Theo đà chuyển biến tích cực của kinh tế - xã hội, TTBH phi nhân thọ ở Việt Nam trong những năm qua có nhiều khởi sắc: Các DNBH phi nhân thọ phát triển cả về số lượng, qui mô, và năng lực tài chính. Số lượng sản phẩm không
ngừng tăng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt ở mức khá cao. BH phi nhân thọ ngày càng có nhiều đóng góp vào ổn định, tăng trưởng kinh tế và đầu tư trở lại nền kinh tế….Trước khi đi vào đánh giá chi tiết những thành tựu đạt được trong những năm qua, chúng ta hãy xem “ bức tranh” toàn cảnh về TTBH phi nhân thọ từ năm 1994 đến 2005 qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu chủ yếu của TTBH PNT từ 1994 đến 2005
CHỈ TIÊU CHỦ YẾU 1994 1996 1999 2002 2003 2004 2005 Số DNBH phi Nthọ 1 6 10 13 14 14 16 Số lượng sản phẩm 20 55 83 354 386 413 502 Dthu phí BH (tỷ đ) 741 1.263 1.606 2.624 3.815 4.764 5.535 T.độ t trưởng (%năm - 26,83 7,33 21,0 45,3 24,9 16,1 ĐónggópvàoGDP (% 0,37 0,46 0,40 0,49 0,63 0,67 0,72
(Các năm từ 1994 -1996 -1999-2002: Tính tốc độ tăng trưởng bình quân bằng cách chia 3)
( Nguồn: Vụ bảo hiểm – Bộ tài Chính)
Chúng ta sẽ đi đánh giá chi tiết các chỉ tiêu trên qua các phần dưới đây.
2.2.1.1.Tăng trưởng về qui mô, năng lực tài chính, đa dạng các hình thức SH
a). Về số lượng các doanh nghiệp và năng lực tài chính
Trong suốt thời gian dài 30 năm ( từ 1964 đến 1993), BH phi nhân thọ Việt Nam chỉ có duy nhất 1 DNBH Nhà nước hoạt động độc quyền. Chỉ sau 12 năm ( từ khi Nghị định 100/NĐ-CP ra đời đến 2005), TTBH phi nhân thọ Việt Nam đã có 16 doanh nghiệp hoạt động. Với số vốn điều lệ không ngừng tăng thể hiện năng lực tài chính của TTBH phi nhân thọ Việt Nam có những bước phát triển đáng khích lệ. Chúng ta hãy đi xem xét bảng thống kê dưới đây.
Bảng 2.5. Các DNBH PNT hoạt động trên TTBH Việt Nam đến năm 2005
TT TÊN DOANH NGHIỆP NGÀY
T.LẬP H.THỨC SỞ HỮU VỐN Đ. LỆ BAN ĐẦU VỐN ĐIỀU LỆ 2005
Các doanh nghiệp trong nước Σ = 945 tỷ Σ = 2590 tỷ
1 Bảo Việt Việt Nam (BAOVIET)1 17/12/1964 Nhà nước 586 tỷ VND 900 tỷ VND 2 Công ty bảo hiểm dầu khí (PVINSURANCE) 23/01/1996 Nhà nước 20 tỷ VND 100 tỷ VND 3 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) 28/11/1994 Cổ phần 40 tỷ VND 1.100 tỷ VND 4 Côngty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) 15/6/1995 Cổ phần 55 tỷ VND 70 tỷ VND 5 C.ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) 11/7/1995 Cổ phần 24 tỷ VND 70 tỷ VND 6 Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI) 01/9/1998 Cổ phần 70 tỷ VND 70 tỷ VND 7 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông 2003 Cổ phần 70 tỷ VNĐ 200 tỷ VNĐ
8 Công ty cổ phần AAA 2005 Cổ phần 80 tỷ VNĐ 80 tỷ VNĐ
Các D. nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Σ = 46 tr.$ Σ = 50,695tr$
9 C.ty liên doanh BH quốc tế Việt Nam (VIA) 05/8/1996 Liên doanh 6 triệu USD 6,2 triệu USD 10 Công ty bảo hiểm liên hiệp (UIC) 01/11/1997 Liên doanh 5 triệu USD 6 triệu USD 11 Công ty TNHH bảo hiểm ALLIANZ (Vnam) 1999 100% vốn
nước ngoài
5 triệu USD 6,295 triệu USD 12 C.ty liên doanh BH Việt – Úc (BIDV-QBE) 1999 Liên doanh 4 triệu USD 5 triệu USD 13 Công ty bảo hiểm tổng hợp Groupama VN 2001 100% vốn
nước ngoài
5 triệu USD 6,2 triệu USD
14 C.ty liên doanh TNHH BH Sumsung-Vina 2002 Liên doanh 5 tr USD 5 tr USD 15 Công ty liên doanh TNHH bảo hiểm Châu á –
Ngân hàng công thương (IAI)
2002 Liên doanh 6 tr USD 6 tr USD
16 C.ty TNHH BH phi nhân thọ AIG ( V.Nam) 2005 100% vốn nước ngoài
10 triệu USD 10 triệu USD
( Nguồn: Vụ Bảo hiểm – Bộ Tài Chính)
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Không chỉ gia tăng về số lượng, các DNBH phi nhân thọ Việt Nam còn chú trọng tăng cường về năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ: Bảo Việt tăng vốn điều lệ từ 586 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng. Mức tăng vốn điều lệ lớn nhất là Bảo Minh từ 40 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng do cổ phần hóa vào năm 2003-2004. Công ty cổ phần BH Viễn Đông mới chỉ hoạt động
2 năm cũng đã tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng …Nhìn chung các DN sau một thời gian hoạt động đều tăng vốn điều lệ ( trừ AAA và AIG mới thành lập 2005), một mặt để tăng cường năng lực, đứng vững và phát triển trong cạnh tranh, một mặt đáp ứng được yêu cầu qui định của Nhà nước về vốn pháp định theo Nghị định 43/2001/NĐ-CP ( 70 tỷ VNĐ hoặc 5.000.000 USD Mỹ) Năng lực tài chính của các DN tăng lên, góp phần quảng bá cho thương hiệu của mình, đảm bảo cho việc mở rộng, khai thác, ký kết các hợp đồng BH mới. Ngoài ra, nó còn giúp các DN này tăng mức phí BH giữ lại, giảm phần tái BH. Nếu như trước năm 1993, đối các dịch vụ có tái BH, ngành BH phải chuyển phần lớn phí BH cho các công ty tái BH ở nước ngoài, thì đến nay toàn thị trường, mức phí BH gốc giữ lại đã đạt 50%.
b) Đa dạng hóa các hình thức tổ chức KDBH
Từ một thành phần kinh tế duy nhất ( năm 1993 – 1994) là Doanh nghiệp Nhà nước. Tính đến hết năm 2005, TTBH phi nhân thọ Việt Nam đã có 3 thành phần kinh tế ( Nhà nước, Tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) cùng tham gia hoạt động với 4 hình thức tổ chức kinh doanh là:DN Nhà nước; Doanh nghiệp cổ phần; DN liên doanh và DN 100% vốn nước ngoài.
Bắt đầu từ năm 1995, một số các DN cổ phần BH lần lượt ra đời. Đến năm 1996, công ty liên doanh BH đầu tiên được thành lập, đó là công ty BH Quốc tế Việt Nam VIA- là liên doanh giữa Bảo Việt và Millea Asia– Nhật Bản.Tiếp theo năm 1997,công ty liên doanh giữa Bảo Minh – Mitsui và Yasuda (Nhật) cũng được cấp giấy phép hoạt động. Năm 1999 và 2001 có 2 công ty BH 100% vốn nước ngoài được ra đời đó là công ty TNHH BH ALLIANZ (Việt Nam) và công ty TNHH BH tổng hợp GROUPAMA Việt Nam. Cho đến nay, đã có 8 DNBH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Ta hãy đi xem xét bảng số liệu sau đây:
Bảng 2.6. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ theo các
hình thức sở hữu khác nhau tham gia TTBH từ năm 1994 đến năm 2005
HÌNH THỨC NĂM
DOANH NGHIỆP 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
-Doanh nghiệp nhà nước - Công ty cổ phần
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+ Công ty liên doanh +CT100% vốn N.ngoài 2 2 2 3 2 1 3 2 2 3 3 2 3 3 3 1 3 3 3 1 3 3 3 2 3 3 5 2 3 4 5 2 3 4 5 2 2 6 5 3 Tổng cộng 2 4 6 7 8 10 10 11 13 14 14 16
( Nguồn: Vụ bảo hiểm – Bộ Tài Chính)
Bảng số liệu trên cho thấy, các hình thức tổ chức DN tăng dần từ 1 hình thức (DNNN) năm 1993-1994 lên hai hình thức (DNNN và cổ phần) năm 1995, rồi đến 3 hình thức ( DNNN, cổ phần, DN liên doanh) năm 1996-1998, và lên 4 hình thức ( DNNN, cổ phần, liên doanh và 100% vốn nước ngoài) năm 1999 – 2005. Mặt khác, số lượng các DN cổ phần và DN có vốn đầu tư nước ngoài ( hiện đang chiếm 8/16 = 50%) có su hướng tăng lên. DN nhà nước có su hướng giảm đi. Khi đó TTBH PNT Việt Nam sẽ càng trở nên bình đẳng, lành mạnh, và hoạt động hiệu quả hơn.
c) Phát triển về số lượng sản phẩm: Từ năm 1993 , TTBH phi nhân thọ
mới có 20 sản phẩm BH tập trung vào những nghiệp vụ BH truyền thống. Đến nay đã có hơn 500 sản phẩm thuộc cả 3 lĩnh vực BH con người phi nhân thọ, BH tài sản và BH trách nhiệm, được cung cấp trên thị trường đáp ứng nhu cầu phong phú của người tham gia BH.
Bảng 2.7. Số lượng các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ từ 1993 đến 2005
TT LỌAI HÌNH BH 1993 1996 1999 2002 2004 2005
1 Bảo hiểm tài sản 12 25 35 242 290 356
2 BH trách nhiệm 3 10 20 80 85 98
3 BH C.người PNT 5 20 28 32 38 48
Tổng cộng 20 55 83 354 413 502
( Nguồn: Vụ bảo hiểm – Bộ Tài Chính và bản tin Hiệp hội BH VN)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số lượng các sản phẩm BH phi nhân thọ tăng dần qua các năm. Trong đó, các sản phẩm BH tài sản tăng lớn nhất, so với năm 1993, số lượng sản phẩm năm 2005 đã tăng 356/12= 29,67 ( lần). Số lượng các sản phẩm trách nhiệm tuy tăng ít hơn về số tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng lại lớn hơn ( năm 2005 đã tăng 98/3= 32,67 ( lần). Số lượng các sản phẩm con người phi nhân thọ năm 2005 tăng 48/5= 9,6 ( lần), do trong những năm qua ở Việt Nam, TTBH phi nhân thọ đang phát triển ồ ạt. Tuy tính chất, tác dụng của 2 loại BH là khác hẳn nhau nhưng nó cũng ảnh hưởng đến nhau vì chúng đều là BH con người.
Việc không ngừng tăng về số lượng các sản phẩm BH, một mặt do TTBH đang phát triển, các DN muốn cạnh tranh nhau phải “tung” ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới, với phạm vi, quyền lợi BH ngày càng được mở rộng hơn, mức phí BH ngày càng hợp lý hơn và từ đó khích thích nhu cầu của khách hàng, đồng thời khách hàng cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Mặt khác, đời sống, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú, nhất là nhu cầu cần được bảo vệ. Đó cũng là một yếu tố quan trọng cần thiết để phát triển TTBH PNT .
2.2.1.2.Tăng trưởng về doanh thu phí BH và tỷ trọng đóng góp trong GDP
a) Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm
Kể từ sau khi có Nghị định 100/NĐ-CP được ban hành đến 2005, do xóa bỏ độc quyền trong KDBH, TTBH phi nhân thọ Việt Nam trở nên sôi động và doanh thu tăng không ngừng với tốc độ khá cao. Tăng trưởng cao nhất là năm 2003 tăng 45,3% so với 2002. Năm 1997, tốc độ tăng trưởng thấp nhất là thời kỳ ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế Châu Á, tỷ lệ tăng trưởng cũng đạt 7,33%.Sự tăng trưởng về doanh thu và tốc độ tăng trưởng được minh họa bằng hình vẽ dưới đây:
Hình 2.2 Tăng trưởng doanh thu phí Hình 2.3Tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm giai đọan 1994-2005 phí bảo hiểm giai đoạn 1994 - 2005
Qua bảng số liệu trên cho thấy TTBH phi nhân thọ đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Doanh thu phí BH năm 2005 đã tăng gấp 7 lần ( 5.678/741) so với năm 1994.Tổng doanh thu phí BH phi nhân thọ tăng bình quân khoảng 20%/ 1 năm. Đây là kết quả đáng ghi nhận của TTBH phi nhân thọ. Nó đã phần nào chứng minh được hướng đi đúng đắn, hợp với su thế phát triển chung là mở cửa và hội nhập kinh tế. Song thực tế, điểm xuất phát của BH phi nhân thọ Việt nam là rất thấp, nên mặc dù có mức tăng trưởng cao nhưng qui mô của thị trường và phạm vi cũng như khả năng hoạt động của các DNBH phi nhân thọ còn hạn hẹp so với các nước trong khu vực.
b)Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm đóng góp trong GDP
Sự đóng góp của doanh thu của phí BH phi nhân thọ vào GDP tăng dần qua các năm. Mặc dù tỷ trọng doanh thu phí BH trong GDP còn khiêm tốn, song nếu xét về số tuyệt đối và trên góc độ một bộ phận của toàn ngành BH thì đây là đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng phát triển nền kinh tế nước nhà.
2.2.1.3.Tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp BH phi nhân thọ
TTBH phi nhân thọ Việt Nam thực sự bước vào cạnh tranh từ năm 1994 – 1995.Các DNBH trên thị trường không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ khách, mở rộng quyền lợi BH, phát triển nhiều loại sản phẩm, tăng cường quảng cáo cho thương hiệu của mình, phát triển và mở rộng các kênh phân phối….Để thấy được tình hình thị phần của các DNBH phi nhân thọ, chúng ta đi xen xét trên hai góc độ sau đây:
a) Thị phần doanh thu theo khối các doanh nghiệp
Năm 1994, thị phần BH phi nhân thọ 100% thuộc về khối Doanh nghiệp nhà nước. Bắt đầu từ năm 1995, thị phần được san sẻ cho khối các công ty cổ phần, tuy mới chỉ là một phần nhỏ, nhưng đây là bước đánh dấu một sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong KDBH phi nhân thọ. Đến năm 1996, TTBH phi nhân thọ lại đón nhận một thành viên mới là DN có vốn đầu tư nước ngoài, thị phần từ đây được phân chia cho 3 khối DN. Để thấy rõ tình hình thị phần BH phi nhân thọ theo khối các DN, chúng ta hãy đi xem xét bảng số liệu sau đây:
Bảng 2.8. Doanh thu phí BH PNT theo khối doanh nghiệp giai đoạn 1994 – 2005
(Đơn vị: tỷ VN đồng)
1994 1995 1996 1998 1999 2000 2002 2003 2004 2005
1. Khối DNNN 741,00 1.010.86 1.190,27 1.677,45 1.383,90 1.439,40 2.123,00 3.028,13 3.539,0 2.829,0 2. Khối D.nghiệp cổ phần - 15.61 71,23 136,97 163,44 196,21 306,00 546,49 932,0 2.408,0 3. Khối DN có vốn ĐTNN - - 1,99 55,26 59,31 124,06 195,00 240,35 297,0 298,0 3.1. Cty Liên doanh - - 1,99 55,26 57,97 87,30 136,50 173,68 216,0 257,0
3.2. Cty 100% vốn NN - - - - 1,34 36,76 58,50 66,67 81,0 41,0
Tổng phí BH 741,00 1.026,47 1.263,49 1.869,69 1.606,65 1.759,65 2.624,0 3.814,97 4.768,0 5.535,0
- Tốc độ tăng trưởng (%) - 38,52 23,09 32,96 -14,07 9,52 24,39 45,39 25,00 16,10
( Nguồn: Vụ bảo hiểm - Bộ Tài Chính )
Nhìnhình vẽ trên ta nhận thấy ngay: Thị phần của khối DNNN giảm nhanh trong thời gian qua ( từ thị phần 100% năm 1994, xuống còn 51,1% (2829/5535) năm 2005), cũng có một nguyên nhân là do Bảo Minh là DNNN được cổ phần hóa năm 1994.Thị phần của khối DN cổ phần tăng mạnh ( từ 1,52% (15,61/ 1026,47) năm 1995, đến 2005 đã đạt 43,5% ( 2408/5535). Thị phần của khối DN có vốn đầu tư nước ngoài chưa phát triển được, năm 1996 mới chỉ có 0,15% (1,99/1263,49) và đến năm 2004 đạt trên 6% nhưng 2005 chỉ đạt 5,38% (298/5535). Điều này cho thấy, các DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động còn rất hạn chế ở thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam. Có thể đang trong giai đoạn thăm dò, tìm hiểu, song lý do chính ở đây là do chính sách bảo hộ các DNBH trong nước, hạn chế trong giấy phép hoạt động của các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Hy vọng trong thời gian tới, cùng với việc thực hiện các cam kết khi ra nhập WTO, Việt Nam cần “ cởi chói” nhiều hơn nữa trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài vào TTBH, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy nhanh TTBH nói chung và TTBH phi nhân thọ nói riêng phát triển.
b) Thị phần của từng doanh nghiệp trên thị trường
Để đánh giá thị trường trên một khía cạnh khác, chúng ta đi xem xét thị phần BH của từng DNBH phi nhân thọ trên thị trường qua bảng dưới đây
Chỉ tiêu Năm
DOANH THU ( Tỷ đ) THỊ PHẦN (%) 2003 2004 2005 2003 2004 2005 Các DN trong nước
1.Bảo Việt Việt Nam 1.618,40 1.929,00 2.138,00 42,42 40,47 38,64
2.Cty BH Dầu Khí 536,53 552,00 691,00 14,06 11,58 12,49
3.Tcty CP Bảo Minh 873,20 1.058,00 1.204,00 22,90 22,19 21,76
4.Cty CP BH Petrolimex 333,69 600,00 740,00 8,75 12,58 13,37
5.Cty CP BH Nhà Rồng 57,00 93,00 106,00 1,49 1,96 1,92
6.Cty CP BH Bưu Điện 155,80 208,00 258,00 4,08 4,37 4,67
7.Cty CP BH Viễn Đông 0 30,00 95,00 0 0,63 1,72
8.Cty CP BH AAA 0 0 4,00 0 0 0,07
DN có vốn ĐTnước ngoài
9. Cty liên doanh BH Quốc tế VN VIA. 59,48 68,00 77,00 1,56 1,43 1,40
10. Cty ld BH Liên hiệp UIC 86,50 101,00 112,00 2,27 2,12 2,03
11. Cty TNHH BH Allianz. 64,55 81,00 39,00 1,69 1,69 0,70
12. Cty liên doanh BH Việt – Úc (BIDV
– QBE). 16,95 22,00 25,00 0,44 0,45 0,45
13. Cty BH tổng hợp Groupama VN 2,12 0 1,00 0,06 0 0,02
14. Cty BH Samsung – Vina. 8,00 16,00 26,00 0,21 0,34 0,46
15. Cty TNHH BH Châu Á – NHCT. 2,75 9,00 18,00 0,07 0,18 0,32
16. Cty TNHH BHPNT AIG. 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 3.814,97 4.768,00 5.535,00 100 100 100
(Nguồn: Vụ bảo hiểm - Bộ tài chính)
Nhận xét: Mặc dù có 16 DN hoạt động trên TTBH phi nhân thọ, song thị phần chủ yếu tập trung vào 4 DN lớn ( thứ tự từ trên xuống), trong đó đã có 2 DNBH chuyên ngành. Điều này phản ánh thực chất qui mô của TTBH phi nhân