Người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 36)

Bảng 2: Người lao động tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 – 2010

S T T Loại đơn vị 2007 2008 2009 2010 phải TG đã TG phải TG LĐ đã TG phải TG LĐ đã TG phải TG LĐ đã TG 1 DNNN 305 305 323 323 315 315 309 309 2 DN có vốn ĐTNN 31 31 182 182 296 296 737 737 3 DNNQD 13.792 7.820 14.796 8.398 17.756 9.306 18.243 9.393 4 HCSN, Đảng, Đoàn thể 1.242 1.242 1.373 1.373 1.509 1.509 1.599 1.599 5 Ngoài công lập 2.466 137 2.468 133 2.969 149 3.052 157 6 HTX, Quỹ tín dụng 158 158 159 159 163 163 170 170 7 Xã, Phường, thị trấn 205 205 210 210 218 218 218 218 8 Tổ chức khác và cá nhân 867 13 1.134 17 1.334 28 1.339 29 9 Tổng 19.066 9.911 20.645 10.786 24.560 11.984 25.667 12.612

(Nguồn: BHXH huyện Mỹ Hào)

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động tham gia BHXH bắt buộc ở huyện Mỹ Hào đã có những chuyển biến đáng kể và không ngừng tăng lên. Năm 2007 có 9.911 người tham gia BHXH bắt buộc, sang năm 2008 có 10.786 người tham gia (tăng 8,83% so với năm 2007), sang năm 2009 có 11.984 người tham gia (tăng 20,92% so với năm 2007, tương ứng với tăng

2073 người và tăng 11,11% so với năm 2008). Đến năm 2010, số người tham gia đã đạt 12.612 người (tăng 27,25% so với năm 2007, tương ứng với 2.701 người). Trong đó, khu vực DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng trong số lao động đã tham gia BHXH lớn nhất. Cụ thể; năm 2007 chiếm 78,9%, năm 2008 chiếm 77,86%, năm 2009 chiếm 77,65% và năm 2010 chiếm 74,48%. Một số trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng đang diễn ra mạnh mẽ kết hợp với sự cố gắng nỗ lực trong công tác quản lý đối tượng của BHXH huyện, đặc biệt là quản lý đơn vị SDLĐ.

Tuy nhiên, hiện nay số lao động đã tham gia so với số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, chỉ chiếm khoảng 50% tổng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, hầu hết tập trung ở các cơ sở kinh tế tư nhân, các đơn vị ngoài công lập và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do một số nguyên nhân sau đây:

NLĐ làm việc ở khu vực này có tư tưởng không gắn bó lâu dài nên cũng không muốn tham gia đóng BHXH.

Hiện nay, các cơ sở ngoài công lập (hay cụ thể hơn là các trường mầm non xã) tiền lương của giáo viên mầm non rất thấp, không đủ chi trả cho cuộc sống thường ngày. Trong khi đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ chưa thực sự đến tay NLĐ. Do đó việc đảm bảo đủ kinh tế để tham gia BHXH là rất khó khăn. Số lượng người đã tham gia ở khu vực này chủ yếu là những người đứng đầu các trường mầm non, những người đã làm việc lâu năm hoặc các cá nhân có điều kiện kinh tế tốt, đủ khả năng tham gia. Đây là vấn đề nan giải, gây khó khăn cho BHXH huyện trong việc đảm bảo mục tiêu thu đúng, thu đủ BHXH bắt buộc tại địa bàn quản lý.

Mặt khác, một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động tượng trưng đối với lao động quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, khai giảm số lao động hoặc hoàn toàn không ký hợp đồng lao động với NLĐ.

Như vậy, xét một cách toàn diện số lao động đã tham gia BHXH bắt buộc so với tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện Mỹ Hào vẫn chưa cao. Tỷ lệ tham gia BHXH cao nhất năm 2010 cũng chỉ đạt 27,12%. Thực trạng này phần nào thể hiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại

Mỹ Hào còn một số hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Chức năng chính của BHXH Mỹ Hào vốn là một đơn vị tổ chức thực hiện nên khi muốn quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia phụ thuộc nhiều vào các ban ngành liên quan.

2.2.2. Quản lý mức thu BHXH

Hiện nay, hàng tháng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 22% mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ (áp dụng trong năm 2010). Cụ thể: người lao động đóng 6% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:

- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;

- 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - 12% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Một trong những căn cứ quan trọng để tổ chức BHXH tiến hành nghiệp vụ thu của mình là tiền lương của NLĐ tham gia BHXH. Để đảm bảo mọi quyền lợi cho đối tượng tham gia cũng như chính sách BHXH được hoạt động thông suốt, có hiệu quả. Nhiệm vụ của nhà làm công tác quản lý phải theo dõi thường xuyên, liên tục, chặt chẽ những diễn biến của tiền lương - tiền công của NLĐ và tổng quỹ tiền lương của từng đơn vị SDLĐ tham gia. Trước mắt cán bộ thu và các cán bộ làm công tác kiêm nhiệm BHXH tại đơn vị SDLĐ cần phải nắm chắc tiền lương tối thiểu chung, vùng do Chính phủ ban hành để tiến hành quản lý mức tiền lương và trích nộp theo đúng quy định. Cụ thể tiền lương tối thiểu chung, vùng áp dụng cho những đối tương làm việc trên địa bàn huyện Mỹ Hào được xác định cụ thể như sau:

Bảng 3: Bảng lương tối thiểu chung giai đoạn 2007 – 2010 (đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: BHXH huyện Mỹ Hào) 2.2.3. Quy trình tổ chức thu BHXH

Theo sự phân cấp chức năng quản lý của BHXH Việt Nam, BHXH Mỹ Hào cũng đang quản lý các đơn vị tham gia BHXH thuộc các khối ngành kinh tế đó là:

- DN nhà nước

- DN có vốn đầu tư nước ngoài - DN ngoài quốc doanh

- Hộ KD cá thể và tổ hợp tác

S T

T Tiền lương tối thiểu

Từ 01/01/2007 đến 31/12/2007 Từ 01/01/2008 đến 30/04/2009 Từ 01/05/2009 đến 30/04/2010 Từ 01/05/2010 đến 31/12/2010 1 Đối với NLĐ làm việc

theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

0,45 0,54 0,65 0,73

2 Đối với NLĐ làm việc tại DN hoạt động theo Luật DN, tổ chức của Viêt Nam

0,45 0,54 0,69 0,81

3 Đối với NLĐ làm việc làm việc tại DN, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

- HCSN, Đảng, đoàn thể - Ngoài công lập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quỹ tín dụng, HTX - Xã, phường, thị trấn

Dựa vào kế hoạch thu hàng năm do BHXH tỉnh giao, sự phát triển đối tượng tham gia trên địa bàn huyện, Giám đốc BHXH Mỹ Hào đã thành lập bộ phận thu bao gồm 03 đồng chí. Mỗi đồng chí chịu trách thu một khối, ngành khác nhau. Việc này phần nào đã chia sẻ khối lượng công việc cho tất cả các cán bộ trong bộ phận thu, tránh tình trạng né tránh trách nhiệm, chồng chéo công việc lẫn nhau. Tuy nhiên, vì các đơn vị thuộc các khối ngành kinh tế có địa bàn hoạt động tại những địa điểm không đồng nhất nên trong công tác quản lý đơn vị SDLĐ gặp rất nhiều khó khăn, phạm vi trải rộng trên toàn huyện.

Căn cứ vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị và đối tượng tham gia do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, BHXH Mỹ Hào tiến hành tổng hợp và lập 02 bản kế hoạch thu BHXH năm sau. Một bản được lưu lại BHXH huyện, một bản được gửi lên BHXH tỉnh trước ngày 20/10 hàng năm nhằm đảm bảo thời gian để BHXH tỉnh tổng hợp lại và lập kế hoạch gửi lên BHXH Việt Nam. Riêng đối với các đơn vị SDLĐ có NLĐ tham gia BHXH, các cán bộ phụ trách thu BHXH của các đơn vị này cũng lên kế hoạch đối chiếu số lao động, tổng quỹ tiền luơng - tiền công của toàn đơn vị… từ đó có kế hoạch thu cho phù hợp. Thực tế hiện nay, việc lập kế hoạch thu gửi lên BHXH Tỉnh vẫn chưa sát với những diễn biến thực tế, chủ yếu chỉ dựa vào những kết quả thu của năm trước mà chưa dự tính được khả năng phát triển của năm hiện tại.

Về vấn đề quản lý tiền thu BHXH, mọi giao dịch thu nộp BHXH đều được thực hiện thông qua tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH huyện tại Kho bạc Nhà nước huyện Mỹ Hào và tài khoản khác mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyên Mỹ Hào. Tiền đóng BHXH do đơn vị SDLĐ nộp lên cũng sẽ được BHXH huyện quyết toán và gửi lên BHXH tỉnh thông qua các giao dịch tại ngân hàng vào ngày mùng 10 và 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối năm BHXH sẽ chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH của huyện về BHXH tỉnh trong ngày 31/12.

Đối với một số trường hợp đơn vị SDLĐ chậm nộp BHXH từ 30 ngày trở lên so với quy định thì ngoài việc phải nộp số tiền chậm nộp và nộp phạt hành chính theo quy định hiện hành, những đơn vị này còn phải nộp tiền vay quá hạn do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. Cơ quan BHXH huyện sẽ đảm nhiệm công tác tính tiền lãi chậm đóng này và gửi thông báo nợ đến từng đơn vị thuộc phạm vị quản lý. Tuy nhiên, lãi suất ngân hàng Nhà nước ấn định thường thấp hơn lãi suất mà doanh nghiệp, tổ chức SDLĐ đi vay nên các doanh nghiệp, tổ chức này sẵn sàng chịu nộp phạt để chiếm dụng khoản tiền đó làm vốn kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên, chính vì mọi giao dịch thu nộp đều được thực hiện qua ngân hàng, cán bộ thu chỉ tiến hành kiểm tra lại sau khi có thông báo từ phía ngân hàng nên trong trường hợp đơn vị SDLĐ chưa nắm rõ chính sách, chế độ đóng thừa, thiếu BHXH huyện lại phải yêu cầu đơn vị tham gia trích nộp lại, tạo ra độ trễ trong quá trình thu, nộp BHXH.

Bên cạnh đó vấn đề thông tin, lưu trữ hồ sơ thu cũng được BHXH huyện quan tâm. Do mỗi đơn vị SDLĐ khi tham gia BHXH đều đã được mã hoá thành nhưng dãy số khác nhau theo quy định của BHXH tỉnh nên trong qúa trình lưu trữ hồ sơ, cán bộ thu cũng tiến hành sắp xếp theo từng khối khác nhau dựa vào kí hiệu đầu của mã số ví dụ như: khối DN nhà nước là QE, DN ngoài quốc doanh là TE…

Hồ sơ thu vốn rất nhiều giấy tờ liên quan trong khi đó việc sắp xếp giấy tờ còn tồn tại một số sai sót, nhầm lẫn. Mặt khác, hiện nay BHXH huyện chưa có phòng lưu trữ hồ sơ chung, giấy tờ thuộc chuyên môn phòng nào phòng đó tự quản lý, chưa có sự tập trung, thống nhất nên khi cần sử dụng phải thông qua các bộ phận quản lý khác

2.2.4. Kết quả thu BHXH ở BHXH huyện Mỹ Hào

2.2.4.1. Quỹ tiền lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc

Để đảm bảo cho quá trình khai báo thông tin về tiền công, tiền lương của NLĐ được đầy đủ chính xác, cơ quan BHXH huyện đã thực hiện công tác khai báo, hướng dẫn cụ thể những quy định về tiền lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH tới từng đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc thông qua người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện chính sách của đơn vị đó.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc quản lý tiền công, tiền lương là căn cứ đóng BHXH của tổ chức SDLĐ đặc biệt là DN ngoài quốc doanh, DN có vốn đầu tư nước ngoài, tiền lương tiền công của NLĐ do chủ SDLĐ quyết định gặp rất nhiều khó khăn. Bởi các đơn vị này thường không tuân thủ hoặc rất chậm tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Nhiều DN tiến hành ký hợp đồng với NLĐ thành hai, ba loại hợp đồng khác nhau: hợp đồng ghi chính xác mức lương NLĐ được hưởng, hợp đồng làm căn cứ đóng thuế thu nhập và hợp đồng làm căn cứ đóng BHXH nhằm giảm số tiền phải đóng góp vào quỹ BHXH.

Dưới đây là một số kết quả về diễn biến tổng quỹ lương tổng quát của các doanh nghiệp và phân theo khối ngành kinh tế tham gia BHXH ở BHXH huyện Mỹ Hào:

Bảng 4: Quỹ tiền lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc giai doạn 2007 – 2010 (đơn vị: triệu đồng)

STT Năm Số ĐV đã TG Số LĐ đã TG Quỹ lương

1 2007 164 9.911 93.795

2 2008 184 10.786 132.432

3 2009 204 11.984 166.076

4 2010 226 12.612 211.307

(Nguồn: BHXH huyện Mỹ Hào)

Trong đó:

ĐV: Đơn vị TG: Tham gia

Qua bảng số liệu trên cho thấy, quỹ tiền lương của các đơn vị lấy làm căn cứ trích nộp BHXH bắt buộc cho NLĐ tăng rõ rệt qua các năm. Quỹ tiền lương của năm 2007 là 93.795 triệu đồng lên 132.432 triệu đồng năm 2008 (tăng 41,19% so với 2007) và tăng lên 166.076 triệu đồng năm 2009 (tăng 25,4% so với năm 2008, tương ứng tăng 33.644 triệu đồng và tăng 77,06% so

với năm 2007); đến năm 2010, quỹ lương đã là 211.307 triệu đồng (tăng 27,24% so với năm 2009 và tăng 125,29% so với năm 2007).

Quỹ tiền lương làm căn cứ trích nộp BHXH bắt buộc tăng là do số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ trên địa bàn huyện Mỹ Hào tăng khá nhanh, từ 164 đơn vị năm 2007 lên 226 đơn vị năm 2010, số đơn vị tăng kéo theo số lao động tham gia cũng tăng nhanh theo các năm. Năm 2007 có 9.911 người tham gia, đến năm 2010 số người tham gia đã đạt 12.612 người.

Do tiền lương của người lao động cũng tăng theo do mức lương tối thiểu chung được Chính phủ điều chỉnh tăng qua các năm từ 450.000 đồng/tháng (năm 2007), lên 540.000 đồng/tháng (năm 2008), lên 650.000 đồng/tháng (từ tháng 5/2009) và lên 730.000 đồng/tháng (từ tháng 5/2010).

Sự nỗ lực chung của toàn cơ quan BHXH huyện kiên quyết bám sát các đơn vị SDLĐ, nắm bắt diễn biến tiền lương, tiền công của các đơn vị tham gia.

Kinh tế huyện Mỹ Hào đang ngày càng phát triển, đời sống người dân đặc biệt là NLĐ không ngừng được cải thiện về nhiều mặt. Cùng với đó, thu nhập của NLĐ tăng mạnh làm cho tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của những đối tượng này tăng lên đáng kể.

Bảng 5: Quỹ lương BHXH bắt buộc theo khối loại hình quản lý giai đoạn 2007 – 2010 (đơn vị: triệu đồng) Khối loại hình quản lý 2007 2008 2009 2010 TQL TLBQ TQL TLBQ TQL TLBQ TQL TLBQ DNNN 4.365 1,193 6.457 1,666 6.844 1,811 7.849 2,117 DN có vốn ĐTNN 265 0,712 2.213 1,013 6.256 1,761 12.144 1,373 DNNQD 63.822 0,680 91.274 0,906 116.356 1,042 144.305 1,280 HCSN, Đảng, Đoàn 21.243 1,425 27.357 1,660 30.724 1,697 38.975 2,031 Ngoài công lập 739 0,450 970 0,608 1.264 0,707 1.677 0,890 HTX, Quỹ tín dụng 983 0,518 1.204 0,631 1.516 0,775 2.140 1,049 Xã, phường, thị trấn 2.239 0,910 2.770 1,099 2.876 1,099 3.863 1,477 Hộ KD cá thể và tổ hợp tác 139 0,891 187 0,917 240 0,714 354 1,017 Tổng 93.795 6,779 132.432 8,500 166.076 9,606 211.307 11,234

(Nguồn: BHXH huyện Mỹ Hào) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó:

TQL: Tổng quỹ lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc TLBQ: Tiền lương bình quân (triệu đồng/người/tháng)

Bảng số liệu trên đã thể hiện kết quả của công tác quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Nhìn chung tổng quỹ lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc của tất cả các khối ngành kinh tế trong huyện đều phát triển theo xu hướng tăng lên.

Qua bảng số liệu về diễn biến tiền lương trên có thể nhận thấy khối DN vẫn là khối kinh tế có tổng quỹ lương cùng tiền lương bình quân khá cao (năm 2010 khu vực DN Nhà nước là 2,117 triệu đồng/người/tháng; DN có vốn đầu tư nước ngoài là 1,373 triệu đồng/người/tháng và DN ngoài quốc doanh là 1,28 triệu đồng/người/tháng). Trong khi đó khối ngoài công lập tiền lương

Một phần của tài liệu công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 36)