Thứ nhất, Nhà nước phải bao quát toàn bộ hoạt động KDBH và đóng vai trọng quan trọng, quyết định sự phát triển của TTBH
-Vai trò của nhà nước ở Việt nam chưa theo kịp yêu cầu phát triển TTBH
trong điều kiện hội nhập hiện nay: Cần hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và phù hợp với thông lệ Quốc tế.
- Cơ quan quản lý Nhà nước về BH phải có đầy đủ phương tiện và quyền lực để thực thi nhiệm vụ của mình và phải hoạt động độc lập với các DNBH. Đồng thời phải có cơ chế và hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động của các DNBH một cách đầy đủ, hiệu quả và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
- Việc cung cấp thông tin và dự báo tình hình TTBH trong nước và quốc tế, cũng như công tác đào tạo cán bộ BH ở Việt Nam còn rất yếu, cần nhanh chóng cải thiện tình hình này, tạo điều kiện cho TTBH phát triển.
Thứ hai, thúc đẩy sự phát triển tự do cạnh tranh trong KDBH PNT.
Các nước đều quan tâm tới sự phát triển ngành bảo hiểm nói chung, BHPNT nói riêng. Có nhiều biện pháp mở cửa thị trường, phát triển mạnh các chi
nhánh, cho phép các công ty nước ngoài đầu tư phát triển TTBH PNT.
Tiếp tục mở cửa TTBH, nhưng phải tiến hành từng bước, theo lộ trình, phù hợp với các cam kết quốc tế và điều kiện của Việt Nam. Có chính sách phù hợp nhằm tăng cường thu hút các nguồn tài chính, các kỹ năng và bí quyết công nghệ của các tập đoàn tài chính BH lớn trên thế giới.
Cần tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho các DNBH PNT. Đẩy nhanh hơn nữa quá trình cổ phần hoá các DNBH PNT nhà nước, nhằm làm cho các DN này chủ động và kinh doanh có hiệu quả hơn.
Thứ ba, các DNBH phải tận dụng các điều kiện, cơ hội để không ngừng nâng cao năng lực về mọi mặt, đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên đây là những vấn đề lý luận cơ bản về BH phi nhân thọ và TTBH phi nhân thọ. Một số vấn đề để phát triển, mở rộng TTBH phi nhân thọ và kinh nghiệm phát triển TTBH ở một số nước. Để vận dụng hiệu quả lý luận và kinh nghiệm này vào điều kiện cụ thể nhằm phát triển TTBH phi nhân thọ ở Việt Nam, chúng ta phải đi tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng của TTBH phi nhân thọ ở Việt Nam ở phần tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM
BH PNT Việt Nam ra đời muộn hơn nhiều so với thế giới.Hoạt động BH PNT ở Việt Nam đã có ít nhiều từ thời kỳ Pháp thuộc và ở Miền nam chế độ cũ.
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1993
2.1.1.1. Từ năm 1965 đến 1975: Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1954,
nhà nước Việt nam non trẻ cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các tổ chức kinh tế. Yêu cầu quản lý mới đòi hỏi cấp thiết phải có cơ chế tài chính và cơ chế đảm bảo an toàn tài sản cho nền kinh tế. Vì vậy, từ năm 1963 Bộ Tài Chính đã nghiên cứu và trình Chính phủ thành lập công ty BH Việt Nam.
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tài Chính, ngày 17/12/1964, Chính phủ đã ra Quyết định 179/CP về việc thành lập công ty bảo hiểm Việt Nam ( thuộc Bộ tài Chính quản lý), tên giao dịch là Bảo Việt, và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/01/1965, với số vốn điều lệ là 10 triệu VNĐ ( Khoảng 2 triệu USD).
Trong suốt thời gian này ( 1965- 1975), Bảo Việt hoạt động theo cơ chế bao cấp, các hoạt động BH, tái BH chủ yếu dựa vào các công ty BH của Liên Xô (cũ), Trung Quốc và chủ yếu chỉ thực hiện hai nghiệp vụ là BH hàng hóa xuất nhập khẩu và BH tàu biển. Đa số người dân chưa có khái niệm, hoặc chỉ hiểu “ sơ sơ” về BH.Đây là giai đoạn sơ khai của BH phi nhân thọ Việt Nam.
2.1.1.2. Từ năm 1976 đến 1986: Sau khi giải phóng miền Nam, đất nước hoàn toàn độc lập. Ngành BH của Việt nam bắt đầu hoạt động ở các tỉnh phía Nam. Ngày 17/01/1976, đã thành lập công ty BH, tái BH Việt Nam ( viết tắt là BAVINA), thuộc Tổng nha tài chính Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau đó, (3/1977), Bộ Tài Chính đã ra Quyết định sát nhập
BAVINA thành chi nhánh Bảo Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, toàn Quốc vẫn chỉ có một công ty BH hoạt động độc quyền là Bảo Việt.
Tiếp theo đó, năm 1978
công ty BH Việt Nam ( Bảo Việt) đã mở rộng điạ bàn hoạt động của mình trước hết là ở những tỉnh thành như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu. Bắt đầu từ năm 1978, Bảo Việt đã bắt đầu thực hiện nghiệp vụ BH khai thác dầu khí và đem lại doanh thu đáng kể ( 2,1 triệu USD).
Vào cuối năm 1980, Bộ Tài Chính đã cho phép Bảo Việt mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn Quốc. Tuy nhiên, mới chỉ có 1 vài Chi nhánh ở các Tỉnh Thành lớn, còn lại chỉ thành lập các Phòng BH. Trong thời gian này, Bảo Việt cũng triển khai thêm một số nghiệp vụ BH đó là: BH tai nạn hành khách trên cả nước, triển khai thí điểm BH xe ôtô ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và BH cây lúa ở Hà Nam Ninh (cũ). Đến năm 1986, Bảo Việt bắt đầu “ khởi động” nghiệp vụ BH tai nạn thân thể Học sinh và BH tai nạn lao động.
2.1.1.3. Từ năm 1987 đến 1993: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( tháng 12/1986) đã xác định phải đổi mới toàn diện nền kinh tế nước nhà, xoá bỏ nền kinh tế chỉ huy, tập trung, bao cấp, thực hiện cơ chế kinh doanh gắn với thị trường và mở cửa nền kinh tế. Theo đó ngành BH cũng sẽ chuyển sang một thời kỳ mới. Tuy nhiên, thời gian này Bảo Việt vẫn hoàn toàn hoạt động độc quyền và bị ảnh hưởng nặng của cơ chế và cách quản lý cũ.
Ngày 10/3/1988,Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 30/HĐBT qui định về chế độ BH bắt buộc TNDS của Chủ xe cơ giới.Nhờ có Nghị định này, Bảo Việt đã triển khai rộng rãi toàn quốc và đã đem lại nguồn thu đáng kể.
Để đáp ứng được yêu cầu của phát triển KT-XH, ngày 17/12/1989, Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định số 27/TCQĐ chuyển Công ty bảo hiểm Việt Nam thành Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam.Tuy có những bước tiến đáng kể nhưng Bảo Việt vẫn là một DN hoạt động độc quyền. Về thực chất, cũng như các DN Nhà nước khác, các hoạt động kinh doanh của Bảo Việt vẫn chưa mang tính “ thị
trường”, “ thương mại” ( gọi là BH Nhà nước), mà chủ yếu vẫn hoạt động trên cơ sở thực hiện nghĩa vụ và các chỉ tiêu Nhà nước giao cho.
Thực hiện chính sách đổi mới toàn diện nền kinh tế, ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành nghị định 100/CP về KDBH, đã tạo môi trường và hành lang pháp lý để thúc đẩy TTBH phát triển. Việc ra đời Nghị định này đã chấm dứt sự độc quyền trong KDBH, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển TTBH nói chung và TTBH phi nhân thọ nói riêng ở nước ta.
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1994 đến nay
2.1.2.1. Tình hình kinh tế xã hội từ năm 1994 đến nay
a) Khái quát chung tình hình kinh tế - xã hội.
Thời kỳ này, công cuộc đổi mới ở nước ta đang được phát triển cả chiều rộng,chiều sâu và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thay đổi đời sống về mọi mặt của người dân: Kinh tế tăng trưởng ở mức tương đối cao, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình chính trị - xã hội ổn định, quan hệ ngoại giao được mở rộng. Có thể nói, chưa bao giờ vị thế của VN trên trường quốc tế lại được đánh giá cao như trong giai đoạn hiện nay.
Thành tựu nổi bật nhất là Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong nhiều năm liên tục (đứng thứ 2 Châu Á). Trong vòng 11 năm ( từ 1994 đến 2005) GDP của Việt Nam đã tăng hơn hai lần, với tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là gần 7%. Riêng năm 2005, GDP tăng 8,4%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng dần, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần.
Môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng được thông thoáng. Tính đến cuối năm 2005 , đã có hơn 5.871 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 49,5 tỷ USD, trên 50% số dự án đã đi vào hoạt động với số vốn thực hiện gần 30 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2005, các dự án mới cấp phép chủ yếu tập trung vào công nghiệp và xây dựng. Các DN FDI đóng góp khoảng 15% GDP,chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 4,9% tổng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.
Xuất nhập khẩu Việt nam cũng tăng liên tục trong những năm qua. Năm 2005 tổng giá trị xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 69,11 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2004 ( trong đó xuất khẩu tăng 21,6%, nhập khẩu tăng 15,4%).
Trong những năm qua, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến cải cách trong lĩnh vực tài chính – Ngân hàng, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo tính minh bạch của tài chính nhà nước, tạo nền móng để phát triển thị trường tài chính Việt Nam. Lần đầu tiên ở Việt Nam đang đã hình thành và dần phát triển thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản và tiến tới sẽ hình thành thị trường khoa học công nghệ.
Đi đôi với phát triển kinh tế, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội. Quan tâm chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đào tạo khoa học công nghệ, y tế văn hóa…Mặt khác, Chính sách đối ngoại của Việt Nam “ Sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước”, đã đem lại những kết quả rất tích cực. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 168 nước trên thế giới và quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Hiện nay, Việt Nam là thành viên tích cực của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, APEC… và đến ngày 07/11/2006 Việt Nam sẽ trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Tình hình KT-XH trên đây là những điều kiện quan trọng, là cơ sở để thị trường BH nói chung và thị trường BH phi nhân thọ nói riêng phát triển.
Bên cạnh những thành tựu to lớn, cơ bản đã đạt được trong thời gian qua, tình hình KT-XH Việt Nam còn một số mặt yếu kém cần khắc phục đó là: Một số chỉ tiêu về kinh tế chưa đạt kế hoạch đề ra.Chất lượng tăng trưởng, tính bền vững và độ đồng đều chưa cao ( ví dụ như trong các ngành sản xuất và dịch vụ). Giá hàng hóa , dịch vụ trong nước còn cao, tính cạnh tranh của hàng hóa thấp..
b). Một số chỉ tiêu KTXH cơ bản có tác động đến TTBH phi nhân thọ.
*) GDP và tốc độ tăng trưởng GDP: Trong giai đoạn 1994 đến nay, mặc dù trên thế giới có nhiều biến động lớn và phức tạp như tình hình khủng bố, khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, khủng hoảng chính trị ở một số nước, thiên tai, lũ
lụt, sóng thần..nhưng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định, phát triển và có dấu hiệu rất khả quan. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.1. GDP Việt Nam và tốc độ tăng trưởng GDP từ 1994 đến 2005
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GDP(tỷđ) 179.735 195.552 213.738 231.264 244.746 256.494 273.910 292.782 313.393 336.082 361.960 392.364 %TTrưởng 7,5 8,8 9,3 8,2 5,83 4,8 6,79 6,89 7,04 7,24 7,7 8,4
( Nguồn: GSO và MARD) – ( Ghi chú: GDP tính theo giá so sánh năm 1994)
Hình vẽ 2.1.Tốc độ tăng trưởng GDP
Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 1994 đến 2005 là 6,8%/năm.GDP năm 2005 đã tăng 2,183 lần so với năm 1994. Đây là một trong những điều kiện tốt để TTBH phát triển.
*). Vốn đầu tư phát triển và cơ cấu của nó
Trong quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách tích cực nhằm huy động vốn đầu tư từ mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Kết quả là trong những năm qua, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội liên tục tăng với tốc độ cao, và cơ cấu các nguồn vốn cũng liên tục thay đổi. Tình hình trên thể hiện ở bảng số liệu sau
Bảng 2.2.Vốn đầu tư phát triển và cơ cấu nguồn vốn từ năm 2003 đến 2005 Chỉ tiêu Vốn đầu tư (tỷ đồng) Cơ cấu nguồn vốn(%)
Nhà nước Ngoài nhà
nước Đtư Nước ngoài Tổng cộng nướcNhà Ngoài nhà nước Đtư Nước ngoài
2003 128.030 61.845 27.125 217.000 59,0 28,5 12,5 2004 144.872 69.590 44.238 258.700 56,0 26,9 17,1 2005 172.044 104.976 46.980 324.000 53,1 32,4 14,5
(Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục thống kê)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng với tốc độ khá cao và có tín hiệu rất khả quan ( năm 2004 so với 2003 đã tăng 19,21%-năm 2005 so với 2004 tăng 25,24%). Mặt khác,cơ cấu các nguồn vốn cũng thay đổi (tỷ trọng nguồn vốn nhà nước dần giảm dần; tỷ trọng nguồn vốn ngoài nhà nước có xu hướng tăng). Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho thấy sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu và chính sách mở cửa đã thu hút được nhiều nguồn vốn to lớn mà trước thời kỳ đổi mới chưa được khai thác. Đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng cho TTBH Việt Nam phát triển . Đồng thời, cũng là cơ sở để các DNBH phân đoạn thị trường trong chiến lược kinh doanh.
*). Tình hình dân số và thu nhập bình quân đầu người: Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, tuy nhiên không có sự đột biến lớn. Để thấy được tình hình và tốc độ tăng dân số trong thời gian này ta đi xem xét bảng số liệu sau đây:
Bảng 2.3.Tình hình dân số và tốc độ tăng dân số giai đoạn 1994 đến 2005 Ctiêu 1994 1996 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
D.số (tr) 70,72 73,05 76,30 77,37 78,45 79,55 80,66 81,79 82,94
tốcđộ % - 1,60 1,50 1,40 1,395 1,40 1,395 1,40 1,40
GDP/ng 254.150 292.590 400.000 450.000 500.000 537.500 577.813 612.148 667.735
( Nguồn: Niên giám thống kê - Tổng cục thống kê 2005)
Nhận xét: Dân số Việt Nam tăng nhưng ổn định và trong tầm kiểm soát được ( tỷ lệ tăng đều 1,4%/năm). Mặc dù dân số tăng như vậy nhưng trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam khá cao, vì vậy GDP/người tăng
nhanh, mức sống được cải thiện đáng kể. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy TTBH phát triển.
Ảnh hưởng của tốc độ tăng dân số và GDP/ng đến TTBH phi nhân thọ
- Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng dân số có mối quan hệ tác động lẫn nhau và quyết định mức thu nhập bình quân đầu người ( nếu hai tốc độ này bằng nhau thì thu nhập bình quân đầu người sẽ không đổi). Thu nhập bình quân đầu người sẽ quyết định mức sống, quyết định đến các nhu cầu của con người trong đó có nhu cầu về BH. Vì vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến TTBH.
- Mặt khác, qui mô dân số và tốc độ tăng dân số là đối tượng khách hàng quan trọng của BH con người, đó là phần không thể thiếu được trong TTBH nói chung và TTBH phi nhân thọ nói riêng.
2.1.2.2.Khái quát sự phát triển TTBH PNT Việt Nam từ 1994 đến nay
Sau 8 năm ( 1986 -1994) đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cải cách nền kinh tế, ngành bảo hiểm mới thực sự “ hòa mình” vào công cuộc đổi mới của đất