Ảnh hưởng của rủiro tín dụng:

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam docx (Trang 25 - 26)

6. Bố cục của đề tài:

1.1.6. Ảnh hưởng của rủiro tín dụng:

- Đối với nền kinh tế:

Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp và các cá nhân. Ngân hàng gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp thiếu vốn sẽ gặp khó khăn để sản xuất kinh doanh dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Sự khủng hoảng từ hệ thống ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định.

Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên tác động do khủng hoảng rủi ro tín dụng tại một nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới, do đó hệ thống ngân hàng của một quốc gia gặp khó khăn cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Kinh nghiệm cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997), cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ

(2001-2002) và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (2007) đã làm suy thoái nền kinh tế toàn cầu.

- Đối với ngân hàng:

Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi và sút giảm hiệu quả kinh doanh. Khi gặp phải rủi ro tín dụng cao ngân hàng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, và có thể bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào kiểm soát đặc biệt hoặc bị phá sản, sáp nhập.

Đối với cán bộ nhân viên, do ngân hàng gặp khó khăn trong kinh doanh nên chế độ phúc lợi, thu nhập sẽ bị hạn vì thế những người có năng lực sẽ thuyên chuyển công tác, càng gây khó khăn cho ngân hàng.

Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể gây những hậu quả: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn, có thể bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy pháp luật đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng buộc phải xây dựng hệ thống quản lý tín dụng thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam docx (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)