Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được ở trên vẫn còn tồn tại một số DN hoạt động sản xuất KD trên địa bàn huyện kém tuân thủ quy định trong việc đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH của NLĐ.Tình trạng trốn
đóng, nợ đọng, né tránh trách nhiệm đối với NLĐ của chủ SDLĐ vẫn là vấn đề nan giải, cần phải có biện pháp xử lí triệt để hơn. Thực trạng của vấn đề này được thể hiện rõ nét thông qua bản số liệu sau:
Bảng 7: Kết quả nợ đọng BHXH giai đoạn 2007 – 2010 (đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: BHXH huyện Mỹ Hào)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số tiền nợ đọng BHXH tăng dần qua các năm. Cụ thể: tính hết ngày 31 tháng 12 năm 2007 tổng số tiền nợ BHXH là 1.860 triệu đồng, năm 2008 tăng lên 2.725 triệu đồng, năm 2009 là 3.787 triệu đồng, đến năm 2010 số tiền nợ BHXH tăng lên 4.905 triệu đồng. Tình hình nợ đọng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động tăng dần qua các năm là do một số nguyên nhân sau:
Ý thức của chủ SDLĐ và NLĐ trong việc tham gia BHXH vẫn còn hạn chế. NLĐ vẫn chưa quan tâm việc đóng BHXH của đơn vị cho họ, chỉ khi nào có sự kiện bảo hiểm xảy ra họ mới quan tâm đến quyền lợi của mình; đơn vị sử dụng lao động cố tình trốn đóng hoặc không đóng BHXH sử dụng số tiền BHXH phải trích nộp vào mục đích riêng của doanh nghiệp.
Lãi suất của việc chậm nộp BHXH vẫn còn thấp, một số doanh nghiệp sẵn sàng nộp lãi suất để chậm nộp quỹ BHXH. Các doanh nghiệp chậm nộp BHXH sẽ tính lãi suất theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm. Cụ thể:
- Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/01/2008 lãi suất chậm nộp BHXH là 8,4%/năm, tương đương 0,7%/tháng;
Chỉ tiêu Nợ năm trước Nợ trong năm Nợ đã trả Tiền lãi Tổng 2007 1.256 1.818 1.359 144 1.860 2008 1.860 2.648 2.039 256 2.725 2009 2.725 3.521 2.739 281 3.787 2010 3.787 3.125 3.121 303 4.905
- Từ ngày 01/02/2008 đến ngày 31/5/2008 là 8,67%/năm, tương đương 0,73%/tháng;
- Từ ngày 01/6/2008 đến ngày 31/12/2008 là 14%/năm, tương đương 1,167%/tháng;
- Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009 là 8%/năm, tương đương 0,667%/tháng.
- Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010 là 8,3%/năm, tương đương 0,692%/tháng.
Ngoài ra, số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tăng lên dần qua các năm, từ 164 đơn vị tham gia BHXH bắt buộc năm 2007 tăng lên 226 đơn vị năm 2010 và số lao động trong các doanh nghiệp cũng tăng theo làm số nợ BHXH của các DN cũng tăng theo…
Tính đến hết tháng 12 năm 2010, theo thống kê của bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Hào, toàn huyện có hơn 100 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội trên ba tháng với số tiền 4.905 triệu đồng. Điển hình như công ty TNHH thiết bị điện Việt Á nợ bảo hiểm 16 tháng với số tiền 923 triệu đồng; công ty TNHH cáp điện Việt Á nợ bảo hiểm 12 tháng, số tiền 114 triệu đồng; công ty TNHH bảo vệ Long Hưng nợ 13 tháng, số tiền nợ 45 triệu đồng; công ty TNHH Thiên Phát nợ 6 tháng, số tiền 23 triệu đồng; công ty cổ phần ACP nợ 7 tháng, số tiền 21 triệu đồng,…
Tình hình nợ đọng BHXH trên địa bàn huyện ngày một phức tạp đòi hỏi cơ quan BHXH cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp quan thiệp kịp thời và mạnh mẽ buộc doanh nghiệp phải nộp bổ sung, tiến tới xoá bỏ tình trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho đối tượng tham gia và thụ hưởng.