GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CƠNG TY SHELL VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Shell Việt Nam trên thị trường hoá chất Polyols Việt Nam (Trang 64 - 66)

CƠNG TY SHELL VIỆT NAM

Qua phân tích ở chương 2 cho thấy, bên cạnh những điểm mạnh, những lợi thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh, Cơng ty Shell Việt Nam cịn tồn tại một số điểm yếu, trong chương này tác giả sẽ dựa vào kết quả phân tích của chương 2 để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty Shell Việt Nam.

3.1. MỤC TIÊU VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp 3.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp

‹ Giữ vững sự phát triển của cơng ty trong thời gian qua.

Gần 10 năm hoạt động trên thị trường Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của SCV tăng lên đáng kể. Từ 5-6% ngay từ buổi đầu thành lập, đến nay thị phần của riêng ngành hàng Polyols chiếm từ 30-33% tính trên cả nước. Để đạt được kết quả này, SCV đã khơng ngừng cải tiến các quy trình hoạt động cho phù hợp, cải tiến các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. SCV đã củng cố được niềm tin của khách hàng và đưa hình ảnh “con sị” trở nên thân thuộc với khách hàng. Tuy nhiên, với những điểm mạnh mà SCV cĩ được, lẽ ra SCV phải ở vị trí số 1 trên thị trường. Phải chăng SCV vẫn chưa phát huy hết các mặt mạnh của mình và cịn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Mặt khác, do số lượng các nhà cung cấp trên thị trường khơng nhiều và là những cơng ty lớn, tập đồn đa quốc gia nên sự cạnh tranh càng quyết liệt hơn và trong những năm tới sẽ khơng ít khĩ khăn và thách thức đặt ra cho cơng ty. Do đĩ, xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty trên cơ sở phát huy những điểm mạnh và khắc

phục những điểm yếu nhằm giữ vững tốc độ phát triển của cơng ty là điều hết sức cần thiết.

‹Phát triển thị trường

SCV rất mạnh ở thị trường miền Nam nhưng lại thua trên thị trường miền Bắc mặc dù các khách hàng ở phía Bắc đánh giá SCV rất tốt so với các nhà cung cấp khác. Đây là một lợi thế cho SCV nhưng thị phần của SCV trên thị trường này rất thấp và gần như SCV đã bỏ qua thị trường này. Tại sao? Phải chăng nội lực của SCV chưa đủ mạnh so với các đối thủ? SCV cần ưu tiên phát triển thị trường miền Bắc, một mặt nhằm làm tăng thị phần và doanh số, một mặt khuếch trương thương hiệu của Shell và tạo tiền đề để phát triển một phân khúc mới.

SCV cũng như các nhà cung cấp hĩa chất Polyols khác chưa khai thác hết thị trường hiện tại. Nghĩa là các nhà cung cấp chỉ tập trung khai thác các khách hàng sử dụng hĩa chất Polyols để sản xuất mút đàn hồi mà bỏ qua các các ứng dụng khác của Polyols như CASE, mút cứng … mà Shell vốn rất mạnh về các ứng dụng này trên thế giới. SCV cần chủ động đi trước, tạo những tiền đề, những điều kiện cần và đủ để khai thác thị trường tiềm năng này nhằm làm tăng thị phần của mình và phát triển một phân khúc mới là một điều tất yếu.

3.1.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp

‹Kết quả phân tích SWOT ở chương 2.

Hiện nay, bên cạnh những mặt mạnh về sản phẩm chất lượng tốt, đồng nhất và ổn định; về tình hình tài chính, về trình độ của nguồn nhân lực … cơng ty vẫn cịn nhiều hạn chế về các quy định an tồn, thiếu linh động trong khâu giao hàng, cung cấp hạn mức tín dụng và thời hạn thanh tốn … Xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty cần dựa vào những điểm này để đưa ra những giải pháp tìm cách giữ vững và phát huy những mặt mạnh, khắc phục và hạn chế những mặt yếu.

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mở ra nhiều cơ hội cũng như là thách thức cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tự tạo thế đứng cho

mình trên thương trường. Đĩ là tất yếu khách quan cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh.

‹ Tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh, các yếu tố quan trọng nhất đối với khách hàng khi lựa chọn nhà cung cấp.

Hiểu được tình hình cung cầu trên thị trường, hiểu được nhu cầu đích thực của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh cùng với những điểm mạnh, điểm yếu của họ… sẽ giúp xây dựng những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cơng ty sát với thực tế thị trường và hiệu quả. Mặc khác, xác định các yếu tố quan trọng đối với khách hàng cũng là một cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp giúp các giải pháp đề ra cĩ tính khả thi và thực tiễn cao. Dưới đây là 5 yếu tố được xếp theo thứ tự mức độ quan trọng tăng dần:

Bảng 3.1: Năm đề mục quan trọng nhất đối với khách hàng

Điểm cao nhất: 100 điểm

STT Câu hỏi Nội dung câu hỏi Số điểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Shell Việt Nam trên thị trường hoá chất Polyols Việt Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)