Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 – 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 53)

Bên cạnh những thành tựu đạt được, BHXH huyện Yên Hưng cũng tồn tại nhiều mặt hạn chế và yếu kém trong công tác quản lý đối tượng tham gia, cần phải được nhanh chóng sửa đổi và khắc phục. Đó là:

Thứ nhất: Chưa nắm vững được số đơn vị và số người tham gia trên địa

bàn huyện.

o Có trường hợp đơn vị kê khai đăng ký không chính xác số người tham gia lẫn mức lương trích nộp dưới nhiều hình thức như: chỉ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động…, một số đơn vị sử dụng trên 10 lao động nhưng vẫn chưa tham gia BHXH như công ty TNHH Kim Liên, công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hạ long xanh...

o Tình trạng người sử dụng lao động không đóng BHXH cho người lao động, đóng không đúng thời gian, không đúng mức qui định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc còn xảy ra nhiều. Nhiều trường hợp đơn vị sử dụng lao động lập danh sách báo tăng giảm chậm, thời gian tăng giảm không đúng với các quyết định hoặc hợp đồng lao động của người lao động.

o Luật BHXH qui định: “trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ tham gia BHXH cho tổ chức BHXH”. Nhưng thực tế tại huyện Yên Hưng có một số doanh nghiệp đi vào hoạt động, có sử dụng lao động từ những năm 2004, 2006 (như Công ty TNHH liên doanh thuỷ sản Nam Hải) đến nay vẫn chưa tham gia BHXH cho người lao động.

Thứ hai: Nhận thức về BHXH của mọi người dân nói chung và người lao

động nói riêng bị hạn chế, chưa thấy rõ bản chất ưu việt của BHXH. Người lao động chưa hiểu đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH. Nhiều người còn có thành kiến không tốt về BHXH, hiểu sai về bản chất của BHXH.

Thứ ba: Một trong những tồn tại lớn nhất trong việc thực hiện những qui

BHXH huyện Yên Hưng cũng như các phòng ban, ngành chức năng chưa nắm chắc hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngoài công lập. Có những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đăng ký thành lập trên địa bàn huyện nhưng không có trụ sở giao dịch, không hoạt động theo nội dung đăng ký, giải thể sau khi thành lập và hoạt động một thời gian ngắn, không đăng ký sử dụng lao động... Cũng không cơ quan nào quản lý, theo dõi và nắm được thông tin về những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, có mã số thuế nhưng không có trụ sở làm việc thực chất có hoạt động hay không, còn kinh doanh hay đã dừng hoặc thay đổi phạm vi hoạt động. Ngoài ra, khu vực ngoài công lập còn có nhiều nhà trẻ mầm non tư thục, các quán bar, ... không ký kết hợp đồng với người lao động. Do vậy, việc quản lý, theo dõi, yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện chính sách BHXH cho người lao động theo luật định ở các đơn vị này thực sự là vấn đề không dễ đảm bảo.

Thứ tư: Trình độ của cán bộ, công nhân viên chức trong BHXH huyện

Yên Hưng vẫn còn bất cập. Đa số là các cán bộ thuộc ngành khác chuyển sang, chưa nắm vững được công tác BHXH. BHXH huyện còn thiếu cán bộ, một cán bộ phải đảm đương nhiều công việc dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Cán bộ, viên chức trong BHXH huyện lại thường xuyên biến động như năm 2009, một cán bộ chuyên thu được điều chuyển lên BHXH tỉnh, một cán bộ sổ thẻ mới về, năm 2010 phó giám đốc BHXH huyện được điều chuyển sang huyện khác. Điều đó gây khó khăn cho công tác nắm tình hình của các đơn vị trên địa bàn huyện.

Thứ năm: Kinh phí hoạt động của ngành thấp, thiếu cơ sở vật chất phục

vụ, thiếu kinh phí đào tạo và chưa có cơ chế khuyến khích thoả đáng cho những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác BHXH.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 – 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 53)