Tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex từ năm 2005-

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Trang 29 - 32)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ SANG THỊ TRƯỜNG EU TỪ 2005 – 2007 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN

4.1.2 Tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex từ năm 2005-

cổ phần thủy sản Cafatex từ năm 2005-2007

Từ năm 2004 trở lại đây, do chính sách chống bán phá giá mặt hàng thủy sản tại thị trường Mỹ đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung, và công ty Cafatex nói riêng. Chính vì điều này, nên năm 2005, công ty Cafatex đã bắt đầu chuyển hướng, và tập trung xuất khẩu vào thị trường EU. Với dân số 380 triệu người, thị trường EU có sự đa dạng về văn hóa và thị hiếu tiêu dùng, do vậy, EU là một thị trường tiềm năng cho việc xuất khẩu thụ mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Sau đây là bảng cơ cấu mặt hàng tôm và cá xuất khẩu vào thị trường EU trong ba năm 2005-2007 của công ty cổ phần thủy sản Cafatex:

Bảng 4.2: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX SANG THỊ TRƯỜNG EU

( 2005 – 2007)Tên Tên

hàng

NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007

Số lượng (tấn) Kim ngạch Số lượng (tấn) Kim ngạch Số lượng (tấn) Kim ngạch Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá tri (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá tri (triệu USD) Tỷ trọng (%) Cá 1.305,8 3,9 45,1 4.950,9 15,8 77,1 3.962,1 13 64,04 Tôm 599 4,75 54,9 571,4 4,7 22,9 744,2 7,3 35,96 Tổng cộng 1.904,8 8,65 100 5.522,3 20,5 100 4.706,3 20,3 100

Nguồn: phòng xuất nhập khẩu (2005 – 2007)

Từ bảng số liệu 4.2 ta thấy sản lượng xuất khẩu cá sang thị trường EU có xu hướng tăng trong năm 2006 và giảm nhẹ vào năm 2007.

Riêng sản phẩm tôm xuất khẩu vào thị trường EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex có xu hướng giảm. Năm 2005 sản lượng xuất khẩu tôm là 599,05 tấn, đến năm 2006 sản lượng chỉ còn 571,36 tấn nhưng đến năm 2007, xuất khẩu tôm có dấu hiệu hồi phục đôi chút đạt sản lượng 744,13 tấn

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của công ty (2005 – 2007)

Để biết được cơ cấu xuất khẩu cá, tôm, sang thị trường EU ta sẽ phân tích nguyên nhân đối với từng sản phẩm qua từng năm như sau:

Năm 2005: sản lượng xuất khẩu cá đạt sản lượng là 1.305,8 tấn với giá trị đạt được 3,9 triệu USD (45,1%), xuất khẩu tôm chỉ đạt sản lượng 599 tấn nhưng đạt giá trị 4,75 triệu USD (chiếm 54,9% tổng giá trị xuất khẩu). Nguyên nhân:

do ảnh hưởng nặng nề của đợt sóng thần, năm 2004, 2005 Thái Lan đã ngưng xuất khẩu tôm sang thị trường EU. Điều này gây nên tình trạng khan hiếm sản phẩm tôm mặt khác tôm của Việt Nam là loại tôm sú nuôi tự nhiên, đẹp, cỡ lớn nên rất được người dân EU ưa chuộng. Chính vì điều này đã đẩy giá tôm xuất khẩu tăng.

Năm 2006: tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản Cafatex sang thị trường EU đạt sản lượng cao nhất với số lượng 5.522,3 tấn, đạt giá trị 20,5 triệu USD. Trong đó: sản lượng xuất khẩu cá sang thị trường EU của Cafatex là 4.950,97 tấn đạt 15,83 triệu USD (chiếm 76,96%), riêng sản lượng xuất khẩu tôm sang thị trường EU chỉ còn 571,36 tấn đạt 4,74 triệu USD ( chiếm 23,04%) tổng giá trị xuất khẩu. Nguyên nhân:

Do Cafatex xác định cá tra, cá basa là sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU của công ty. Bên cạnh đó, do các hộ nuôi cá ở An Giang, Cần Thơ,

Đồng Tháp thực hiện nuôi cá sạch, được các tổ chức chứng nhận của EU cấp bằng chứng nhận SQF1000 (tiêu chuẩn an toàn chất lượng sản phẩm thủy sản dành cho hộ nuôi cá). Mặt khác, trong năm 2006 dịch cúm gia cầm lan rộng khắp thế giới, điều này khiến người tiêu dùng chọn các sản phẩm thủy sản làm thực phẩm thay thế. Vì vậy, đơn hàng của các nhà nhập khẩu mua sản phẩm cá tra, cá basa tăng từ EU tăng vọt.

Riêng sản phẩm tôm xuất khẩu, công ty có xu hướng giảm sản lượng xuất khẩu sang thị trường EU. Do đó, năm 2006 sản lượng xuất khẩu tôm là 571,4 tấn đạt giá trị 4,74 triệu USD ( chiếm 22,9%) tổng giá trị xuất khẩu. Nguyên nhân

là công ty không thể kiểm soát lượng kháng sinh trong tôm tại những vùng nuôi, trong khi đó vấn đề về kháng sinh trong thủy sản của thị trường EU kiểm tra rất chặt chẽ.

Năm 2007: tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU đạt 4.706,3 tấn giảm 816 tấn tương ứng giảm 0,2 triệu USD so với năm 2006. Năm 2007, xuất khẩu tôm sang thị trường EU có dấu hiệu hồi phục được biểu hiện qua sản lượng xuất khẩu tôm là 744,2 tấn đạt giá trị 7,3 triệu USD chiếm 35,96% tổng giá trị xuất khẩu. Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu cá sang thị trường EU năm 2007 có dấu hiệu giảm nhẹ. Năm 2007 sản lượng xuất khẩu cá chỉ cỏn 3.962,12 tấn đạt giá trị 13 triệu USD chiếm 64,04%. Nguyên nhân bắt nguồn từ giá cá nguyên liệu trong nước có thời điểm tăng đến mức 17.200 – 17.300đ/kg làm cho sản lượng cá xuất khẩu cảu công ty sang thị trường EU giảm, để bù đắp vào lượng cá xuất khẩu giảm do giá nguyên liệu tăng, nên công ty đã tăng sản xuất khẩu tôm sang thị trường EU.

Tóm lại: trong ba năm 2005 – 2007, cá tra, cá basa trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty cổ phần thủy sản Cafatex do thị trường EU rất ưa chuộng những sản phẩm cá da trơn của Việt Nam, bên cạnh đó đồng bằng sông Cửu Long là khu vực thuận lợi cho việc nuôi trồng và phát triển đàn cá da trơn của Việt Nam.

Bảng 4.3: CƠ CẤU SẢN PHẨM CÁ TRA, CÁ BASA XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX (2005-2007)

Nguồn: tổng hợp báo cáo xuất khẩu của công ty Cafatex (2005-2007)

SẢN PHẨM NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH2006/2005

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w