0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến dự toán kế hoạch tài chính năm 2011:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ GIÁ CHỨNG KHOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI (Trang 43 -44 )

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 966,686,028 822,879,

PHẦN IV: DỰ TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ĐƯỜNG BIÊN HÒA (BHS) TRONG NĂM

4.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến dự toán kế hoạch tài chính năm 2011:

Năm 2010 giá đường tăng bất thường đã giúp cho BHS vượt kế hoạch lợi nhuận. Tuy nhiên, về năng lực sản xuất của BHS hiện nay năng suất sản xuất là thấp do năng suất lao động của công nhân không cao và nhà máy cũ nên khi tinh luyện đường tỷ lệ thất thoát là khá cao. Nhà máy đường tại Biên Hòa hiện đang chạy vượt công suất thiết kế - công suất thiết kế 2.500 tấn mía/ngày, hiện nay đang vận hành 3.200- 3.400tấnmía/ngày. Trong khi đó giá điện tăng và giá đường có thể không đạt được mức như năm 2010. Do đó, để hoàn thành được kế hoạch đề ra, BHS cần phải cố gắng cắt giảm chi phí sản xuất .

Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho thấy sự lo ngại trước diễn biến không thuận lợi của ngành mía đường Việt Nam trong năm 2011 :

+ Đường tồn kho của ngành cao, ngành sản xuất được 860 nghìn tấn đường và đường tồn kho là 419 nghìn tấn,tồn gần 50% sản lượng đường được sản xuất.

+ Giá đường có xu hướng giảm sau khi tăng đột biến năm 2010

+ Sức ép cạnh tranh gia tăng từ đường nhập khẩu. Bộ Công Thương cấp phép cho các doanh nghiệp nhập khẩu 250 nghìn tấn đường trong năm 2011.Trong hoàn cảnh đường tồn kho của ngành cao, tiêu thụ khó khăn và đường nhập khẩu tràn vào Việt Nam, các nhà máy đường không tránh khỏi áp lực giảm giá bán.

+ Chi phí đầu vào tăng do lãi suất cho vay của ngân hàng cao. Tình hình đường tồn kho của ngành cao khiến nhiều công ty đường chưa thể thu hồi vốn và gánh chịu chi

phí lãi vay tích lũy theo từng ngày. Mặt khác, lãi vay cao cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp thương mại giảm dữ trữ đường.

+ Khoảng 40% diện tích vùng nguyên liệu tại Tây Ninh và Trị An là nông dân nhận đầu tư của BHS, còn lại 60% là nông dân tự trồng. Do đó, BHS phải cạnh tranh rất lớn với các đối thủ trên phần diện tích này.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ GIÁ CHỨNG KHOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI (Trang 43 -44 )

×