Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập:

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam docx (Trang 64 - 65)

6. Bố cục của đề tài:

2.2.6.Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập:

- Giám sát tín dụng độc lập là một khâu quan trọng trong quy trình kiểm soát

rủi ro tín dụng với mục tiêu đảm bảo các khoản cấp tín dụng được sử dụng đúng mục đích, phát hiện chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, vi phạm có khả năng ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng;

- Giám sát tín dụng độc lập đảm bảo các quy định của pháp luật, các cơ chế,

chính sách, định hướng của VIB trong hoạt động cấp tín dụng được tuân thủ đầy đủ và đưa ra những cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro;

- Giám sát tín dụng độc lập nhằm kiểm soát và cung cấp thông tin phục vụ

cho công tác quản lý điều hành và cung cấp các thông tin tín dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

- Về tổ chức bộ máy giám sát tín dụng độc lập của VIB có: Phòng Giám sát

tín dụng thuộc Khối quản lý tín dụng và Phòng Kiểm toán nội bộ thuộc Ban kiểm soát;

- Phòng Giám sát tín dụng có 2 bộ phận: Bộ phận giám sát tín dụng trực tiếp

và Bộ phận báo cáo xử lý dữ liệu tín dụng; trong đó Bộ phận giám sát tín trực tiếp kiểm tra hồ sơ cấp tín dụng tại các đơn vị kinh doanh:

 Thực hiện kiểm tra trực tiếp tất cả các khoản nợ nhóm 1, giám sát, theo dõi

và xử lý các thông tin tín dụng để phục vụ cho công tác quản trị điều hành hoạt động tín dụng, công tác đôn đốc thu hồi nợ vay trên toàn hệ thống;

 Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về cấp tín dụng tại các đơn vị kinh

doanh trong việc phê duyệt, tuân thủ phê duyệt và quản lý hồ sơ cấp tín dụng;

 Kiểm tra đối chiếu sự tuân thủ trong việc phản ánh các thông tin thực tế

của khách hàng với các nội dung trong tờ trình đề xuất cấp tín dụng, các nội dung yêu cầu phải cập nhật vào hệ thống thông tin tín dụng của VIB, hệ thống xếp hạng tín dung nội bộ;

 Kiểm tra thực tế khách hàng (nếu cần thiết), kiểm tra tình hình sản xuất

 Lập báo cáo kết quả giám sát tín dụng, đánh giá mức rủi ro đối với những vấn đề không tuân thủ đúng quy định và trách nhiệm cá nhân liên quan, yêu cầu chấn chỉnh, sửa chữa và bổ sung;

 Phòng Kiểm toán nội bộ gồm: bộ phận giám sát hoạt động, bộ phận kiểm

toán trực tiếp và bộ phận giám sát sau kiểm toán trực tiếp;

 Bộ phận giám sát hoạt động: giám sát mọi mặt hoạt động của VIB nhằm

bảo đảm kiểm soát được các mục tiêu an toàn trong kinh doanh và phục vụ cho công tác kiểm toán trực tiếp;

 Bộ phận kiểm toán trực tiếp: trực tiếp kiểm toán các nội dung hoạt động

trên các hồ sơ, chứng từ, tài liệu tại Hội sở chính và các đơn vị kinh doanh theo kế hoạch kiểm toán hay theo quyết định của Trưởng ban Kiểm soát nhằm đảm bảo sự tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định nội bộ của VIB. Kiểm toán bất thường hay đột xuất theo yêu cầu của Ban Kiểm soát hoặc Hội đồng Quản trị;

 Bộ phận giám sát sau kiểm toán trực tiếp: giám sát theo dõi các hoạt động

sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị đối với các vấn đề mà kiểm toán trực tiếp đã ghi nhận và khuyến nghị.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam docx (Trang 64 - 65)