0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tình hình và các yếu tố tác động tới giá chứng khoán giai đoạn 2008-2010 của công ty CP đường Biên Hòa

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ GIÁ CHỨNG KHOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI (Trang 27 -32 )

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 966,686,028 822,879,

3. Phân tích tình hình chứng khoán giai đoạn 2008-2010 và 6 tháng đầu năm 2011 của công ty CP đường Biên Hòa (BHS)

3.1. Tình hình và các yếu tố tác động tới giá chứng khoán giai đoạn 2008-2010 của công ty CP đường Biên Hòa

2008-2010 của công ty CP đường Biên Hòa

( Biểu đồ biểu hiện giá chứng khoán giai đoạn 2008-2010)

NĂM 2008

Trong năm 2008 giá cổ phiếu của Công ty Đường Biên Hòa BHS chỉ sao động trong khoảng 11.000 đến 24.000. Trong năm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, chi phí tài chính của BHS tăng đột biến. Giá chứng khoán liên tục giảm nên BHS đã trích lập dự phòng cho tổn thất đầu từ chứng khoán lên tới 44 tỷ đồng, và cũng trong năm này, lãi suất tăng từ 0.81%/tháng tăng lên đến 1.75%/tháng, làm cho chi phí lãi vay của BHS tăng hơn 100% so với năm 2007 (27.69 tỷ đồng so với 13.45 tỷ đồng). Doanh thu năm 2008 có tăng lên nhưng vẫn không bù đắp được các khoản chi phí tài chính khá lớn này nên BHS bị lỗ cả năm đến 43.2 tỷ đồng. Tuy nhiên dòng tiền thuần năm 2008 vẫn dương là do khoản dự phòng giảm giá chứng khoán chỉ mới được trích lập, công ty chưa bán các chứng khoán này nên khoản lỗ này chưa được tính là khoản tiền chi ra, ngoài ra còn là do công ty thu tiền từ bán hàng của năm 2007.

Theo báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh trong năm 2008 của BHS lỗ đến 43.2 tỷ đồng. Lý giải cho việc này, ta có thể nêu những nguyên nhân sau đây:

• Giá mua mía nguyên liệu tăng cao, trong khi giá đường tinh luyện bán ra bình quân của năm 2008 vẫn tương đương so với năm 2007, đã dẫn đến việc giá vốn

Quản trị tài chính II- GVHD: Ths Hồ Tấn Tuyến

• Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chi phí lãi vay của công ty tăng đột biến so với năm 2007 (tăng đến 100%).

• Cuối cùng, năm 2008 là năm mà thị trường chứng khoán trong nước chịu ảnh hưởng của cơ bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá của hàng loạt chứng khoán bị giảm mạnh, đó lý do chính khiến cho công ty phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đến 43.6 tỷ đồng, làm cho chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng mạnh.

Năm 2009

Giá Cổ phiếu biến động từ 12.000 tới 36.000. Đây là năm mà giá cổ phiếu của BHS tăng vượt bậc so với các đối thủ cùng ngành. Trong năm 2009 giá đường liên tục tăng cao, từ mức 10,000 đồng/kg hồi đầu năm, leo lên đến 14,500 đồng/kg. Có thời điểm đạt tới 17,000 đồng/kg. Chính vì vậy, doanh thu 2009 của BHS cũng tăng cao chưa từng thấy, doanh thu tính cho đến hết tháng 11/2009 đã tăng 39,4% so với cả năm 2008.

Nguyên nhân là do:

+ Một trong những lý do chủ yếu đó là năm 2009 thị trường tài chính dần dần phục hồi bình ổn

+ Năm 2009, giá đường thế giới đạt mức cao nhất trong vòng 28 năm, 769 USD/tấn đường tinh luyện. Theo các chuyên gia đánh giá nguyên nhân của sự tăng giá

là do ảnh hưởng của thời tiết xấu đến vùng nguyên liệu của nước đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu đường trên thế giới là Brazil và Ấn Độ, đã làm cho cung không không đáp ứng được cầu tiêu thụ trên thế giới khiến giá đường tăng mạnh. Ngành đường của Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ ngành đường thế giới, vì trong năm 2009 giá đường trong nước đã tăng đột biến. Bên cạnh đó còn nguyên nhân do hậu quả từ cơn bão số 9 và số 1 đã làm thiệt hại hơn 50% diện tích mía ở miền Trung, thiếu nguyên liệu sản xuất, giá nguyên liệu tăng cao, dẫn tới tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu trong nước, đặc biệt những tháng cận tết giá đường tăng cao. Dự đoán được tình hình của thị trường trong nước, BHS đã dữ trữ lượng hàng tồn kho giá rẽ trong năm 2009. Điều này đã giúp cho doanh thu từ hoạt động kinh doanh chình tăng vượt bậc khi giá đường trong nước tăng hơn 100%.

+ Bên cạnh đó BHS còn hưởng lợi từ gói kích cầu của chính phủ cùng với khoản dự phòng giảm giá đầu từ chứng khoán, chi phí tài chính tring gian giảm gần 70 tỷ đồng Vì thế trong những tháng cuối năm 2009 giá chứng khoán của BHS tăng đột biến là do những nguyên nhân trên, mặt khác những tháng cuối năm các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa phục vụ tết cần nhiều đường hơn so với những tháng đầu năm, vì thế lượng đường những tháng này tiêu thụ nhanh.

Quản trị tài chính II- GVHD: Ths Hồ Tấn Tuyến

Tình hình và những yếu tố tác động tới giá cổ phiếu của BHS năm 2010 là:

+ Dựa vào biểu đồ ta thấy tháng đầu năm giá cổ phiếu của BHS tăng nhẹ so với tháng cuối năm 2009. Nhưng vào những tháng tiếp theo giá cổ phiếu của BHS dần đi vào ổn định dạo động trong khoảng 25.000 tới 34.000.

+ Năm 2010 là một năm vượt bậc của BHS, với lợi nhuận dự phóng khoảng VND118 tỷ trên vốn điều lệ VND185.3 tỷ. Với kết quả này, chỉ số EPS đạt VND 6,368, ~ P/E là 5 lần.. Mặc dù kết quả các doanh nghiệp ngành mía đường đang ở mức rất tốt so với các ngành khác, nhưng sức hút từ ngành này không lớn do nhà đầu tư e ngại đây đang là thời kì đỉnh cao của ngành, và có khả năng giảm trong năm tới. Đối với BHS, yếu tố cần lưu ý là cơ cấu cổ đông của BHS đang có thay đổi lớn, có thể tác động tới yếu tố quản trị công ty

+ Năm 2010, ngành đường nói chung và BHS nói riêng có kết quả hoạt động SXKD tăng trưởng ngoài dự kiến. Doanh thu thuần đạt 2.013 tỷ đồng, và lợi nhuận trước thuế là 168 tỷ đồng, tăng trưởng vượt kế hoạch tương ứng là 31% và 11%. Nguyên nhân chính yếu là mía nguyên liệu trong nước lẫn nước ngoài sụt giảm mạnh bởi thời tiết xấu đã đẩy giá đường trên thị trường trong nước và thế giới tăng cao. Tại Việt Nam, giá đường tinh luyện cuối năm 2010 là 24.000 đồng/kg, tăng khoảng 33% so

với giá đường đầu năm. Báo cáo hoạt động SXKD 2010 của BHS cũng cho thấy rằng sản lượng tiêu thụ (gồm đường tinh luyện và đường kinh doanh) là 112 nghìn tấn, chỉ tăng 14% trong khi doanh thu thuần tăng trưởng 31%

+ Lượng hàng tồn kho cao cuối Q3 đảm bảo cho một kết quả tốt trong Q4: Cuối Q3, lượng hàng tồn kho của BHS là VND379 tỷ, gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức tồn kho lớn nhất so với các công ty khác trong ngành. Trong đó, có VND130 tỷ là nguyên vật liệu (đường thô), VND77 tỷ là thành phẩm (đường RE) và VND113 tỷ hàng hóa. Ước tính cuối Q3, BHS đang có lượng đường thô và thành phẩm khoảng 20,000 tấn, do công ty đẩy mạnh mảng kinh doanh thương mại. Với giá đường liên tục tăng trong Q4, việc tăng sản lượng bán ra dự kiến sẽ mang lại kết quả tốt cho công ty

+ Hoạt động tài chính: Danh mục đầu tư của BHS khá đơn giản so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Trong quý vừa qua, công ty thanh lý 170 triệu trái phiếu công trình và nhận quyền 15% bằng cổ phiếu của STB. Trong Q3, công ty có đầu tư 750,000 vào CTCP Giao dịch hàng hóa Sài gòn Thương Tín (Sacom - STE)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ GIÁ CHỨNG KHOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI (Trang 27 -32 )

×