Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới (Trang 81 - 83)

II Những vấn đề tồn tại 1.Trong nớc:

1. Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ hoàn thiện.

Hiện nay có trên 60 văn bản liên quan đến SHCN, với số lợng nh vậy, ngay cơ quan thực thi cũng nắm cha hết chứ cha nói đến ngời dân. Do vậy, trong chơng trình sửa đổi pháp luật của quốc hội, cần nhanh chóng cho ra đời luật SHCN riêng.

Bên cạnh đó còn tồn tại những quy định cha thống nhất, gây nhiều khó khăn trong việc thực thi quyền SHCN nên cần gấp rút thống nhất các văn bản hớng dẫn của các Bộ, ngành để có hình thức áp dụng chính xác trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đúng với quy định của pháp luật Nhà nớc.

Nhà nớc cần cải tiến hơn nữa thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá và SHTT khác, đồng thời sớm cải cách t pháp để việc tố tụng đợc nhanh chóng và hiệu quả, việc thi hành thực sự đợc đảm bảo hiệu lực. Cần thực hiện chính sách một cửa trong việc giải quyết khiếu nại vi phạm quyền SHCN. Nên thành lập một bộ phận thờng trực chuyên tiếp các đơn th khiếu nại vi phạm quyền SHCN và chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

Đối với một số mặt hàng có đặc điểm riêng biệt ví dụ nh mặt hàng thủ công mỹ nghệ phải thờng xuyên thay đổi mẫu mã, nên chăng Nhà nớc nghiên cứu và đa ra những quy định riêng nhanh chóng hơn, linh hoạt hơn về đăng ký kiểu dáng, nhãn hiệu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành này. Chỉ có nh vậy việc đăng ký thơng hiệu cho sản phẩm thủ công mới khả thi chứ nh hiện

nay thì dù muốn đăng ký thơng hiệu nhng các doanh nghiệp không biết nên làm thế nào vì đăng ký một nhãn hiệu chung cho cả lô thì rất dễ bị làm nhái, còn đăng ký kiểu dáng cho từng sản phẩm thì doanh nghiệp không thể theo kịp hoặc không kham đủ chi phí.

Nhà nớc cũng cần nhanh chóng bổ sung những quy định về một số vấn đề hiện nay cha đợc đề cập đến và làm rõ những quy định còn mập mờ, gây hiểu lầm.

Cần bổ sung những văn bản thực thi quyền SHCN cho từng lĩnh vực, bổ sung một số hành vi sử dụng đối tợng SHCN hiện nay cha đợc đề cập nh : quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi các nhãn hiệu dùng cho các dịch vụ và ban hành cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.

Để các doanh nghiệp bị vi phạm yên tâm đầu t thu thập căn cứ theo kiện, cần có chế tài quy định về đền bù chi phí tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm quyền SHCN, cần sửa đổi mức phạt vi phạm quyền SHCN quá thấp hiện nay để nó thực sự có tác dụng răn đe, ngăn chặn.

Cũng cần có cả những chế tài xử phạt những ngời thực thi luật SHCN không tốt để ngăn chặn cách làm việc tuỳ tiện, không thực hiện đúng và đầy đủ chức năng của một số cán bộ các cơ quan chức năng..

Điều luật quy định về tên doanh nghiệp còn chung chung, ớc lệ đã gây nhiều khó khăn trong việc giải quyết các khiếu kiện liên quan đến tranh chấp về tên công ty. Tên doanh nghiệp là một vấn đề lớn, không thể dùng văn bản của một bộ để hớng dẫn trên toàn quốc. Vì vậy, Bộ kế hoạch và đầu t cần phối hợp với bộ văn hoá thông tin, Cục SHCN nghiên cứu để đề xuất với thủ tớng chính phủ phơng án soạn thảo nghị định hớng dẫn việc đặt tên doanh nghiệp. Văn bản này cũng nên liệt kê những từ “phạm huý” không đợc dùng khi đăng ký kinh doanh (nh Thái Lan đã làm). Hoặc yêu cầu chủ doanh nghiệp đăng ký tên trớc một thời gian (nh Trung Quốc) để rà soát, hạn chế việc trùng lắp với các công ty đã đăng ký trớc đó.

Nhà nớc cũng cần đa ra những quy định về việc mua bán, chuyển nhợng thơng hiệu để quản lý chặt chẽ hoạt động này, ngăn chặn những hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác.

Việc thành lập các hiệp hội ngành hàng là vô cùng cần thiết trong việc quảng bá và bảo vệ thơng hiệu của từng doanh nghiệp. Nhà nớc cần ban hành các quy định mới phù hợp về vấn đề này tránh tình trạng nh trong thời gian qua, các hiệp hội của Việt Nam hoạt động trong một hành lang pháp lý không đầy đủ. Văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động của các hiệp hội cho đến nay vẫn là nghị định do thủ tớng Phạm Văn Đồng ban hành năm 1957.

Quảng cáo là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong việc xây dựng quảng bá thơng hiệu, tuy nhiên, pháp luật về quảng cáo của chúng ta còn nhiều bất cập, gây nhiều tranh cãi. Ví dụ nh quyết định 108 của uỷ ban nhân dân TPHCM gần đây. Các doanh nghiệp đa ra rất nhiều kiến nghị với uỷ ban nhân dân thành phố về việc xem xét, sửa đổi một số điều, khoản trong quyết định 108. Các doanh nghiệp cho rằng nếu áp dụng những điều khoản của quyết định này thì quảng cáo ngoài trời coi nh chấm hết bởi những điều này đều là các quy định cấm chứ không phải là hạn chế. Nếu so với pháp lệnh quảng cáo của Chính phủ thì quyết định này có một số điểm không thống nhất. Bên cạnh đó, quy định quá chi tiết về kích thớc (không quá 1.2 x 8 m) có thể dẫn đến sự đơn điệu vốn đối nghịch với quảng cáo. Các nhà quản lý nên lắng nghe các ý kiến của doanh nghiệp quảng cáo để phối hợp với các bộ tìm cách tháo gỡ một số vớng mắc, xem xét, sửa đổi một số điều, khoản cha phù hợp.

Một phần của tài liệu Thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w