Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền chọn chứng khoán (Trang 26)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Thị trường chứng khoán là sản phẩm tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của nền kinh tế, được hình thành tự phát và tất nhiên khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao cấp của nó. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng vì thế ra đời rất lâu sau thị trường chứng khoán ở các nước phát triển (khoảng sau năm thế kỷ) vì nền kinh tế tụt hậu rất xa so với các nước khác1.

Không ai biết chính xác thị trường chứng khoán xuất hiện ở Việt Nam từ khi nào, nhưng chắc chắn không trước năm 1945 – giai đoạn nền kinh tế Việt Nam còn mang nặng tính tự cung tự cấp, và có lẽ khoảng sau năm 1951 – năm thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam, tiền thân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Một trong ba chức năng lúc bấy giờ của Ngân hàng quốc gia là chức năng của kho bạc (quản lý quỹ ngân sách nhà nước và quản lý chi tiêu quỹ tiền lương)2, cân đối thu chi ngân sách cũng vì thế là việc rất quan trọng của Ngân hàng. Khi có nhu cầu vốn cho chi tiêu của Chính phủ, phát hành công trái là một trong những việc làm được nghĩ đến trước tiên. Song song đó, nhu cầu hợp vốn kinh doanh giữa các cá nhân, tập thể với nhau cũng lớn dần theo đà phát triển của nền kinh tế, cổ phiếu từ đó cũng ra đời. Công trái, cổ phiếu xuất hiện đồng nghĩa với sự xuất hiện của thị trường chứng khoán vì đó là những loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán. Tuy

1 Phụ lục 1.

nhiên, do chưa đánh giá đúng vai trò của thị trường chứng khoán mà trong một thời gian dài, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ở dạng tự phát, phi tập trung, và đôi khi nhiều người lầm tưởng thị trường chứng khoán chưa từng tồn tại ở Việt Nam.

Năm 1992 đánh dấu một bước phát triển trong nhận thức về tầm quan trọng của thị trường chứng khoán của Chính phủ Việt Nam, khi Ban thị trường vốn trực thuộc Ngân hàng Nhà nước được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngày 28/11/1996, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập để thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán3. Tuy nhiên, hoạt động phát hành chứng khoán không niêm yết do Bộ Tài Chính và các chính quyền địa phương quản lý.

Ba năm sau (20/7/2000), Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – một trong hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán trong cả nước – chính thức đi vào hoạt động với chức năng quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động mua bán chứng khoán tại Trung tâm, đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán tập trung Việt Nam4.

Ngày 19/2/2004, Chính phủ quyết định chuyển Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài Chính. Như vậy là toàn bộ hoạt động trên thị trường chứng khoán được tập trung quản lý bởi một đầu mối là Bộ Tài chính. Điều này vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa làm tăng sức mạnh của bộ máy quản lý, điều hành thị trường

3 Nghị định 75/CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ.

4 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán còn lại là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, dự kiến đi vào

hoạt động sau Tết Aâm lịch 2005, giao dịch chứng khoán chưa niêm yết và tổ chức hệ thống đấu giá bán cổ phần lần đầu.

và sẽ hứa hẹn những bước phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.

2.1.2. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay:

Trong phần này, chúng ta sẽ điểm qua thị trường chứng khoán Việt Nam trên hai phương diện: thị trường tập trung và thị trường OTC.

2.1.2.1. Thị trường tập trung:

− Luật điều chỉnh: Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

− Cơ quan quản lý nhà nước:

+ Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (thuộc Bộ Tài chính) trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

+ Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM: quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường tập trung, phối hợp với Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong chức năng đấu giá bán cổ phần lần đầu.

+ Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội: tổ chức đấu giá bán cổ phần lần đầu cho các doanh nghiệp có phần vốn bán ra bên ngoài từ 10 tỷ đồng trở lên (bắt buộc đấu giá qua Trung tâm giao dịch chứng khoán).

− Hàng hóa: 26 loại cổ phiếu, 1 loại chứng chỉ quỹ đầu tư, 195 loại trái phiếu (tổng giá trị niêm yết gần 24.000 tỷ đồng).

− Thành viên: 13 công ty chứng khoán thực hiện 5 nghiệp vụ: môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

− Có hơn 20.000 tài khoản cá nhân và hơn 200 tài khoản của tổ chức được mở với tổng giá trị tiền gửi giao dịch gần 190 tỷ đồng.

2.1.2.2. Thị trường OTC:

− Luật điều chỉnh: Luật doanh nghiệp và Nghị định 144/2003/NĐ-CP.

− Cơ quan quản lý nhà nước:

+ Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (thuộc Bộ Tài chính) trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

+ Ủy Ban Nhân dân các tỉnh, thành và các Sở ban ngành: quản lý việc phát hành chứng khoán lần đầu (riêng lẻ hoặc ra công chúng).

+ Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội: thực hiện khi được doanh nghiệp yêu cầu.

− Hàng hóa: toàn bộ cổ phiếu và trái phiếu của các công ty cổ phần trong cả nước, trái phiếu chính phủ không niêm yết trên thị trường tập trung.

− Thành viên: không có.

− Nhà đầu tư: tất cả cá nhân trong và ngoài nước, Chính phủ vẫn là cổ đông chính và nhà đầu tư lớn.

2.1.3. Định hướng phát triển của thị trường đến 2010:

Không nằm ngoài mục tiêu định hướng cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định, an toàn và đáp ứng nhu cầu huy động vốn dài hạn cho phát triển kinh tế, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết

định số 163/2003/QĐ-TTg5 vào ngày 5/8/2003 phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 với bốn nội dung cơ bản sau:

− Thực hiện mở rộng quy mô thị trường chứng khoán tập trung, trong đó bao gồm việc tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung nhằm tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết. Chủ trương này chính là khẳng định vai trò hết sức quan trọng của thị trường chứng khoán trong quá trình xây dựng kênh huy động vốn dài hạn.

− Xây dựng và phát triển các Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán nhằm cung cấp các dịch vụ giao dịch, đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ theo hướng hiện đại.

− Phát triển các định chế tài chính trung gian cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

− Phát triển các nhà đầu tư cá nhân và có tổ chức: không chỉ ở mức chuyển đổi nhận thức, mà phải làm sao giúp nhà đầu tư hiểu rõ và thực hiện các ý tưởng đầu tư của mình.

2.2. Sự cần thiết của việc áp dụng quyền chọn chứng khoán vào giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Quyền chọn chứng khoán là một công cụ tài chính nên sớm được áp dụng vào hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam vì những lý do sau:

2.2.1. Quyền chọn chứng khoán là một trong những sản phẩm ưu việt trên thị trường chứng khoán:

Quyền chọn chứng khoán có những ưu điểm nổi bật thể hiện qua vai trò của mình đối với thị trường chứng khoán (được trình bày ở chương trước). Đây là lý do đầu tiên cho việc xem xét ứng dụng sản phẩm này vào thị trường nước ta, như là một phần của quá trình chắt lọc tinh hoa thế giới và ứng dụng cho Việt Nam trong quá nhập hội nhập nền kinh tế thế giới.

2.2.2. Vai trò cụ thể của quyền chọn chứng khoán đối với nền kinh tế Việt Nam:

2.2.2.1. Giúp tăng khả năng huy động vốn trong và ngoài nước cho nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán:

Theo số liệu thống kê của ADB, tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm gần đây được thể hiện qua hình sau:

Hình 2. Mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm

5.71 4.77 6.79 6.89 7.04 6.9 7.24 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 M ức ta êng tr ươ ûng (% )

Mức tăng trưởng kinh tế VN qua các năm

Với kết quả trên, theo đánh giá của ADB, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2003 là 6,9% cao nhất các nước Đông Nam Á (tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn khu vực là 3,9%).

Không chỉ tăng trưởng cao mà tốc độ tăng trưởng còn được đánh giá là bền vững: quý sau cao hơn quý trước. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng nhanh từ 36,73% năm 2000; 38,13% năm 2001 và 38,55% năm 2002 lên thành 40% năm 2003, tỷ trọng nông nghiệp giảm qua các năm tương ứng là 24,53%; 23,24%; 22,99% và 21,6%. Đà tăng trưởng này giúp nền kinh tế dễ dàng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nếu cứ tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng này từ nay đến 2010, nhu cầu vốn cần huy động ở nước ta rất lớn.

Với mức cầu về vốn dự đoán như thế, nguồn cung về vốn chắc chắn phải được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu nguồn vốn đến bằng cách vay trong và ngoài nước thì chi phí sử dụng vốn rất cao. Với mục tiêu cơ bản trong chiến lược tài chính quốc gia giai đoạn 2001-2010 là huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu đưa tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội lên 32% GDP vào 2010, Việt Nam cần tìm cho mình một phương pháp huy động vốn với chi phí sử dụng vốn thấp hơn, một trong số đó là nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán.

Muốn thị trường chứng khoán trở thành một công cụ huy động vốn hiệu quả, Việt Nam cần đưa vào thị trường của mình không chỉ những sản phẩm cơ bản như hiện nay (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư) mà còn phải phát triển thêm nhiều sản phẩm khác, trong đó các sản phẩm phái sinh là điều không thể thiếu. Một điều dễ thấy là thị trường nào càng có nhiều mặt hàng cho người tham gia thị trường lựa chọn thì thị trường đó sẽ thu hút được càng nhiều sự quan tâm của mọi người, từ đó có cơ hội phát triển rộng hơn. Quyền chọn chứng khoán không chỉ là công cụ kinh doanh cho tỷ suất sinh lợi cao mà còn là một công cụ phòng ngừa rủi

ro hiệu quả, sẽ làm giảm đi phần nào tâm lý ngại rủi ro vốn có của người Việt Nam, tạo cho họ cảm giác an toàn hơn khi tham gia thị trường.

2.2.2.2. Giúp thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước:

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có nhiều ưu điểm phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay nhất. Với ưu thế vốn được huy động từ các tầng lớp dân cư, công ty cổ phần có đủ khả năng trang bị cho mình những dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần cũng giúp nó hoạt động hiệu quả hơn so với những loại hình doanh nghiệp khác. Do đó, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần là một xu hướng đang được khuyến khích hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu cổ phần hóa (1992) đến nay, số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa còn ít, tiến trình chậm. Thị trường chứng khoán có thể giúp đẩy nhanh tiến trình này bằng nhiều cách. Một trong những công cụ có thể giúp phần nào cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là đưa vào thị trường “employee stock option”6. Cùng với những ưu điểm của ESOs, chúng ta tin tưởng quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ được diễn ra thuận lợi hơn, thu hút được sự quan tâm của người quản lý doanh nghiệp cũng như nhân viên.

2.2.3. Phù hợp chiến lược phát triển kinh tế quốc gia:

Chiến lược cũng đưa ra các giải pháp thực hiện 4 nội dung chính trên, trong đó có đề cập đến giải pháp “phát triển các loại chứng khoán khác” trong nhóm giải pháp “Tăng cung chứng khoán cho thị trường về số lượng, chất lượng và chủng

loại”. Điều này cho thấy việc nghiên cứu đưa vào áp dụng công cụ quyền chọn chứng khoán phù hợp với chính sách phát triển kinh tế quốc gia vì sẽ làm tăng cung chứng khoán về chủng loại.

2.3. Khả năng áp dụng quyền chọn chứng khoán vào giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam: trường chứng khoán Việt Nam:

2.3.1. Khó khăn và thách thức trong việc áp dụng quyền chọn chứng khoán vào giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam: giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam:

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với xuất phát điểm thấp nên thị trường chứng khoán Việt Nam vì thế gặp không ít khó khăn, cụ thể như sau:

2.3.1.1. Khung pháp lý chưa hoàn chỉnh

Văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán chỉ dừng ở mức Nghị định7. Tuy nhiên, văn bản này cũng chưa bao quát toàn bộ hoạt động diễn ra trên thị trường chứng khoán, có nhiều văn bản cùng điều chỉnh một hoạt động, song lại cũng có nhiều vấn đề lại không được quy định tại văn bản nào. Bảng 2.1 sẽ minh họa rõ hơn về vấn đề này.

Thêm vào đó, các chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh, sửa đổi theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này gây cản trở rất lớn cho sự phát triển của thị trường chứng khoán vì một trong 4 nguyên tắc của thị trường chứng khoán là nguyên tắc công khai 8 đã không được đáp ứng đầy đủ. Thực tế Việt Nam cho thấy, việc xây dựng một môi trường pháp lý đồng bộ và lành

7 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ

mạnh vẫn luôn là một vấn đề bức xúc không chỉ đối với hoạt động này mà còn đối với hầu hết các hoạt động kinh tế khác.

Bảng 2.1. Ví dụ minh họa hạn chế trong khung pháp lý

Hiện nay, có nhiều văn bản pháp luật cùng điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán:

• Truớc tiên là Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Thứ đến là Luật doanh nghiệp, điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân và công ty hợp danh. Theo đó, công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu, trái phiếu; công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành trái

Một phần của tài liệu Quyền chọn chứng khoán (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)