Khái quát chung các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của công ty cổ phần thủy sản Cafate

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Trang 25 - 29)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ SANG THỊ TRƯỜNG EU TỪ 2005 – 2007 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN

4.1.1. Khái quát chung các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của công ty cổ phần thủy sản Cafate

PHẦN THỦY SẢN CAFATEX

4.1.1. Khái quát chung các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của công ty cổ phần thủy sản Cafatex công ty cổ phần thủy sản Cafatex

Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex là Mỹ, Nhật, EU, và các nước khác như Inđônexia, Singapore, và các nước khu vực Trung Đông…

Mỹ là nước lớn thứ tư thế giới với diện tích 930.000 km2, với dân số khoảng 290 triệu người. Mỹ cũng là nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, người Mỹ rất thích ăn thủy sản đặt biệt là tôm sú tươi hoặc luộc chín, cá da trơn fillet. Do có nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân thuộc loại cao nhất thế giới nên họ có nhu cầu quan tâm sức khỏe. Vì thế, sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Mỹ phải được kiểm tra chất lượng chặt chẽ về vệ sinh an tòan thực phẩm.

Nhật là một đất nước với 4 quần đảo, diện tích tổng cộng khoảng 377.800 km2, dân số trên 225 triệu người. Người Nhật rất nhạy cảm khi mùi vị độ mặn không phù hợp. Đối với thủy sản nhập khẩu, người Nhật thường chế biến sản phẩm trước khi dùng.

EU với dân số khoảng 492,9 triệu người. Từ năm 2005-2007, lượng thủy sản xuất khẩu từ các doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh sang các thị trường của EU. Nguyên nhân, là thị trường EU ít có rào cản thương mại hơn so với thị trường như Mỹ, nhưng yêu cầu dư lượng kháng sinh trong thủy sản đang trở thành vấn đề đối với các nhà xuất khẩu. Đặt biệt, hàng thủy sản xuất khẩu sang EU phải được kiểm tra vệ sinh chặt chẽ và phải có giấy chứng nhận kiểm tra yêu cầu dư lượng kháng sinh Chloramphelicol, Nitrofural.

Sau đây là các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của công ty cổ phần thủy sản Cafatex từ năm 2005-2007.

Bảng 4.1: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX (2005-2007)

Nguồn: phòng xuất khẩu Cafatex (2005-2007)

Thị trường xuất khẩu

NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊN LỆCH

2006/2005 CHÊN LỆCH CHÊN LỆCH 2007/2006 Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Mỹ 3.019,7 26,7 41,4 284 2,28 4,43 233,2 3,6 8,1 -2.735,7 -24,42 -50,8 1,32 Nhật Bản 2.188,3 25,1 38,9 1.712,4 20,8 40,37 916,9 11,3 25,5 -475,9 -4,3 -795,5 -9,5 EU 1.904,8 8,65 13,4 5.522,3 20,5 39,9 4.706,3 20,3 45,8 3.617,5 11,85 -816 -0,2 Các thị trường khác 705,6 4,04 6,3 1.436,5 7,9 15,3 1.609,5 9,1 20,54 730,9 3,84 173 1,22 Tổng cộng 7.818,4 64,49 100 8.955,2 51,46 100 7.465,9 44,3 100 1.136,8 -13,03 -1.489,3 -7,16

Từ bảng số liệu 4.1 ta có biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex từ năm 2005 đến năm 2007 sau:

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex năm 2005 – 2007

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: năm 2005 Mỹ và Nhật là hai thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Cafatex. Nhưng đến năm 2006 và 2007, Nhật và EU chính là thị trường chủ lực của công ty. Cụ thể qua từng năm như sau:

Năm 2005: thị trường Mỹ dẫn đầu về nhập khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Cafatex) chiếm 41,4% đạt giá trị 26,7 triệu USD. Nguyên nhân: do các nhà nhập khẩu Mỹ thiếu hàng và chủ động quay lại thu mua sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam ( trong đó có sản phẩm của Cafatex). Tương tự như thị trường Mỹ, thị trường Nhật sau thời gian “nằm chờ thời cơ hạ giá” cũng trở lại mua hàng để bù đắp lượng thiếu hụt và chiếm 38,9% đạt giá trị 25,1% triệu USD về mặt giá trị và 2.188,24 tấn về sản lượng. Do thị trường EU bị kiểm tra gắt gao về dư lượng kháng sinh và hóa chất bị cấm nên sản lượng xuất khẩu của Cafatex chỉ đạt 1.904,8 triệu tấn ( tương đương 8,65 triệu USD) chiếm 13,4% tổng giá trị xuất khẩu sang các thị trương của Cafatex.

Năm 2006: sản lượng xuất khẩu thủy sản của Cafatex sang các thị trường tăng 1.136,8 tấn so với năm 2005, nhưng giá trị xuất khẩu năm 2006 lại giảm so với năm 2005 là 13,03 triệu USD. Nguyên nhân do dịch cúm gia cầm lan rộng làm ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới nên người dân có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản. Trong đó, sản lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường

EU là 5.522,3 tấn đạt giá trị 20,5 triệu USD, kế đến là thị trường Nhật 1.712,4 tấn, đạt giá trị 20,8 triệu cao hơn giá trị xuất khẩu sang thị trường EU là 0,25 triệu USD. Nguyên nhân: do công ty Cafatex đã thỏa thuận được giá cả với các nhà phân phối Nhật nên giá trị xuất khẩu thu được cao hơn và chiếm tỷ trọng 40,37% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex năm 2006. Tuy nhiên vào cuối năm 2006, Nhật đã “ báo động đỏ” về chất lượng thủy sản của Việt Nam. Do đó, Cafatex có chủ trương tăng cường kiểm soát thực hiện về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất tại nhà máy, cảnh báo công nhân sử dụng thuốc sát trùng và bắt buột 100% công nhân phải đeo găng tay khi sản xuất, đồng thời tuyên truyền đến các họ nuôi cá về tác hại của việc sử dụng kháng sinh. Riêng thị trường Mỹ trong năm 2006 có sản lượng xuất khẩu thấp nhất với 284,03 tấn đạt 2,28 triệu USD giảm 24,42 triệu USD so với năm 2005. Riêng các thị trường khác, công ty xuất khẩu đạt sản lượng 1.436,25 tấn chiếm 7,88% tổng giá trị xuất khẩu năm 2006.

Năm 2007: xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản Cafatex giảm 1.489,3 tấn tương ứng giảm 7,16% về giá trị so với năm 2006. Cụ thể:

EU trở thành thị trường chủ lực của công ty với sản lượng 4.706,25 tấn đạt giá trị 20,3 triệu USD chiếm 45,83% so với tổng giá trị xuất khẩu của công ty qua các thị trường, cao nhất qua ba năm 2005 – 2007. Do vụ kiện bán phá giá ở thị trường Mỹ nên Cafatex chuyển hướng và chú trọng xuất khẩu sang thị trường EU, mặt khác do đồng Euro lên giá, có thể là một trong những yếu tố kích thích cầu nhập khẩu của EU đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Cafatex.

Riêng thị trường Nhật chiếm chỉ 25,5% tổng giá trị xuất khẩu của công ty với sản lượng 916,93 tấn đạt giá trị 11,3 tỷ USD. Nguyên nhân là do Nhật thực hiện kiểm tra 100% các lô hàng của công ty sang Nhật, làm cho chi phí một số mặt hàng xuất kẩu sang thị trường Nhật của công ty tăng thêm mà hàng liên tục bị ứ tại cảng, khả năng tiếp ứng thị trường của công ty bị bất cập.

Đối với lượng hàng xuất khẩu của công ty cổ phần Cafatex sang các thị trường khác đạt 1.609,5 tấn nhưng chỉ đạt gía trị 9,1 triệu USD nguyên nhân là do công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu khác.

Riêng thị trường Mỹ sản lượng xuất khẩu của công ty đạt mức thấp nhất với sản lượng 233,2 tấn đạt 3,6 tỷ USD (tương ứng 8,06%) tổng giá trị xuất khẩu. Sau

vụ kiện bán phá giá tại thị trường Mỹ năm 2006 nên doanh nghiệp đã chuyển hướng sang thị trường khác nhằm nâng cao doanh thu xuất khẩu của công ty.

Tóm lại qua 3 năm 2005 – 2007, sản lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần thủy sản Cafatex có xu hướng tăng dần vì thị trường EU là một thị trường đầy tiềm năng và ít có biến động về kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w