Quy trình giám định

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 50 - 52)

Quy trình giám định bảo hiểm xe cơ giới của công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn được thực hiện theo bốn bước theo sơ đồ sau:

Bước 1: Tiếp nhận khai báo tai nạn:

* Trường hợp tiếp nhận khai báo qua điện thoại. + Người trực phải hỏi để nắm bắt thông tin như: - Biển kiểm soát, loại xe.

- Ngày giờ và địa điểm xảy ra tai nạn. - Tên lái xe, giấy phép lái xe nếu có.

- Số GCNBH, Đơn vị bảo hiểm, những loại hình khách hàng tham gia bảo hiểm (TNDS, vật chất xe,…)

- Tóm tắt diễn biến tai nạn, gây tai nạn với ai?, trong tình huống nào? Hậu quả,….

- Vụ việc đang được cơ quan nào giải quyết, địa chỉ, số điện thoại liên lạc.

- Thông tin của chủ xe.

* Trường hợp tiếp nhận khai báo trực tiếp:

Người trực tai nạn có trách nhiệm hướng dẫn kê khai theo mẫu thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường và thực hiện theo các yêu cầu tương tự nêu trên.

* Trường hợp giám định hộ.

Khi tiếp nhận thông tin thông báo tai nạn từ Đơn vị xử lý ban đầu, Đơn vị bảo hiểm gốc phải tiến hành xác minh tình hình nộp phí và tính hợp lệ tham gia bảo hiểm của khách hàng. Đồng thời phải phản hồi ngay cho Đơn vị thông báo tai nạn về việc có yêu cầu giám định hay không?

Trường hợp không nhận được thông tin phản hồi từ Đơn vị bảo hiểm gốc, Đơn vị tiếp nhận thông tin tai nạn chủ động thực hiện giám định tai nạn và chuyển hồ sơ tai nạn (nếu có) về Đơn vị bảo hiểm gốc.

Trường hợp khi nhận được thông tin tai nạn, Chủ xe, Lái xe phải xuất trình bản gốc GCNBH thì Đơn vị tại nơi xảy ra tai nạn mới tiến hành

Tiếp nhận khai báo tai nạn Thu thập hồ sơ vụ tổn thất Xác định nguyên nhân và phân lỗi Xác định thiệt hại của bên thứ 3

cử GĐV đi giám định ngay và bộ phận trực tai nạn phải làm thủ tục thông báo về Đơn vị gốc để xác định nội dung và phí bảo hiểm của ấn chỉ gốc.

Phí giám định hộ được tính theo quy định của Công ty.

Bước 2 Thu thập hồ sơ vụ tổn thất.

Ghi nhận tình huống tai nạn, giám định sơ bộ mức độ tổn thất, mức độ thiệt hại về người và tài sản, chụp ảnh hiện trường và các tổn thất, ghi lại địa chỉ nơi các nạn nhân được đưa đến cấp cứu.

GĐV có trách nhiệm kiểm tra số khung, số máy và chụp ảnh ghi lại số khung, số máy đó để đảm bảo chiếc xe bị tai nạn là chiếc xe đã tham gia bảo hiểm tại GMIC và chụp ảnh tổn thất của tất cả các tài sản bị hư hỏng trong vụ tai nạn.

Trong trường hợp khai báo tai nạn muộn hoặc GĐV không đến được hiện trường tai nạn, GĐV cần lấy lời khai nhân chứng tại nơi xảy ra tai nạn và xác minh tai nạn (nguyên nhân, mức độ tổn thất…) hoặc căn cứ vào mức độ tổn thất, lời khai Chủ xe (lái xe),…để xác định nguyên nhân tai nạn (GĐV chịu trách nhiệm về việc hướng dẫn Chủ xe, lái xe khai báo tai nạn).

Đối với bảo hiểm TNDS, phải chụp ảnh các xe trong trạng thái đâm va trong vụ tai nạn (trường hợp không chụp được tại hiện trường, có thể chụp vị trí đâm va giữa các xe). Đối với những thiệt hại không phải là xe cơ giới (cây cối, nhà cửa, cầu đường,…), cần có ảnh chụp thiệt hại chi tiết và tiến hành đánh giá thiệt hại thực tế.

Trường hợp xe tham gia bảo hiểm vật chất có tổn thất nhỏ và hư hỏng một số trang thiết bị như kính, gương, đèn, xây xước thân xe,… Chủ xe có thể đến khai báo và giám định tại Đơn vị mà không cần giám định hiện trường.

Bước 3 Xác định nguyên nhân và phân lỗi.

Đối với bảo hiểm TNDS, phải được sự đồng thuận của các bên trong vụ tai nạn khi GMIC giám định và phân chia lỗi, tính toán giải quyết bồi thường, GĐV lập biên bản giám định theo mẫu.

Trường hợp cơ quan CSGT xử lý tai nạn: việc phân chia lỗi và trách nhiệm giữa các bên do cơ quan CSGT quyết định. Cán bộ GMIC có quyền kiến nghị trước khi cơ quan thụ lý hồ sơ ra quyết định.

Trường hợp GMIC thụ lý tai nạn: Lỗi là nguyên nhân trực tiếp có tính quyết định đối với vụ tai nạn được tham chiếu với Luật giao thông đường bộ và các văn bản pháp luật có liên quan. Lỗi được phân chia như sau:

Bước 4 Xác định thiệt hại của bên thứ ba.

Chụp ảnh toàn bộ quang cảnh vụ tai nạn, các dấu vết tại hiện trường, các điểm va chạm.

Chụp toàn bộ xe có cả biển số, chụp số khung số máy.

Xác định chính xác những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Lập biên bản theo mẫu: Ghi chép toàn bộ những thiệt hại thực tế theo từng cụm tổng thành (Thân vỏ; Phần máy; Phần gầm; Hệ thống điện; Các thiết bị phục vụ khác); chụp ảnh minh hoạ chi tiết từng hạng mục (Tập ảnh giám định có chú thích rõ ràng từng hạng mục và kê theo thứ tự trong biên bản giám định); đưa ra hướng xử lý (khi giám định phải có đại diện của bên liên quan cùng tiến hành và ký vào biên bản thống nhất các thiệt hại đã giám định). Trong trường hợp giám định bổ xung do phát sinh, cũng tiến hành tương tự và ghi rõ số lần giám định bổ xung.

Xác định nguyên Căn cứ vào lời khai báo tai nạn, các dấu vết thiệt hại, các biên bản tai nạn do CSGT nhân: lập để xác định.

Đánh giá thiệt hại, lựa chọn phương án khắc phục; Lập dự toán sửa chữa: Căn cứ vào các thiệt hại thực tế và phương án khắc phục, khảo sát thị trường để đưa ra giá cả hợp lý nhất, đồng thời yêu cầu Chủ xe thống nhất và ký vào phương án được duyệt này trước khi tiến hành sửa chữa.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w