Quá trình huy động vốn cho nền kinh tế thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình và trái phiếu công ty, cũng như việc phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần đòi hỏi phải có nhưng tổ chức kinh tế thực hiện việc phát hành, làm đại lý mua bán nhằm tạo tính thanh khoản cho
các công cụ nợ này. Chính vì vậy, các công ty chứng khoán được coi là chủ thể chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các tổ chức kinh tế Việt Nam đã thành lập hay có dự định thành lập đều có những thuận lợi nhất định.
Các tổ chức này đều nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan, đặc biệt là Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước. Các văn bản pháp lý cơ bản đã được ban hành. Trong 2 năm hoạt động đầu tiên, các khoản thuế, phí, lệ phí hoạt động kinh doanh đều không phải nộp. Quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng gắn chặt quá trình cổ phần hoá với quá trình phát hành cổ phiếu ra công chúng thông qua các công ty chứng khoán. Nhà nước mở thị trường Chứng khoán Bảng II tại Hà Nội dành cho các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung được mở rộng dẫn đến quy mô và phương thức quốc tế như: khớp lệnh nhiều lần, mức ký quỹ giảm, biên độ dao động tăng... Cùng với tất cả điều đó, nền kinh tế Việt Nam bất chấp kinh tế thế giới suy giảm vẫn đang đà phát triển mạnh. Tổng sản phẩm quốc nội năm 2002 ước đạt 541 nghìn tỷ đồng, tăng 7,04% so với năm 2001. Với kết quả đó, Việt Nam đươc xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất (cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc). Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư được cải thiện. Cho đến nay, thu nhập tăng khoảng 10% so với 10 năm trước. Kinh tế phát triển, thị trường và giá cả ổn định tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi để thị trường chứng khoán phát triển.
Một trong những điều kiện hàng đầu của ngân hàng No&PTNT Việt Nam là đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng các dịch vụ, nghiệp vụ ngoài tín dụng, trong đó “kinh doanh chứng khoán vừa tập dượt đáp ứng yêu cầu hiện đại, vừa chuẩn bị nguồn lực cho hoạt động lớn hơn và hướng tới xây dựng thành tập đoàn tài chính vào những năm tiếp theo”. AGRISECO được đầu tư 100% vốn
từ ngân hàng No&PTNT Việt Nam-một ngân hàng có hoạt động tốt nhất hiện nay, với mạng lưới khách hàng rộng khắp trên toàn quốc. AGRISECO ra đời thừa kế được bề dày hoạt động của ngân hàng mẹ, hiện có tới ? chi nhánh tại các tỉnh, thành phố, quận huyện trong cả nước và có quan hệ đại lý với ? ngân hàng, tổ chức tài chínhvà đang tài trợ cho nhiều dự án lớn trong và ngoài nước. Ngân hàng No& PTNT Việt Nam cũng là một trong những đơn vị hoạt động tích cực trong thị trường chứng khoán. Những dịch vụ của ngân hàng mẹ cũng giúp ích rất nhiều cho AGRISECO trong bước đầu hoạt động của mình. Mặt khác, AGRISECO có đội ngũ cán bộ trẻ, tư cách đạo đức tốt, năng động, sáng tạo, được đào tạo bài bản và có giấy phép hành nghề. Đây cũng là điểm thuận lợi cho công ty trong quá trình kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, với một thị trường chứng khoán hoạt động còn ở mức “sơ khai”, trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập thì cùng với những công ty chứng khoán khác, AGRISECO phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Cho đến nay, trên thị trường đã có 10 công ty chứng khoán được cấp giấy phép hoạt động. Sắp tới, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước còn dự định cấp giấy phép cho 2-3 công ty nữa, vì vậy, AGRISECO sẽ đối mặt với tình hình cạnh tranh rất gay gắt. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa hội tụ đủ điều kiện về khung pháp lý, số lượng công ty niêm yết còn ít, do vậy tình hình vẫn chưa được cải thiện căn bản. Hiện nay, giá trị mỗi phiên giao dịch rất thấp, các công ty chứng khoán lại rơi vào tình trạng khó khăn, bởi vì các khoản thu chủ yếu từ nghiệp vụ môi giới, các nghiệp vụ khác lại chưa phát triển. Thêm vào đó sự hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán của các nhà kinh tế và hoạch định chính sách, chủ doanh nghiệp còn rất “khiêm tốn”, các công ty ngại lên sàn giao dịch, vì vậy trong hơn 100 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn niêm yết thì
chỉ có 21 công ty niêm yết. Diễn biến giá trên thị trường rất phức tạp, khó dự đoán. Thời gian đầu giá tăng liên tục nhưng khối lượng bán lại rất ít, ngược lại khi thị trường xuống dốc liên tục giá giảm thì lại bán ra nhiều mà không mua. Điều này làm cho các công ty chứng khoán thực sự khó khăn. Đồng thời, khi thị trường hoạt động tẻ nhạt, kém sôi động cũng tác động không ít đến tâm lý của nhân viên công ty. Cảm giác buồn tẻ trên sàn giao dịch đã phần nào khiến các nhân viên mất đi cảm giác hào hứng và hăng say làm việc. Mặt khác, mặc dù khung pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán đã được ban hành nhưng vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, mới chỉ có nghị định là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Một số điểm liên quan đến phát hành chứng khoán chưa được quy định rõ như: việc phát hành và niêm yết chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần... Bên cạnh đó, các quy định về công khai sản xuất- kinh doanh, cơ cấu sở hữu, bộ máy quản trị của doanh nghiệp chưa được áp dụng một cách rộng rãi, hoạt động kinh doanh của hầu hết các công ty chứng khoán và các chủ thể khác tham gia cung cấp dịch vụ trên thị trường đều bị thua lỗ mà chưa tìm ra biện pháp khắc phục.
Theo đánh giá của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước thì AGRISECO là thứ 8 trong 10 công ty chứng khoán (chỉ ra đời trước công ty chứng khoán ngân hàng Ngoại thương và công ty cổ phần chứng khoán Đệ Nhất), số cán bộ ít song đạt lợi nhuận cao, trong khi các công ty chứng khoán khác đang bị thua lỗ. Với 60 tỷ vốn điều lệ được cấp ban đầu, công ty vẫn chưa triển khai tất cả các nghiệp vụ được phép do thiếu vốn và thiếu người. Công ty cần vốn để thực hiện các kế hoạch và đề án kinh doanh đã đề ra. AGRISECO đã đệ trình 2 đề án lớn là đề án Đưa chứng khoán về nông thôn và Thành lập Quỹ hỗ trợ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước vừa và nhỏ ở nông thôn. Căn cứ vào phê duyệt của Tổng giám đốc, theo tinh thần đề án, để triển khai bảo lãnh phát hành cho 1.500
doanh nghiệp Nhà nước vừa và nhỏ, công ty cần có số vốn là 300 tỷ đồng. Khi tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, nếu không đủ vốn, các công ty chứng khoán phải liên kết để thực hiện hợp đồng bảo lãnh, trong đó, công ty nào có vốn điều lệ lớn sẽ đóng vai trò “cầm chịch”. Thực tế cho thấy, vốn càng lớn thì càng có lợi và sức cạnh tranh càng cao. Do vậy, hiện tại, AGRISECO vẫn còn thiếu vốn, đây cũng là một khó khăn của công ty. Mặt khác, AGRISECO vẫn có hệ thống cán bộ công nhân viên còn quá mỏng. Toàn công ty có 30 cán bộ công nhân viên ở cả trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh. Khi Nhà nước mở thêm Trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội nghĩa là công việc về đại thể sẽ tăng gấp đôi, trong đó có 3 người phải nhập lệnh hàng ngày tại sàn. Cùng với điều đó, khi mạng lưới chi nhánh mở rộng cần cán bộ làm việc tại chi nhánh và quản lý các đại lý nhận lệnh, khi chuyển giai đoạn cần cán bộ để mở rộng các phòng và bổ sung cán bộ cho các bộ phận hiện mới bắt đầu triển khai. Với số lượng cán bộ công nhân viên như hiên nay, thực sự AGRISECO gặp rất nhiều khó khăn.
AGRISECO là công ty chứng khoán trực thuộc Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Nhưng cho đến nay, AGRISECO vẫn chưa được cư xử như đối với chi nhánh cấp I, chưa đáp ứng hết tinh thần là một công ty TNHH một thành viên. Theo công văn 824/NHNO- TCKT ngày 08/4/2002 của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam thì AGRISECO vẫn phải chuyển đổi tài khoản để hoà chung vào cân đối của Ngân hàng mẹ. Đây là vấn đề rất khó khăn về cơ chế quản lý mà AGRISECO gặp phải. AGRISECO vẫn phải chịu quy chế riêng của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.