6. Bố cục của đề tài:
2.2.3.1. Định hướng tín dụng:
Định hướng tín dụng của VIB thường được ban hành theo năm tài chính và có thể điều chỉnh; Định hướng tín dụng hàng năm được VIB xây dựng phù hợp với mục tiêu hoạt động tín dụng của hệ thống và xu hướng chung của nền kinh tế. Định hướng tín dụng là cơ sở để các đơn vị kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động và
cạnh tranh trên thị trường;
Các nội dung chính trong định hướng tín dụng của VIB liên quan đến: - Hạn mức tăng trưởng tín dụng hàng năm;
- Quản lý danh mục khoản vay;
- Định hướng tín dụng theo địa bàn;
- Quản trị rủi ro tín dụng:
Với VIB quản trị rủi ro tín dụng là trách nhiệm chung của toàn hệ thống.
Các cấp có thẩm quyền và các cán bộ liên quan đến hoạt động tín dụng trong quá trình tác nghiệp đều phải hướng đến mục tiêu đưa VIB trở thành một ngân hàng phát triển hàng đầu về quy mô tài sản và lợi nhuận, đồng thời có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro, đảm bảo tăng trưởng bền vững. Với sự giám sát tích cực của HĐQT, BĐH và các cán bộ tác nghiệp và dựa trên:
Mức độ rủi ro tiềm tàng của quốc gia, thành phần và ngành kinh tế;
Rủi ro tập trung và rủi ro danh mục tín dụng;
- Định hướng tín dụng về tài sản đảm bảo:
Trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro, VIB ban
hành các quy chế, quy định, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh thực hiện các nội dung liên quan đến tài sản đảm bảo: điều kiện nhận tài sản bảo đảm, tỷ lệ cho vay/tài sản bảo đảm, nguyên tắc định giá và phân loại tài sản bảo đảm, điều kiện cho vay không có tài sản bảo đảm, hạn mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với một khách hàng và toàn hệ thống;
VIB phân loại tài sản đảm bảo làm 5 loại: A, B, C, D, E theo tính pháp lý,
tính thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền, khả năng phát mãi tài sản), khả năng quản lý, mức độ uy tín của người vay và chủ sở hữu tài sản, xu hướng biến động giá thị trường của tài sản và các yếu tố khác;
- Định hướng chất lượng tín dụng:
Quy định giới hạn nợ quá hạn, nợ xấu của toàn hệ thống và từng đơn vị kinh doanh và đưa ra các chế tài:
đơn vị kinh doanh có tỷ lệ nợ xấu trên 3% và đề xuất điều chỉnh thẩm quyền phê duyệt của Trưởng đơn vị quản lý (nếu thấy cần thiết), việc rà soát nợ xấu cũng áp dụng đối với các Vùng và Giám đốc Vùng;
Khối quản lý tín dụng thực hiện rà soát các khoản nợ xấu của các Quản lý
khách hàng và Quản lý khách hàng nào có nợ xấu trên 10% dư nợ quản lý sẽ bị dừng kinh doanh để tập trung cho công tác thu hồi nợ cho đến khi tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 10%;
Quy trách nhiệm cá nhân đối với các khoản rủi ro tín dụng do các nguyên
chủ quan của cán bộ trong việc không tuân thủ các quy chế, quy trình, quy định, hướng dẫn cấp tín dụng của VIB.
- Chính sách Khách hàng, lãi suất, phí;