NGHIÊN CỨU CƠ CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Thiết kế quản trị tài chính (Trang 35 - 39)

Mục đích nghiên cứu

Bên cạnh TSCĐ, TSLĐ là một bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất chế biến, vì đây là những thành phần không thể thiếu khi tạo nên sản phẩm. Nếu không có TSLĐ thì TSLĐ chẳng để làm gì, do đó, việc lập kế hoạch cung ứng và khai thác TSLĐ cần được xem xét, tính toán, xây dựng một cách kỹ lưỡng và khoa học. Để có thể có thể lập được một kế hoạch tốt, doanh nghiệp cần phải xác định cơ cấu hợp lý.

Lập biểu tổng hợp (Xem biểu đính kèm)

Nguồn số liệu

các mục V.1, V.3, V.4, V.5, còn số liệu ở các cột tỷ trọng, chênh lệch và so sánh được tính toán trên cở sở các số liệu đã xin được. Cụ thể các cột này được tính như sau:

Số liệu ở cột Tỷ trọng được tính bằng cách lấy số liệu của cột Giá trị chia cho tổng giá trị tài sản và nhân với 100 %.

Số liệu ở cột Chênh lệch là hiệu số của số liệu của cột Giá trị ở cuối năm với số liệu của cột Giá trị ở đầu năm.

Số liệu ở cột so sánh được tính bằng cách lấy số liệu cột Giá trị ở cuối năm chia cho Giá trị ở đầu năm nhân với 100 %.

Nhận xét về mức độ hợp lý của cơ cấu

Cơ cấu vốn lưu động của công ty như sau:

- Tiền chiếm 4,42 % đầu năm 2009, đạt 9,76 % cuối năm 2009, tức là tăng 144,77 %.

- Các khoản phải thu chiếm 21,80 % ở đầu năm 2009, đạt 25,32 % cuối năm 2009, tăng 28,84 % so với đầu năm 2009.

- Hàng tồn kho chiếm 72,77 % ở đầu năm 2009, cuối năm 2009 đạt 63,66 %, giảm 2,98 % so với đầu năm.

- Tài sản lưu động khác chiếm 1,01 % ở đầu năm 2009, cuối năm 2009 đạt 1,25 %, tăng 37,65 % so với đầu năm.

Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty khá hợp lý. Hàng tồn kho có tỷ trọng lớn nhất. Đây là vì Công ty là doanh nghiệp sản xuất chế biến quy mô lớn. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, trong đó, phải thu khách hàng có tỷ trọng lớn nhất 18,68 % trên tổng số vốn lưu động. Điều này cho thấy khả năng quản lý công nợ của Công ty khá tốt, đồng thời cho thấy sự quan tâm của khách hàng với Công ty. Trả trước cho người bán từ năm 2008 đến năm 2009 tăng gần gấp đôi, cho thấy Công ty đang gia tăng cho việc sản xuất. Điều này đặc biệt quan trọng khi thị trường thực phẩm đang trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh cúm gà, hay dịch tai xanh… Năm 2009, các khoản tiền của Công ty đã tăng trở lại. Các năm trước, lượng tiền luôn cao thấp nhất là khoảng 7 tỷ, cao nhất là 12 triệu, nhưng năm 2008, lượng tiền chỉ đạt 4,7 tỷ. Điều này cho thấy việc quản lý tiền của Công ty là khá tốt. Công tác giải quyết tài sản thiếu chở xử lý của công ty cũng tốt. Năm 2009, giá trị của khoản này bằng 0.

Nguyên nhân và nhận xét về sự thay đổi cuối năm so với đầu năm

Căn cứ vào biểu CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY, ta có thể thấy tài sản của công ty qua năm 2009 đã có sự thay đổi, đầu năm là 105.514.478.468 đồng, cuối năm là 117.017.089.480 đồng. Như vậy, vốn lưu động của Công ty tăng 11.502.611.012 đồng, đạt 109,21 % so với đầu năm.

Tiền:

Cuối năm 2009, lượng tiền các loại đạt giá trị 11.425.168.489 đồng. Từ đầu năm đến cuối năm, giá trị lượng tiền các loại trong Công ty tăng 6.757.483.334 đồng, đạt 244.77 % so với đầu năm. Cụ thể:

• Tiền mặt tại quỹ: cuối năm 2009 đạt 857.844.171 đồng, giảm 69.045.769 đồng, đạt 92,55 % so với đầu năm.

• Tiền gửi Ngân hàng: cuối năm 2009 đạt 10.313.124.318 đồng, tăng 6.572.329.103 đồng, đạt 275.69 % so với đầu năm.

• Tiền đang chuyển: cuối năm 2009 đạt 254.200.000 đồng, tăng 254.200.000 đồng, đầu năm doanh nghiệp không có tiền đang chuyển.

• Doanh nghiệp không có các khoản tương đương tiền (vàng, bạc, đá quý, …) Như vậy, trong các khoản tiền thì tiền gửi Ngân hàng là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động trong năm 2009; và qua năm 2009 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ từ 3,55 % đến 8,81 %.

Các khoản phải thu:

Cuối năm 2009 các khoản phải thu của công ty là 29.630.643.994 đồng chiếm 25,32 % trong tổng số vôn lưu động, giá trị của các khoản phải thu tăng 6.632.761.930 đồng, đạt 128,84 % so với đầu năm:

• Phải thu khách hàng: cuối năm 2009 đạt 20.537.516.439 đồng, tăng 829.117.452 đồng, đạt 104.21 % đồng so với đầu năm.

• Trả trước cho người bán: cuối năm 2009 đạt 8.036.647.998 đồng, tăng 3.988.066.500 đồng, đạt 198.51 % so với đầu năm.

• Phải thu nội bộ: không có.

• Phải thu khác: cuối năm 2009 đạt 2.584.259.599 đồng, tăng 469.749.146 đồng, đạt 122,22 % so với đầu năm.

• Khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi: cuối năm 2009 là 1.527.780.042 đồng, giảm 1.345.828.832 đồng, đạt 53,17 % so với đầu năm.

Như vậy, trong năm 2009, xét trong các khoản phải thu thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động, nhưng tốc độ tăng lớn nhất là khoản trả trước cho người bán, từ 3,84 % đến 6,87 %.

Hàng tồn kho:

Cuối năm 2009 đạt giá trị 74.494.170.934 đồng chiếm 63,66 % trong tổng số vốn lưu động, giảm 2.288.918.994 đồng, đạt 97,02 % so với đầu năm.

• Hàng mua đang đi đường: đầu năm số dư bằng 0, cuối năm giá trị hàng mua đang đi đường là 1.265.299 đồng.

• Nguyên vật liệu: cuối năm 2009 đạt 16.737.527.350 đồng, giảm 3.570.101.337 đồng, đạt 82,42 % so với đầu năm.

• Công cụ, dụng cụ: cuối năm 2009 đạt 50.213.878 đồng, giảm 1.022.445 đồng, đạt 98,00 % so với đầu năm.

• Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: cuối năm 2009 đạt 3.678.466.241 đồng, tăng 14.277.650 đồng, đạt 100,39 % so với đầu năm.

• Thành phẩm: cuối năm 2009 đạt 40.363.122.952 đồng, giảm 2.823.004.009 đồng, đạt 93,46 % so với đầu năm.

• Hàng hoá: cuối năm 2009 đạt 14.266.748.855 đồng, tăng 4.021.544.140 đồng, đạt 139.25 % so với đầu năm.

• Hàng gửi đi bán: không có.

• Hàng hoá kho bảo thuế: không có.

• Hàng hoá bất động sản: không có.

• Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: cuối năm 2009 đạt 563.209.641 đồng, giảm 108.121.708 đồng, giảm 16,11 % so với đầu năm.

Như vậy, xét trong hàng tồn kho, thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động, nhưng tốc độ tăng nhanh nhất lại là hàng hoá, tăng từ 9,71 % đến 12,19 %.

Tài sản lưu động khác:

Cuối năm 2009 đạt giá trị 1.467.106.063 đồng chiếm 1,25 % trong tổng số vốn lưu động, tăng 401.284.742 đồng, đạt 137,65 % so với đầu năm. Cụ thể:

• Tài sản thiếu chờ xử lý: đầu năm đạt 391.512 đồng, cuối năm không còn, tức là giảm 100 %.

• Tạm ứng: cuối năm đạt 300.631.977 đồng, giảm 196.267.502 đồng, đạt 60,50 % so với đầu năm.

• Chi phí trả trước ngắn hạn: cuối năm đạt 213.248.693 đồng, giảm 187.806.047 đồng, đạt 53,17 % so với đầu năm.

• Thuế GTGT được khấu trừ: cuối năm đạt 128.358.434 đồng, tăng 110.813.455 đồng, đạt 731,60 % so với đầu năm.

• Cầm cố, ký quỹ, ký cược: cuối năm đạt 824.866.959 đồng, tăng 674.936.348 đồng, đạt 550,17 % so với đầu năm.

Như vậy, trong năm 2009, xét trong Tài sản lưu động khác, đầu năm tạm ứng chiếm tỷ trọng lớn nhất 0,47 % trong tổng số vốn lưu động, đến cuối năm các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược chiếm tỷ trọng lớn nhất là 0,70 %. Tốc độ tăng tỷ trọng nhanh nhất là thuế GTGT được khấu trừ từ 0,02 % đến 0,11 %.

Xét trong toàn bộ vốn lưu động từ đầu năm đến cuối năm 2009, thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất và thuế GTGT được khấu trừ có tốc độ tăng tỷ trọng nhanh nhất. Căn cứ vào bảng, ta có thể thấy các khoản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giảm đi và khoản thuế GTGT tăng lên trong khi thành phẩm lại giảm. Sở dĩ như vậy là do năm 2009, công ty thực hiện gia tăng sản xuất và đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, kết quả trên đây là minh chứng cho việc đạt được mục tiêu này.

Phương hướng về việc cải thiện cơ cấu TSLĐ – VLĐ của Công ty

Tình hình trước mắt của Công ty nói chung khả quan vì thị trường đang dần thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Do đó, việc cải thiện cơ cấu tài sản cũng phải có sự tương ứng. Đối với tiền và các khoản tương đương tiền, xu hướng thị trường chứng khoán sẽ trở lại mạnh mẽ, do đó, Công ty nên đầu tư chứng khoán với chính sách đa dạng hoá danh mục các khoản đầu tư. Năm 2010 Công ty sẽ tiếp tục thực hiện gia tăng sản xuất, tăng cường xuất khẩu, tăng lợi nhuận, thâm nhập vào các thị trường mới củng cố thị trường cũ. Công ty sẽ gặp không ít các vấn đề về nguồn nguyên liệu đầu vào vì tình hình dịch bệnh trong nước có thể bùng phát bất cứ lúc nào, giá nguyên liệu đầu vào sẽ biến động mạnh, do đó, việc giữ vững sự ổn định về nguồn nguyên liệu đầu vào và tăng doanh số bán rất quan trọng. Công ty cần phải quản lý các khoản nợ và việc quản lý hàng tồn kho cần đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát lãng phí. Công ty cần phải xác định các biện pháp để quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán của mình.

Một phần của tài liệu Thiết kế quản trị tài chính (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)