Những bất cập trong văn bản luật và thực thi văn bản luật

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 56 - 60)

- “Tôi đã mất ngủ cả đêm trƣớc khi nói về hàng rong”

4.2. Những bất cập trong văn bản luật và thực thi văn bản luật

Hiện nay, không khó gì khi bắt gặp một số hàng rong xuất hiện trên các tuyến phố cấm, thậm chí ngay sát cạnh các biển báo cấm bán hàng rong. Hoạt động bán hàng rong với nhiều biến tƣớng khác nhau nhƣ chỉ mang một vài phong kẹo cao su hay một hai quyển sách bên mình và rao bán, đựng các đồ bán rong trong các túi xách nhỏ nhƣ cặp sách và hỏi nhỏ khách mua chứ không rao to, nếu có lực lƣợng trật tự đi qua, chỉ cần xách lên tay giống nhƣ ngƣời đi mua đồ chứ không phải mất thời gian gồng gánh … Hoạt động bán hàng rong hiện nay không lộ liễu nhƣ trƣớc nhƣng vẫn diễn ra tấp nập, nhƣ một hoạt động chìm trong xã hội. Chỉ khi có cơ quan chức năng đi kiểm tra, các hoạt động bán hàng rong mới đƣợc dẹp bỏ nhƣng sau đó lại tái diễn. Rõ ràng với nhu cầu mƣu sinh, những ngƣời bán hàng rong đang cố gắng thích nghi và luồn lách theo những kẽ hở của

http://svnckh.com.vn 56 pháp luật, điều này chứng tỏ các văn bản pháp quy đƣa ra một măt chƣa “hợp lòng dân”, một mặt vẫn còn tồn tại nhiều kẽ hở có thế lợi dụng.

Mặc dù là một trong những hoạt động kinh doanh phổ biến và chủ yếu của một bộ phận không nhỏ ngƣời dân, hoạt động bán hàng rong vẫn chƣa đƣợc điều chỉnh cụ thể trong Luật thƣơng mại Việt Nam 2005. Hiện nay, hoạt động bán hàng rong đƣợc điều chỉnh bởi Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng xuyên không phải đăng ký kinh doanh và Quyết định số 46/2009/QĐ- UBND thay thế Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 09/01/2008 Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội . Các văn bản trên vẫn còn tồn tại một số bất cập nhƣ mặc dù trong nghị định Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định rõ trách nhiệm của các bên bao gồm các cá nhân hoạt động kinh doanh cũng nhƣ các cơ quan quản lý các cấp, cách thức thực hiện quy định của các cơ quan này vẫn bị dƣ luận lên tiếng. Một trong những bất cập dễ dàng nhận thấy nhƣng đƣợc cả những cá nhân kinh doanh, chính quyền, ngƣời tiêu dung chấp nhận là sự buông lỏng quản lý một cách cố ý. Việc cố tình làm lơ cho phép bán hàng rong tại các tuyến phố cấm sau khi đã nộp “phí” đƣợc thực hiện bài bản từ cấp trên xuống các cấp trực tiếp giám sát. Hiện tƣợng này không phải là khó bắt gặp tai các tuyến phố nhƣ Tràng Thi,Tràng Tiền, Cát Linh, Tây Sơn, Đê La Thành, Láng..

Ngoài ra, mặc dù đã có các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động bán hàng rong những vẫn chƣa có những chế tài tài chính cụ thể để xử phạt hay các quy định áp dụng để xử lý với những hàng rong bị tịch thu, xử lý. Điều này một mặt cũng sẽ gây tiêu cực trong bộ máy quản lý và thái độ chống đối của ngƣời kinh doanh hàng rong.

http://svnckh.com.vn 57

4.3. Ý thức của người bán hàng rong

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những bộc lộ tiêu cực của hoạt động bán hàng rong từ trƣớc đến nay là ý thức giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh chung còn thấp. Một đặc điểm của loại hình kinh doanh này là không bán hàng ở một địa điểm cố định. Vì nay ngồi chỗ này, mai ngồi chỗ kia nên nếu có bán sản phẩm không bảo đảm thì cũng không sợ bị ai kêu, ai phạt, ngƣời bán chƣa có ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết quả kiểm tra của các đoàn thanh tra liên ngành của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy, 54% điểm bán hàng gần cống rãnh mất vệ sinh; 97% thực phẩm trong quá trình chế biến bị nhiễm bụi, ruồi; nƣớc đá sử dụng cho các dịch vụ thức ăn đƣờng phố có tỷ lệ nhiễm E.Coli (vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy) là 35,6% ở các cơ sở nội thành và 64,7% tại các cơ sở ngoại thành, thị trấn. Hàng rong theo cách này vô hình chung đã tự gắn mình với mất vệ sinh an toàn thực phẩm, là một trong những con đƣờng nhanh nhất để lây truyền bệnh dịch liên quan đến thực phẩm, do vậy, dẫn đến sự nhiều hạn chế của cơ quan quản lý đối với hoạt động kinh doanh này.

Ý thức của ngƣời bán hàng rong còn chƣa đƣợc đánh giá cao do một bộ phận ngƣời bán hàng do quá đề cao lợi nhuận mà mua bán hàng giá rẻ, hàng nhái, kém chất lƣợng, lƣu hành văn hóa phẩm đồ trụy…Bên cạnh đó, nhằm bán đƣợc hàng hóa với giá cao, những ngƣời bán hàng rong đăc biệt là một số ngƣời bán hàng văn hóa phẩm hay đồ lƣu niệm cho du khách nƣớc ngoài tại các trung tâm lớn nhƣ hồ Gƣơm, hồ Tây, khu phố cổ chèo kéo, bám đuôi khách. Điều này gây nhiều khó chịu cho nhiều

http://svnckh.com.vn 58 khách du lịch, gây mất an ninh trật tự, đồng thời mang lại ấn tƣợng không đẹp cho du khách về một Hà Nội văn hóa.

4.4. Ý thức của người mua hàng

Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho những ngƣời bán hàng rong hay các cơ quan quản lý về những khía cạnh tiêu cực của hoạt động bán hàng rong kinh tế, văn hóa, xã hội, vì có cầu thì ắt có cung, ngƣời tiêu dùng rõ ràng cũng phải phần nào chịu trách nhiệm.

Dễ dàng nhận thấy ngƣời tiêu dùng tìm đến hàng rong nhằm thỏa mãn nhu cầu mua hàng nhanh chóng tiện lợi và giá cả phải chăng tuy nhiên, một số ngƣời tiêu dùng vẫn chấp nhận mua hàng đặc biệt là ăn uống tại những nơi không đảm bảo đƣợc về chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm. Thái độ thờ ơ, dung túng trƣớc các hàng quán kinh doanh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thờ ơ trƣớc nguy cơ ảnh hƣởng sức khỏe của chính bản thân mình càng làm cho bộ phận những ngƣời bán hàng rong này thoải mái buôn bán và làm tồi tệ hơn bối cảnh không mấy sáng sủa của hoạt động bán hàng rong, bên cạnh đó, ngƣời tiêu dùng hàng rong cũng sẵn sàng ghé, đỗ vào các hàng quán, dễ gây cản trở giao thông.

http://svnckh.com.vn 59

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)