng rào phi thuế quan của Liên minh châu Âu:

- Sau khi Việt Nam gia nhập vào WTO, những hạn chế về hạn ngạch ( hạn chế về số lượng và giá trị một số mặt hàng nhập khẩu vào thị trường EU) đều phải dỡ bỏ.

- Do công ty đã có những tiêu chuẩn về các chỉ tiêu như: hệ thống quản lý ISO 9000, áp dụng hệ thống HACCP, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Và các tiêu chuẩn về lao động như không sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em…

Vì vậy, các sản phẩm của công ty đều được phép xuất khẩu vào thị trường EU.

 Quy định về bao bì đóng gói sản phẩm:

Hầu hết các sản phẩm của công ty đều được đóng gói theo tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu đề ra như:

 Tên thương mại, nước xuất xứ

 Sản phẩm đã trải qua công đoạn gì rồi như được nấu chín, đã được bóc vỏ hay đã được áo bột, phương pháp bảo quản.

 Số lượng sản phẩm như bao nhiêu con cá hay tôm cho mỗi đơn vị trọng lượng tính theo pound.

 Có bao nhiêu thành phần trong sản phẩm. Ví dụ, tôm muối gồm có tôm và muối, nước. Thành phần có trong sản phẩm như có chất phụ gia hay không hay chất bảo quản.

 Trọng lượng sản phẩm, trọng lượng tịnh, ngày hết hạn sử dụng.

 Các cảnh báo đối với người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.

 Tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.

 Đối với sản phẩm đóng hộp, nhãn hàng hóa phải được ghi bằng ngôn ngữ của thị trường tiêu thụ.

 Nhu cầu tiêu dùng của người dân EU:

Thị trường EU với hơn 500 triệu dân là thị trường nhập khẩu thủy lớn của Việt Nam. Trong năm 2007, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt 274.700 tấn, giá trị đạt được 912 triệu USD tăng 29% so với năm 2006. Dự báo kim ngạch xuấ khẩu tới EU đạt 1 tỷ USD, với sự mở rộng của EU xuống phía Đông thì EU tiếp tục là khu vực xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Sau đây là biểu đồ giá trị nhập khẩu cá của các nước thành viên EU:

Nguồn: tổng hợp từ trang www.vasep.com

Biểu đồ 3.9: Giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang thị trường EU năm 2007.

Qua biểu đồ 3.9 ta thấy: Tây Ban Nha là nước đứng đầu trong tổng giá trị xuất khẩu cá của Việt Nam sang thị trường EU, kế đến là Ba Lan (88,4 triệu USD), đứng thứ ba là Hà Lan ( 87,44 triệu USD). Sỡ dĩ EU là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn của Việt Nam, bởi vì chi phí bình quân trên đầu người cho tiêu dùng thủy san khá cao. Sau đây là bảng 4.7 thể hiện chi phí bình quân đầu người cho tiêu dùng thủy sản của người dân EU năm 2007:

Bảng 4.7: CHI PHÍ BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CHO TIÊU DÙNG THỦY SẢN CỦA NGƯỜI DÂN EU NĂM 2007

ĐVT: EUC/người/năm

TÊN NƯỚC SỐ TIỀN

Tây Ban Nha 401

Ba Lan 396 Hà Lan 382 Đức 370 Ý 357 Thụy Điển 353 Bỉ 342 Phần Lan 301 Pháp 282 Hy Lạp 273 Nguồn: tổng hợp từ http://www.vietlinh.com.vn/

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w