II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC THU BHXH
4. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan BHXH quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội
phố Hà Nội
4.1 Chức năng .
BHXH quận Thanh Xuân là đơn vị trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, vì vậy nó có những chức năng sau:
*/ BHXH quận Thanh Xuân có chức năng giúp Giám đốc BHXH thành phố Hà nội quản lý quỹ BHXH trên địa bàn quận Thanh Xuân.
*/ BHXH quận Thanh Xuân có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại quận , có con dấu và tài khoản riêng
4.2: Nhiệm vụ.
BHXH quận Thanh Xuân là cơ quan trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội do vậy BHXH quận Thanh Xuân phải thực hiện những nhiệm vụ do BHXH thành phố Hà Nội giao bao gồm:
- Hướng dẫn theo dõi đôn đốc các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn quận, lập danh sách lao động thuộc diện bắt buộc để thực hiện đóng BHXH theo luật định.
- Theo dõi thu, đôn đốc các đơn vị cơ sở đóng 15% tổng quỹ lương, và người lao động đóng 5% lương tháng.
- Tổ chức triển khai thực hiện chế độ trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo điều lệ BHXH quy định.
- Tổ chức theo dõi các biến động trong các cơ quan đơn vị.
- Tiếp các cá nhân ở một số đơn vị cơ sở trong quận đến đăng ký đóng BHXH.
- Tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH kể cả trợ cấp theo pháp lệnh người có công.
- Thực hiện chế độ tử tuất đối với những người hưởng hưu trí hoặc trợ cấp theo quy định hưởng chế độ tử tuất khi chết.
- Thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH thành phố Hà Nội.
- Tiếp nhân và báo cáo kịp thời với BHXH thành phố Hà Nội các trường hợp hưởng lại trợ cấp BHXH hoặc điều chỉnh lương hưu.
- Lập dự toán và quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý lưu trữ và khai thác danh sách đóng BHXH, hồ sơ hưởng BHXH. - Quản lý cán bộ, tài sản quỹ tiền lương, kinh phí hoạt động của cơ quan BHXH.
- Tổ chức cấp sổ, ghi sổ thu BHXH đối với người lao động thuộc các đơn vị sản xuất kinh doanh, HCSN trên địa bàn quận theo hướng dẫn cụ thể của BHXH Việt Nam .
- Tổ chức ký hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới đại diện chi trả BHXH ở các phường.
- Thanh tra xác minh các đơn thư, khiếu nại để có kết luận kịp thời.
- Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, giải thích chế độ chính sách BHXH.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do BHXH thành phố giao.
5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH quận Thanh Xuân.
Quận Thanh Xuân được thành lập vào ngày 22 / 11 / 1996 và trên cơ sở đó BHXH quận Thanh Xuân được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 12/ 03/ 1997. Do mới được thành lập nên phần lớn cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều măc dù được sự quan tâm của phòng lao động TBXH, Liên đoàn lao động quận, HĐND, UBND... Song với sự cố gắng của tập thể cán bộ viên chức trong ngành và đặc biệt với sự chỉ đạo kịp thời sát sao của BHXH Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội nên chỉ sau một thời gian ngắn BHXH quận Thanh Xuân đã nhanh chóng ổn
định về mọi mặt, xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị phục vụ công việc .
6. Những thuận lợi, khó khăn của BHXH quận Thanh Xuân. 6.1. Thuận lợi.
Tuy là quận mới được thành lập song quận Thanh Xuân đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các sở, ban, ngành thành phố, các đơn vị đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của các phòng lao động quận, HĐND, UBND.... nên BHXH quận Thanh Xuân đã từng bước ổn định trụ sở làm việc, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ theo học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn .
Đặc biệt trong thời gian qua tập thể cán bộ BHXH quận Thanh Xuân không ngừng học hỏi nâng cao nghiệp vụ cùng nhau đoàn kết tháo gỡ vướng mắc đáp ứng nhu cầu công tác BHXH kịp thời đối với người lao động .
6.2. Khó khăn.
Do mới thành lập nên các cán bộ nhân viên luôn phải làm một khối lượng công việc lớn, hơn nữa cơ sở vật chất lại thiếu thốn đội ngũ cán bộ chưa có kinh nghiệm công nhân viên chức trong cơ quan phần lớn là nữ giới nên công việc gặp không ít khó khăn.
Trên địa bàn quận có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh nằm trong diện đóng BHXH bắt buộc song số đơn vị chưa đăng ký đóng BHXH còn nhiều nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân.
Đối tượng hưởng chính sách BHXH nằm rải rác khắp các phường trong quận.
Nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước còn hạn chế, người lao động chưa hiểu rõ ý, nghĩa của việc đóng 5% tiền lương tháng là để hưởng cao hơn do có phần đóng góp của chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ một phần của Nhà nước.
Bên cạnh đó người sử dụng lao động luôn tìm chỗ sơ hở để né tránh chây ì, nợ đọng BHXH ý thức chấp hành BHXH còn lỏng lẻo nhất là nhiều chủ sử dụng lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tìm cách né tránh hoặc cố tình vi phạm luật lao động. Mặt khác đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng nhưng người tham gia BHXH chỉ chiếm khoảng 40% tổng số lao động trên địa bàn quận trong khi đó cán bộ làm việc tại cơ quan BHXH còn ít các đơn vị sử dụng lao động thường ỷ nại công việc cho cán bộ BHXH trong việc báo cáo tăng giảm, đối chiếu mức lương đóng BHXH.