Mục đích nghiên cứu
Trong doanh nghiệp có nhiều loại tài sản khác nhau để có thể sử dụng một cách tốt nhất có hiệu quả cao thì cần có 1 cơ cấu tài sản hợp lý. Để đạt được cơ cấu hợp lý, doanh nghiệp cần phải xác định được cơ cấu tài sản hiện tại, từ đó xác định được những bất hợp lý và đưa ra giải pháp điều chỉnh. Tài sản của doanh nghiệp trước hêt phải nói đến là tài sản cố định. Đây là bộ xương cho toàn bộ hệ thống hoạt động của doanh nghiệp, là cơ sở cho thấy quy mô và khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, cần phải xác định cơ cấu của tài sản cố định.
Lập biểu (Xem biểu đính kèm)
Nguồn số liệu
Số liệu trong biểu ở 2 cột đầu năm và cuối năm được lấy từ báo cáo tài chính năm 2009 của doanh nghiệp, cụ thể đó là báo cáo tài chính và thuyết minh tài chính
HDT
VCSH = Tổng doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu bình quân
HLN
VCSH = Tổng lợi nhuận Vốn chủ sở hữu bình quân
các mục V.6, V.7, V.8 (xem tệp đính kèm). Các số liệu ở 3 cột tỷ trọng, chênh lệch và so sánh được tính toán trên cơ sở các số liệu đã xin được.
Số liệu ở cột chênh lệch được tính bằng cách lấy số vốn cố định ở cuối năm trừ cho số vốn cố định ở đầu năm.
Số liệu ở cột so sánh được tính bằng cách lấy số vốn cố định ở cuối năm chia cho số vốn cố định ở đầu năm và nhân với 100 % .
Số liệu ở cột tỷ trọng được tính bằng cách lấy số vốn cố định ứng với từng loại tài sản chia cho tổng số vốn cố định và nhân với 100 %.
Nhận xét về mức độ hợp lý của cơ cấu tài sản
Cơ cấu vốn cố định của công ty như sau:
- Tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp chiếm 66,01 % năm 2008, năm 2009 đạt 69,80 %, tăng 10,59 % so với năm 2008. Trong đó, tài sản cố định hữu hình chiếm 63,04 % năm 2008 và năm 2009 là 66,97 %; và tài sản cố định vô hình chiếm 2,97 % năm 2008 và năm 2009 là 2,84 %.
- Tài sản cố định thuê tài chính chiếm 0 % và không thay đổi từ năm 2008 đến năm 2009.
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: chiếm 33,99 % năm 2008, đạt 30,20 % năm 2009, giảm 7,10 % so với năm 2008.
Là doanh nghiệp sản xuất có trên 50 năm tồn tại và phát triển, Công ty có lượng vốn cố định lớn đảm bảo có thể sản xuất với sản lượng lớn. Qua bảng cơ cấu vốn cố định, có thể thấy vốn cố định tương ứng với tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ lệ lớn nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với Công ty. Bên cạnh đó, tài sản cố định vô hình của Công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Báo cáo thuyết minh tài chính năm 2009 cho thấy, ngoài quyền sử dụng đất thì chỉ có phần mềm máy tính. Như vậy là chưa hợp lý. Trong xu thế thị trường, sự cạnh tranh là tất yếu, nhất là khi Công ty đã vươn ra thị trường quốc tế, Công ty cần phải quan tâm đến vấn đề bản quyền cho các sản phẩm của mình và các phát minh tạo ra các sản phẩm mới để có thể bảo vệ thương hiệu của mình, đồng thời tạo được niềm tin của Công ty với người tiêu dùng trong nước và nước ngoài.
Cách thức quản lý TSCĐ ở trong công ty
Việc quản lý TSCĐ ở trong Công ty do bộ phân kế toán về TSCĐ và vật tư chịu trách nhiệm quản lý về mặt giá trị. Các bộ phận kỹ thuật và bộ phận quản lý việc sử dụng tài sản của Công ty chịu trách nhiệm quản lý về mặt vật chất.
Bộ phận kế toán theo dõi hạch toán sự thay đổi giá trị của tài sản trong doanh nghiệp để có thể thu hồi vốn cố định của doanh nghiệp. Công việc này bắt đầu từ khi
tài sản được mua về doanh nghiệp hoặc từ khi tài sản hoàn thành đưa vào sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp tự chế tạo cho đến khi tài sản được bán thanh lý khỏi doanh nghiệp.
Máy móc mua về hay được chế tạo cho bộ phận nào thì bộ phận đó có trách nhiệm quản lý về việc sử dụng, theo dõi thường xuyên việc vận hành máy móc, thiết bị, đảm bảo rằng việc sử dụng tuân đúng theo hưỡng dẫn sử dụng máy, kịp thời phát hiện ra những hỏng hóc để báo cáo đề xuất việc xử lý. Hàng kỳ, Phòng kỹ thuật cơ điện thực hiện việc bảo dưỡng bảo trì máy móc.
Khi Công ty có nhu cầu mua tài sản, bộ phận kỹ thuật cơ điện phải kiểm tra chất lượng của tài sản có đúng với nhu cầu của doanh nghiệp (việc này đã được thực hiện từ khi Công ty ký hợp đồng mua tài sản). Sau khi tài sản được đưa về doanh nghiệp, kế toán thực hiện bắt đầu hạch toán cho tài sản. Mỗi tài sản được theo dõi một cách chi tiết. Trong quá trình hoạt động, bộ phận kỹ thuật tiến hành giám sát việc sử dụng cũng như bảo trì tài sản và kế toán thực hiện trích khấu hao theo quy định cho tài sản và hạch toán việc sữa chữa thường xuyên. Nếu có sửa chữa lớn hay nâng cấp, bộ phận quản lý tài sản sẽ phải đề xuất với cấp trên, cấp trên chấp nhận thì kế toán sẽ hạch toán việc sửa chữa lớn cho tài sản đó. Việc sửa chữa lớn hay nâng cấp, doanh nghiệp có thể thuê ngoài hoặc tự đảm nhận. Khi tài sản khấu hao hết, kế toán ngừng việc theo dõi tài sản. Tài sản có thể được sử dụng tiếp tuỳ vào quyết định của cấp trên, hoặc có thể bán, thanh lý.
Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp cũng có thể điều chuyển cho công ty con hay các chi nhánh của mình. Nếu là công ty con, kế toán Công ty mẹ ngừng việc tính khấu hao, công ty con tiếp tục việc tính khấu hao tài sản đó theo giá trị được đánh giá lại.
Tình hình tăng giảm tài sản trong kỳ
Căn cứ vào biểu CƠ CÂU VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY ta có thể thấy tài sản của Công ty đã có thay đổi từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2009.
Về tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp, giá trị tài sản tăng 3.001.556.305 đồng, đạt 110,59 % so với đầu năm. Trong đó, chỉ có tài sản cố định hữu hình tăng tương ứng với giá trị như trên, đạt 111,09 % so với đầu năm; còn tài sản cố định vô hình không có sự thay đổi. Cụ thể:
Tài sản cố định hữu hình:
Nhà cửa vật kiến trúc: năm 2009 đạt 10.997.715.066 đồng,giảm 509.506.130 đồng, đạt 95,57 % so với đầu năm, do các nguyên nhân sau:
Tăng trong năm:
• Do mua sắm: giá trị nhà cửa vật kiến trúc được mua sắm là 526.688.307 đồng, sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
• Tăng khác: Giảm trong năm:
• Do thanh lý, nhượng bán: giá trị nhà cửa vật kiến trúc thanh lý nhượng bán là 515.219.861 đồng.
• Giảm khác: giá trị nhà cửa vật kiến trúc bị giảm đi là 65.313.114 đồng. Máy móc thiết bị: năm 2009 đạt 12.989.259.683 đồng, tăng 414.343.971 đồng, đạt
103.3 % so với đầu năm, do các nguyên nhân sau: Tăng trong năm:
• Do mua sắm: giá trị máy móc thiết bị tăng lên do mua sắm là 3.623.518.764 đồng. Trong đó, sử dụng vốn vay là 2.654.843.234 đồng, còn lại là vốn chủ sở hữu doannh nghiệp.
• Tăng khác: giá trị máy móc thiết bị tăng lên là 117.836.115 đồng. Giảm trong năm:
• Do thanh lý, nhượng bán: giá trị máy móc thiết bị giảm do thanh lý nhượng bán là 345.111.438 đồng.
• Không có giảm vì nguyên nhân khác.
Phương tiện vận tải: năm 2009 đạt 3.988.365.439 đồng, tăng 1.071.528.394 đồng, đạt 136.74 % so với đầu năm, do các nguyên nhân sau:
Tăng trong năm:
• Do mua sắm: giá trị phương tiện vận tải do mua sắm là 2.061.047.618 đồng. Trong đó, sử dụng vốn vay là 1.867.575.481 đồng, còn lại là vốn chủ sở hữu.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác. Giảm trong năm:
• Do thanh lý, nhượng bán: giá trị phương tiện vận tải giảm do thanh lý, nhượng bán là 1.572.280.177 đồng.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác.
TSCĐ dùng trong quản lý: năm 2009 đạt 2.097.431.237 đồng, tăng 2.025.217.070 đồng, đạt 2904.46 % so với đầu năm. Tài sản này có sự tăng đột biến trong năm 2009, cho thấy Công ty đã có sự quan tâm nhiều đến công tác quản lý.
• Do mua sắm: giá trị TSCĐ dùng trong quản lý tăng do mua sắm là 2.239.887.706 đồng. Toàn bộ sử dụng bằng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác. Giảm trong năm:
• Do thanh lý nhượng bán: giá trị TSCĐ dùng trong quản lý thanh lý nhượng bán trong kỳ là: 79.691.800 đồng.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác.
Tài sản cố định vô hình:
Quyền sử dụng đất có giá trị là 1.273.500.000
đồng. Đây là giá trị quyền sử dụng đất hai lô đất tại Nha Trang có giá trị lâu dài, do đó công ty không thực hiện trích khấu hao đối với tài sản vô hình này.
Phần mềm máy tính: nguyên giá đầu năm là
13.829.800 đồng, do trong năm thực hiện việc thanh lý nên cuối năm không còn, giá trị tài sản bằng 0.
Tài sản cố định thuê tài chính:
Công ty không có tài sản thuê tài chính.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:
Năm 2009 chi phí xây dựng dở dang đạt 13.558.463.984 đồng, giảm so với năm 2008 là 1.035.746.184 đồng, tương ứng giảm 7,1 %.