Cơ chế hoạt động của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu 217150 (Trang 25)

1.2.3.1. Các chủ thể tham gia vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

- Người mua ( khách hàng): Là những cá nhân tổ chức, DN có nhu cầu mua bảo hiểm cho tài sản, tính mạng sức khỏe hay trách nhiệm dân sự trước pháp luật. Khách hàng bao gồm khách hàng hiện tại (đã tham gia mua BH) và khách hàng tiềm năng ( có thể mua BH trong tương lai). Khách hàng tiềm năng phải thỏa mãn các điều kiện: Có nhu cầu về bảo hiểm; Có khả năng tài chính; Là đối tượng thỏa mãn các điều kiện của sản phẩm BH; và người bán có thể tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với họ.

- Người bán: Là các DN kinh doanh các sản phẩm BH phi nhân thọ.

- Các tổ chức trung gian: Là cầu nối giữa người mua và người bán. Có thể là công ty môi giới BH, hoặc đại lý BH phi nhân thọ. Họ được các DNBH ủy quyền phân phối các sản phẩm BH và một số các hoạt động khác.

1.2.3.2.Cung cầu, cạnh tranh và giá cả của TTBH phi nhân thọ

a)Cung cầu: Cầu của TTBH là tổng lượng các nhu cầu về sản phẩm BH đã

và sẽ được chấp nhận (mua) bởi một số khách hàng xác định. Đó chính là sức mua của người tiêu dùng về một loại BH nào đó mà họ đã và sẽ mua. Cung của TTBH là tổng lượng các hợp đồng BH mà các DNBH cung ứng ra thị trường để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng. Chỉ khi Cung và cầu sản phẩm BH phù hợp với nhau thì hợp đồng BH mới có thể được ký kết.

Trong TTBH phi nhân thọ cung cầu luôn luôn biến động. Cung về BH hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Trong khi nhu cầu về BH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ( nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ dân trí, thói quen mua BH…). Nhưng nhìn chung, nhu cầu về bảo hiểm ngày càng tăng lên theo sự phát triển của kinh tế - xã hội.

b) Cạnh tranh: Là đặc trưng của thị trường nói chung, nhưng ở TTBH phi

nhân thọ cạnh tranh thường “ quyết liệt” hơn, đôi khi phải dùng nhiều “ thủ thuật”, “ chiến thuật” trong cạnh tranh. Bởi vì, như ở phần trên đã nêu sản phẩm BH là sản phẩm dễ bắt chước, nên sản phẩm nào được thị trường chấp nhận và kinh doanh có hiệu quả là các DNBH “ tấn công” một cách quyết liệt, bằng mọi hình thức tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại…, bằng mọi biện pháp giảm phí BH, tăng chi phí, mở rộng quyền lợi cho khách hàng… để chiếm lĩnh thị trường. Điều này, một mặt làm cho TTBH sôi động nên, thúc đẩy sự phát triển của TTBH, nhưng mặt khác dễ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh là xấu đi tình tình chung của TTBH.

Cũng do cạnh tranh làm cho thị phần của các DNBH luôn thay đổi. Nếu DNBH nào giữ vững được khách hàng hiện có, mở rộng và phát triển được nhiều khách hàng mới, đồng thời thu hút được khách hàng của đối thủ cạnh tranh thì sẽ vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Ngược lại, thị phần sẽ giảm đi nhanh chóng và kéo theo thương hiệu cũng như uy tín sẽ giảm dần.

Cùng với cạnh tranh là liên kết.Cạnh tranh càng mạnh thì liên kết càng phát triển. Liên kết thường diễn ra giữa các DN mới, các DN vưà và nhỏ để tạo ra sức

mạnh cạnh tranh. Liên kết giữa các DN có thể mạnh để hòa hoãn, cùng phát triển. Liên kết còn là nhu cầu của TTBH mới hình thành phát triển, trong điều kiện thị trường thế giới đã ổn định. Liên kết là xu hướng của hội nhập.

c) Giá cả: Trong TTBH PNT, giá cả (phí BH) phụ thuộc vào nhiều yếu tố

và có thể thay đổi theo thời gian. Trước hết, giá BH phụ thuộc vào qui luật chung đó là theo cung cầu, cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào mức phí chuẩn để bù đắp cho chi trả bồi thường và chi phí khác. Mức phí chuẩn này được tính toán theo qui luật số lớn nên nó phụ thuộc vào lượng khách hàng tiềm năng và xác suất rủi ro trong từng thời kỳ. Tiếp theo, giá BH có thể thay đổi theo thời gian vì xác suất rủi ro và mức độ thiệt hại có thể thay đổi theo thời gian. Mặt khác, trình độ, phương thức quản lý, hiệu quả đầu tư của các DNBH ở mỗi thời kỳ khác nhau cũng có thể ảnh hưởng tới giá BH.

d) Cơ chế điều tiết thị trường:

TTBH chịu sự tác động của các qui luật chung của thị trường là qui luật cung cầu, cạnh tranh…Ngoài ra, nó còn bị chi phối bởi qui luật riêng có của nó là qui luật “ số đông bù số ít”, “ phân tán rủi ro” và cùng với cạnh tranh là liên kết giữa các DNBH… Các qui luật đó đều biểu hiện hoạt động của mình thông qua giá cả (hay phí BH). Nói một cách cụ thể hơn, đó là một hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, sự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung- cầu, cạnh tranh, liên kết… trực tiếp phát huy tác dụng để điều tiết TTBH PNT.

Cung và cầu là hai lực lượng trong TTBH PNT. Sự tác động giữa chúng hình thành nên giá cả cân bằng ( theo ngôn ngữ BH gọi là mức phí cơ bản). Tương quan cung và cầu điều chỉnh giá cả thị trường. Sự biến đổi tương quan giữa khả năng cung cấp các dịch vụ BH và nhu cầu mua BH dẫ đến sự lên xuống của giá cả ( hay phí BH). Ngược lại, giá cả BH được điều tiết theo quan hệ cung cầu. khi KT-XH càng phát triển nhu cầu BH PNT càng tăng lên, các điều kiện đảm bảo cho đời sống sinh hoạt và sản xuất được tăng cường ( tức là xác suất rủi ro giảm), thì giá cả ( hay phí BH) có xu hướng giảm. Ngoài ra, phí BH còn bị ảnh hưởng

bởi chính sách của nhà nước như chính sách đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH, tỷ giá, lãi suất, chính sách thuế…

Cạnh tranh trong TTBH PNT là cạnh tranh giữa các chủ thể với nhau ( các DNBH, tổ chức môi giới, đại lý BH), nhằm chiếm lĩnh thị trường nâng cao thị phần. Do sản phẩm BH là dễ bắt chước và không được bảo hộ bản quyền, nên trong cạnh tranh ngoài việc tuyên truyền quảng bá, đầu tư công nghệ.., thì biện pháp hữu hiệu là giảm giá ( phí BH), mở rộng quyền lợi BH cho khách hàng. Cùng với cạnh tranh, TTBH PNT luôn diễn ra sự liên kết giữa các DNBH, đây là qui luật vốn có của TTBH. Sự liên kết tốt cũng tạo cơ sở cho việc đồng BH, tái BH được suôn sẻ và là điều kiện để giảm phí BH. Trong một môi trường cạnh tranh càng gay gắt, các DNBH càng phải biết tận dụng qui luật liên kết để điều tiết, tổ chức hợp lý, một mặt để tăng năng lực cạnh tranh, tránh gây thiệt hại cho nhau, mặt khác đáp ứng được nhu cầu phát triển và xu hướng hội nhập quốc tế, nhằm thúc đẩy TTBH PNT phát triển.

Qui luật “số đông bù số ít” là qui luật đặc thù của TTBH PNT. Qui luật này mang tính tương trợ, cùng nhau san sẻ rủi ro của những người tham gia BH. Bởi lẽ, BH PNT là một hệ thống qua đó một số người đồng ý góp vào một quỹ chung ( với số phí tương đối nhỏ), được dùng được chia sẻ các chi phí tổn thất của số ít người gặp rủi ro (có thể rất lớn). Đây cũng là biểu hiện của qui luật “ phân tán rủi ro” trong hoạt động BH. Hai qui luật này phải được tận dụng triệt để trong KDBH. Nếu các qui luật này không phát huy tác dụng thì hoạt động BH không tồn tại, hya nói cách khác, các DNBH sẽ phá sản. Ngược lại, nếu các qui luật này được vận hành tốt, là điều kiện để các DNBH PNT giảm giá ( phí BH), mở rộng quyền lợi cho người mua BH. Đây là điều kiện tiên quyết để chiếm lĩnh thị trường có hiệu quả nhất.

1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TRÊN THẾ GIỚI

Nhìn chung, các nước đều thành lập cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động KDBH. Hầu hết các cơ quan này đều nằm trong Bộ Tài Chính (người đứng đầu do

Thủ tướng (hoặcTổng thống) bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài Chính). Nhưng các cơ quan này hoạt động độc lập , không chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài Chính. Ở một số nước Châu á (Singapore, Philippin..)cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động KDBH có tên là Ủy ban giám sát BH (Insurance Commisoner).Các nước như Anh, Nhật Bản, cơ quan này trực thuộc vụ quản lý ngành ( thường thì trực thuộc vụ quản lý các ngân hàng).

Ở Việt Nam hiện nay Bộ Tài Chính là cơ quan của Chính phủ trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động KDBH.(Ngày 15/05/1992, Bộ Tài Chính đã ra quyết định số 233/TC/QĐ/TCCB, thành lập phòng quản lý BH, trực thuộc Vụ tài chính các Ngân hàng và Tổ chức tài chính.Đến 20/8/2003, Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 134/2003/QĐ-BTC, thành lập Vụ Bảo hiểm).

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở một số nước số nước

Xu thế hiện nay là tự do hoá thương mại dịch vụ trong đó có dịch vụ BH. Tuy nhiên, quá trình này được tiến hành theo các bước đi và mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Dưới đây là kinh nghiệm và xu hướng phát triển TTBH PNT ở một số nước trong khu vực.

1.3.2.1.Trên thị trường bảo hiểm Châu Á – Thái Bình Dương

Tiến trình tự do hoá và hội nhập sẽ ảnh hưởng tích cực tới TTBH PNT khu vực Châu Á–Thái Bình Dương, một phần là do có sự chuyển giao các nguồn tài chính. Các kỹ năng và bí quyết công nghệ cuả các công ty đa quốc gia. Các sản phẩm BH phức tạp hơn sẽ xuất hiện, thúc đẩy nhanh sự phát triển của TTBH.

- Xu thế chung của TTBH Châu Á – Thái Bình Dương là giảm dần các số lượng DNBH PNT có 100% vốn của Nhà nước ( Như ở Singappore, Thái Lan, Trung Quốc đã cổ phần hóa Công ty bảo hiểm Nhân dân TQ vào 2003).

- Để tăng cường năng lực tài chính: Các DNBH PNT có thể phát hành cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, hoặc các DN ở những thị trường kém phát triển có thể liên kết, sát nhập để đối phó với áp lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, tự do hóa (Ở Hồng Kông có 110 Công ty BH PNT, song chỉ 10 công ty

hàng đầu đã chiếm thị phần 37-40% vào năm 2003, ở Thái Lan có 70 Công ty BH PNT, nhưng chỉ 10 công ty hàng đầu đã chiếm trên 50% thị phần, các công ty còn lại chỉ chiếm trung bình mỗi công ty 2% thị phần).Vì vậy, dưới áp lực cạnh tranh khốc liệt, nếu không muốn dời bỏ thị trường thì các công ty nhỏ tất yếu phải liên kết, sát nhập lại với nhau để tồn tại.

- Về kinh nghiệm trong cơ chế quản lý vốn: Thay vì cơ chế quản lý vốn dựa trên khả năng thanh toán, một số nước như Úc, Nhật Bản, Singappore, Đài Loan đã và đang chuyển sang cơ chế quản lý vốn dựa trên phân tích rủi ro, nhằm xã định tốt yêu cầu tối thiểu về vốn sao cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh và cơ cấu rủi ro của DN đó, tạo ra thế chủ động và từ đó sẽ hoạt động có hiệu quả hơn.

1.3.2.2. Trung Quốc: Trong suốt 50 năm kể từ khi nước CHND Trung Hoa được

thành lập (1949), trên TTBH Trung Quốc chỉ có duy nhất công ty BH PNT - Công ty BH nhân dân Trung Quốc (PICC). Từ năm 1992, Trung Quốc đã từng bước thực hiện chính sách mở cửa trong lĩnh vực BH PNT như là một phần của toàn bộ chiến lược hội nhập kinh tế của nước này sau khi gia nhập "Hiệp định chung về thuế quan và thương mại"(GATT).Kế hoạch phát triển và mở cửa TTBH PNT Trung Quốc được tiến hành dựa trên các nguyên tắc sau:

- Một là, ưu tiên cấp giấy phép cho các công ty BH PNT nội địa. Việc cấp giấy phép cho các công ty BH PNT nước ngoài được tiến hành "từng bước".

- Hai là, khuyến khích thành lập công ty BH PNT dưới hình thức công ty cổ phần để phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng huy động vốn.

- Ba là, phát triển ngành BH phi nhân thọ một cách tích cực và vững chắc. Để đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động KDBH trong điều kiện có sự tham gia của các công ty BH nước ngoài, Chính phủ đã đặt ra những hạn chế khi cấp giấy phép cho các công ty BH nước ngoài. Cụ thể là:

+ Hạn chế về lãnh thổ: Nhà nướcTrung Quốc qui định các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép hoạt động trong phạm vi lãnh thổ hạn chế tại Thượng Hải và Quảng Châu.

+ Điều kiện cấp giấy phép: Để được cấp giấy phép KDBH tại Trung Quốc, công ty BH nước ngoài phải tham gia hoạt động KDBH trên 30 năm tính đến ngày xin cấp giấy phép, có tổng tài sản trên 5 tỷ USD vào năm trước của năm xin cấp giấy phép và đã mở cửa văn phòng đại diện ở Trung Quốc trên 3 năm.

Căn cứ theo các nguyên tắc nêu trên, cho đến nay, TTBH Trung Quốc đã có những bước phát triển vững chắc.Trên toàn quốc đã có nhiều thành phần kinh tế hoạt độnh KDBH PNT (doanh nghiệp Nhà nước,công ty cổ phần, công ty liên doanh và công ty BH 100% vốn nước ngoài). Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của hơn 80 văn phòng đại diện công ty BH nước ngoài.

1.3.2.3. Thái Lan: Kế hoạch tự do hoá trong lĩnh vực dịch vụ tài chính trong

đó có ngành BH PNT và được chia làm ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tăng số lượng các công ty BH PNT trong nước.

- Giai đoạn 2: Cho nước ngoài nắm giữ từ 25 - 49% cổ phần trong một công ty bảo hiểm trong nước, theo các điều kiện và tiêu chuẩn do Bộ Thương Mại - cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động KDBH tại nước này quy định.

- Giai đoạn 3: Cho phép các công ty nước ngoài mở chi nhánh ở Thái Lan. Đến năm 1999, về cơ bản giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đã hoàn thành, giai đoạn 3 đã được triển khai bước đầu. Tuy nhiên, việc tự do hoá không đồng nghĩa với việc giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, điều quan trọng là phải luôn giữ cân bằng giữa hai vấn đề tự do hoá và yêu cầu bảo hộ.

Sau một thời gian thực hiện kế hoạch tự do hoá, ngành bảo hiểm Thái Lan đã đạt được kết quả: Sau giai đoạn 1 và 2 doanh thu phí BH tăng 208,1% từ 1,97 tỷ USD lên 4,1 tỷ USD, trong khi GDP chỉ tăng 49% trong giai đoạn này. Bồi thường BH phi nhân thọ cũng tăng 308% từ 400 triệu USD lên 1232 triệu USD trong cùng thời kỳ. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành BH trong thời kỳ này là 14 -16%/năm. Về phần mình, các công ty BH nước ngoài đã chuyển giao kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm và sản phẩm mới đặc biệt là vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho TTBH nội địa.

1.3.2.4. Philipine: Chính sách tự do hoá nền kinh tế của Chính phủ Philipine

đã cho phép ngành BH PNT mở cửa sau 26 năm ngừng cấp giấy phép hoạt động KDBH. Từ năm 1990, tổng thống Corazon Aquino đã xoá bỏ lệnh cấm cấp giấy hoạt động cho các công ty BH nội địa mới và sau đó, tháng 10 năm 1994, TTBH nội địa đã được mở cửa cho các công ty BH nước ngoài. Chính sách mở cửa TTBH đã được tiến hành từng bước, với nội dung như sau:

- Hình thức doanh nghiệp: cho phép KDBH PNT dưới một trong ba hình thức pháp lý: Công ty BH liên doanh, công ty BH 100% vốn nước ngoài và chi nhánh công ty BH nước ngoài (riêng hình thức chi nhánh không áp dụng đối với hoạt động trung gian BH).

- Cơ sở lựa chọn; công ty được cấp giấy phép phải là công ty thuộc khu vực địa lý phù hợp, có đăng ký thành lập tại nước có quan hệ thương mại và đầu tư với

Một phần của tài liệu 217150 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w