Khó khăn và thách thức trong việc áp dụng quyền chọn chứng khoán

Một phần của tài liệu Quyền chọn chứng khoán (Trang 34 - 40)

trường chứng khoán Việt Nam:

2.3.1. Khó khăn và thách thức trong việc áp dụng quyền chọn chứng khoán vào giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam: giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam:

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với xuất phát điểm thấp nên thị trường chứng khoán Việt Nam vì thế gặp không ít khó khăn, cụ thể như sau:

2.3.1.1. Khung pháp lý chưa hoàn chỉnh

Văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán chỉ dừng ở mức Nghị định7. Tuy nhiên, văn bản này cũng chưa bao quát toàn bộ hoạt động diễn ra trên thị trường chứng khoán, có nhiều văn bản cùng điều chỉnh một hoạt động, song lại cũng có nhiều vấn đề lại không được quy định tại văn bản nào. Bảng 2.1 sẽ minh họa rõ hơn về vấn đề này.

Thêm vào đó, các chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh, sửa đổi theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này gây cản trở rất lớn cho sự phát triển của thị trường chứng khoán vì một trong 4 nguyên tắc của thị trường chứng khoán là nguyên tắc công khai 8 đã không được đáp ứng đầy đủ. Thực tế Việt Nam cho thấy, việc xây dựng một môi trường pháp lý đồng bộ và lành

7 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ

mạnh vẫn luôn là một vấn đề bức xúc không chỉ đối với hoạt động này mà còn đối với hầu hết các hoạt động kinh tế khác.

Bảng 2.1. Ví dụ minh họa hạn chế trong khung pháp lý

Hiện nay, có nhiều văn bản pháp luật cùng điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán:

• Truớc tiên là Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Thứ đến là Luật doanh nghiệp, điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân và công ty hợp danh. Theo đó, công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu, trái phiếu; công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành trái phiếu theo luật pháp về chứng khoán và thị trường chứng khoán, không phân biệt giữa phát hành riêng lẻ với phát hành ra công chúng. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về công khai hóa thông tin, hoạt động thâu tóm, sáp nhập.

• Luật các tổ chức tín dụng điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán của các tổ chức tín dụng.

• Nghị định 59/CP về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại, trong có quy định việc huy động vốn của các tổ chức tín dụng cổ phần.

• Nghị định 187/CP về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước điều chỉnh hoạt động phát hành của các doanh nghiệp cổ phần hóa theo Nghị định này.

• Nghị định 141/2003/NĐ-CP về phát hành trái phiếu chính phủ.

2.3.1.2. Hạ tầng kỹ thuật thấp

Thị trường chứng khoán Việt Nam xét về quy mô và bề dày lịch sử rõ ràng không thể sánh kịp với thị trường các nước phát triển. Thị trường OTC có tuổi thọ lâu hơn thị trường tập trung đã đành nhưng vẫn chưa tổ chức được một mạng lưới giao dịch chứng khoán thực sự hiện đại: chưa có một tổ chức quy mô lớn điều hành

và chưa có hệ thống kỹ thuật hiện đại (kết nối internet, điện thoại,…) phục vụ giao dịch. Riêng về thị trường tập trung, trong thời gian chờ đợi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM được nâng cấp hiện đại hơn thông qua dự án 192 tỷ đồng đã được duyệt, hiện nay, mọi giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường tập trung đều diễn ra tại sàn giao dịch có vốn đầu tư cải tạo mặt bằng ban đầu khá khiêm tốn và vận hành bởi hệ thống phần mềm viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, do nhiều đơn vị cung cấp và hệ thống phần cứng có chất lượng trung bình. Đáng lưu tâm hơn là hiện nay chưa có nơi đặt máy chủ dự phòng theo đúng chuẩn quốc tế cho hệ thống giao dịch.

2.3.1.3. Chủng loại hàng hóa chưa phong phú

Nếu xét riêng về nhu cầu hàng hóa hiện nay cho thị trường, rõ ràng các nhà đầu tư vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu tạo lập và phát triển danh mục đầu tư của họ một cách đầy đủ, bởi hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá ít: đến cuối năm 2004, trên thị trường tập trung có 26 loại cổ phiếu, 1 chứng chỉ quỹ đầu tư và 195 loại trái phiếu được niêm yết. Và ba chủng loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường tập trung (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư) cũng chính là những loại hàng hóa có mặt ở thị trường OTC. Hàng hóa ít sẽ dẫn đến người đầu tư cũng ít vì không có nhiều sự lựa chọn và vì thế thị trường sẽ kém hấp dẫn.

2.3.1.4. Trình độ quản lý và hiểu biết chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán của các thành phần tham gia thị trường còn thấp

− Nhân lực quản lý thị trường:

Ở Việt Nam, đội ngũ nhân sự làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán (Ủy Ban chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán) vừa thiếu lại vừa yếu. Tính riêng tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ

Chí Minh – nơi trực tiếp điều hành thị trường, vào thời điểm cuối năm 2004, có tất cả 89 nhân viên, trong đó khối hành chính có 23 người, và còn lại thuộc khối nghiệp vụ. Hiện nay, trung bình một nhân viên phòng Quản lý Niêm yết phải quản lý việc tuân thủ quy định của bốn tổ chức niêm yết, và một nhân viên phòng Quản lý Thành viên quản lý bốn thành viên. Tỷ lệ này không lớn (nếu không nói là thấp) so với các nước khác nhưng vì phần lớn công việc đều được thực hiện thủ công nên chậm trễ trong việc lập báo cáo tổng hợp hoặc để xảy ra sai sót là điều khó tránh khỏi, nhất là vào dịp cuối tháng, quý, năm – khi các đơn vị gửi báo cáo về Trung tâm.

Đấy chỉ là mới bàn đến vấn đề số lượng, chưa kể đến vấn đề chất lượng (trình độ) của đội ngũ này. Hơn 90% nhân lực có bằng đại học, gần một nửa trong số đó đã và đang hoàn tất chương trình cao học, một số ít có học vị tiến sĩ. Tuy nhiên, không một ai được đào tạo chuyên sâu về ngành chứng khoán (do đây là ngành mới tại Việt Nam), các kiến thức về chứng khoán được góp nhặt từ từ qua kinh nghiệm và các khoá học (đa số là ngắn ngày) trong và ngoài nước.

− Nhân lực quản trị công ty:

Những nhà điều hành các công ty niêm yết và các công ty tiềm năng là đối tượng được nhắc đến ở đây. Đây là bộ phận quyết định chất lượng và số lượng hàng hóa được giao dịch trên thị trường tập trung nên cũng không kém phần quan trọng.

Nhà quản trị tồi sẽ không mang lại giá trị gia tăng cho công ty, thậm chí còn dẫn công ty đến bờ vực thua lỗ, phá sản. Điều này đồng nghĩa với chất lượng hàng hoá trên Sàn bị giảm sút. Một công ty niêm yết được điều hành bởi nhà quản trị tồi sẽ dễ bị huỷ niêm yết; một công ty tiềm năng được lãnh đạo bởi nhà quản trị tồi sẽ

không thấy ích lợi của việc niêm yết. Hai điều này sẽ làm giảm số lượng công ty niêm yết là điều chắc chắn.

Nhìn vào chất lượng cổ phiếu niêm yết (chẳng hạn phần lớn đều là các công ty có quy mô vừa đủ yêu cầu niêm yết, ít công ty lớn, có tiếng tăm và uy tín trên thương trường) có thể thấy số lượng nhà quản trị giỏi tại các công ty rất hiếm. Đây cũng là tình trạng chung tại các công ty cổ phần của Việt Nam hiện nay. Việc thuê Giám đốc bên ngoài vẫn chưa được ưa chuộng do ảnh hưởng đến quyền lợi của những vị giám đốc tiền nhiệm, đa số nhiều công nhưng ít tài. Đây là những người ủng hộ hết mình cho chủ trương Nhà nước nắm giữ tối thiểu 51% cổ phần của công ty cổ phần hoá, vì như vậy họ sẽ có điều kiện đương chức lâu hơn do làm người đại diện cổ đông Nhà nước trong công ty.

− Nhân lực môi giới:

Đây là đội ngũ các tổ chức trung gian như các công ty chứng khoán, ngân hàng chỉ định thanh toán và các công ty quản lý quỹ. Nếu xét về tốc độ gia tăng số lượng thì trong một năm trở lại đây, số lượng các tổ chức trung gian tăng nhanh hơn so với các công ty niêm yết. Ở một giác độ nào đó, đây là điều đáng mừng cho sự phát triển của ngành chứng khoán vì cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán sẽ dẫn đến chất lượng phục vụ người đầu tư được nâng cao. Tuy nhiên, hiện nay do chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh (ở cả tổng thể nền kinh tế lẫn trong lĩnh vực chứng khoán, chẳng hạn chưa có Luật Cạnh tranh và Luật Chứng khoán) và ngành công nghiệp chứng khoán của Việt Nam còn quá non trẻ nên cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán mang lại kết quả không hoàn toàn tốt.

Nhân sự tại các tổ chức trung gian kể trên cũng chưa thực sự đủ mạnh. Tỷ lệ nhân viên có giấy phép hành nghề tại một số công ty chứng khoán chưa đạt 100% cho thấy việc quản lý giấy phép hành nghề chưa được các cấp quản lý cọi trọng. Tình trạng thôi việc, chuyển công tác là khá phổ biến hiện nay tại các công ty, chứng tỏ việc làm tại các nơi này chưa thực sự hấp dẫn người lao động, ngay cả đối với lao động trẻ chứ chưa kể đến những lao động giàu kinh nghiệm, có chuyên môn sâu.

− Nhà đầu tư:

Thị trường chứng khoán của các nước tư bản phát triển mặc dù ra đời trước Việt Nam cả trăm năm nhưng đều phải trải qua hàng trăm năm tự phát trước khi được tổ chức thành thị trường tập trung, vì vậy họ tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm thực tế và dĩ nhiên mọi thứ đều có cái giá của nó, mà người trực tiếp trả giá là các nhà đầu tư.

Với mục tiêu đi tắt, đón đầu nhưng trên hết là đảm bảo quyền lợi của người đầu tư, Chính phủ Việt Nam quyết định tổ chức thị trường tập trung trước khi người đầu tư phải trả giá cho sự phát triển chín muồi của thị trường. Mặt trái của quyết định này là hiểu biết của người đầu tư về thị trường chứng khoán còn rất hạn chế, đa số hành động theo đám đông, đôi khi dẫn đến thiệt hại dù không lớn lắm (do được bảo vệ bằng biên độ dao động giá). Chính phủ đã và đang tìm cách hạn chế mặt trái này thông qua hình thức tuyên truyền và giáo dục người dân về thị trường chứng khoán nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, hiện nay, thị trường đang rất thiếu những nhà đầu tư có tổ chức. Tuy cũng có một số nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia thị trường, nhưng chỉ dừng

ở tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ trên thị trường sơ cấp (số thành viên đấu thầu hàng năm tại Trung tâm giao dịch chứng khoán dao động quanh con số 25).

Một phần của tài liệu Quyền chọn chứng khoán (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)