Quy trình tiến hành M&A

Một phần của tài liệu Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 25 - 28)

Hình 3: Quy trình M&A

1.7 Kết luận chương 1

Đối với các nước đang phát triển như nước ta thì hình thức M&A còn là con đường nhanh chóng hơn để tiếp cận với công nghệ hiện đại cũng như sở hữu được thương hiệu nổi tiếng. Nếu chúng ta phải xây dựng từ đầu thì phải mất thời gian quá dài để có thể xây dựng các ngành công nghiệp hiện đại. Còn nếu chúng ta dựa vào nguồn đầu tư từ nước ngoài thì cũng khó thực hiện được. Nếu là các ngành công nghệ cao thì các doanh nghiệp nước ngoài thường đầu tư 100% vốn nước ngoài để bảo vệ công nghệ như Canon, Toyota. Một số công ty lúc mới vào Việt Nam vì chưa am hiểu thị trường thường tiến hành liên doanh với các đối tác Việt Nam nhưng khi đã đứng vững trên thị trường liền tìm cách trở thành doanh nghiệp hoàn toàn vốn nước ngoài, ví dụ như Acecook, Unilever... Cho nên song song với hình thức đầu tư mới, các doanh nghiệp Việt Nam đã đến lúc cần chú ý đến hình thức M&A để khai thác các lợi thế của nó.

Trong chương này, tác giả đã giúp người đọc có được một cái nhìn sơ lược về hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, thông qua các khái niệm, những loại hình cơ bản, các phương thức thực hiện của mô hình. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu những vấn đề cần xem xét trong các hợp đồng mua bán và sáp nhập, và lưu ý những vấn đề cần quan tâm xem xét trong thủ tục và quy trình M&A trước khi đi đến ký kết hợp đồng. Bằng những lập luận của mình, tác giả đã cho thấy động cơ và mục

đích để các doanh nghiệp tiến hành mua bán và sáp nhập để phục vụ cho lợi ích kinh doanh, khẳng định sự quan trọng, khả năng thành công cũng như những tiềm năng mà mô hình này hứa hẹn khi áp dụng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)