IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2. Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và trung tâm giao dịch chứng
dịch chứng khoán.
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh chứng khoán được thực hiện một cách công bằng, trung thực, công khai, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và công chúng tham gia đầu tư, các chủ thể kinh doanh chứng khoán còn phải chấp hành về đạo đức kinh doanh, quy định về hạn mức áp dụng đối với kinh doanh... do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và trung tâm giao dịch chứng khoán quy định.
2.1. Giám sát và quản lý vốn khả dụng đối với công ty chứng khoán
NOC
NOCR = * 100 > =100%
Tổng rủi ro Trong đó:
NOC: chỉ tiêu vốn hoạt động ròng
NOC = Tài sản ròng (Tổng tài sản - Tổng nợ) -Tổng các khoản gia tăng + Tổng các khoản giảm trừ.
Tổng rủi ro = Rủi ro thị trường + Rủi ro đối tác + Rủi ro cơ bản + Rủi ro tập trung tín dụng - Phần bù rủi ro
Trong giai đoạn này, khi các điều kiện cần thiết còn chưa hoàn thiện, chúng ta vẫn áp dụng phương pháp tính như đã được xác định trong Nghị định 48/1998/ NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đó
là phương pháp xác định mức vốn hoạt động ròng so với tổng nợ điêu chỉnh. Tuy nhiên, trong công thức tính cụ thể, cần phải xác định lại như sau:
Vốn khả dụng = Tổng tài sản - Các khoản tài sản giảm trừ + Các khoản gia tăng
Vốn hoạt động ròng = Vốn khả dụng - Tổng nợ điều chỉnh Tổng nợ điều chỉnh = Tổng nợ - Các khoản giảm trừ
Hay:
Vốn hoạt động ròng = Tổng tài sản - Tổng nợ điều chỉnh
-Các khoản tài sản giảm trừ + Các khoản gia tăng
Và:
Vốn hoạt động ròng
* 100 >= 8% Tổng nợ điều chỉnh
Phương pháp tính mức “Vốn hoạt động ròng/ Tổng rủi ro” không những cho phép các công ty chứng khoán xác định được mức vốn hoạt động ròng cần thiết phải duy trì mà còn cho phép các công ty này xác định được một cách trực tiếp những rủi ro sẽ phải đối mặt trong quá trình hoạt động. Việc xác định được các rủi ro sẽ giúp cho công ty chứng khoán có những đối sách phù hợp để ổn định hoạt động và hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra.
Mặc dù việc áp dụng phương pháp tính theo chỉ tiêu “Tổng rủi ro” trong thực tế hết sức phức tạp, nhưng các nước hiện nay đều có xu hướng chung là chuyển sang áp dụng phương pháp này.
Việc triển khai áp dụng phương pháp này, trong thực tế chỉ có hiệu quả khi chúng ta đã hội tụ đủ những cơ sở cần thiết như sự phát triển của thị trường và các công ty chứng khoán; sự hoàn thiện của công tác kế toán, thống kê; khả năng nhận thức của mọi người về các loại hình rủi ro... Thực tiễn cho thấy, loại hình và mức độ rủi ro của các nước khác nhau phụ thuộc vào những điều kiện
thực tế của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của nước đó. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể tham khảo, học hỏi kinh nghiệm chứ không thể rập khuôn mô hình của một nước cụ thể nào đó vào thực tiễn Việt Nam. Việc áp dụng một cách máy móc này sẽ gây ra những sai lệch nghiêm trọng trong kết quả phân tích và kết quả đó sẽ phản ánh không đúng bản chất của thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán.
Quy định về việc trích lập dự phòng vốn điều lệ: Quy định này yêu cầu công ty chứng khoán trong quá trình hoạt động phải trích 5% lãi ròng hàng năm để lập quỹ dự phòng, bổ sung vốn điều lệ cho đến mức bằng 10% vốn điều lệ của công ty. Việc thực hiện quỹ này được thực hiện theo những quy định hiện hành đối với các loại hình công ty cổ phần và TNHH.
2.2.Quy định về chế độ báo cáo và công khai hoá thông tin
Quy định này được áp dụng ở các thị trường chứng khoán trên thế giới, theo đó các công ty chứng khoán phải công khai hoá các thông tin về hoạt động kinh doanh chứng khoán cho công chúng, phải tuân thủ chế độ báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý ngành và Sở giao dịch chứng khoán nếu công ty là thành viên. Ngoài báo cáo định kỳ, công ty chứng khoán phải có trách nhiệm báo cáo đột xuất khi có sự kiện bất thường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xảy ra. Đặc biệt là các báo cáo hàng quý của công ty chứng khoán phải được công ty kiểm toán đã được cơ quan quản lý Nhà nước ngành chứng khoán chấp nhận xác nhận.
Mặt khác, thông tin về thị trường chứng khoán là cơ sở hoạt động của thị trường chứng khoán, là yếu tố để các nhà đầu tư định giá mua bán chứng khoán. Ở nhiều nước trên thế giới việc công bố thông tin đã trở thành một thứ văn hoá kinh doanh, bởi vì cổ đông và những người có quyền lợi liên quan đến công ty cần được thông tin kịp thời và chính xác về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý, điều hành công ty. Các thông tin sai lệch
trên thị trường chứng khoán có thể gây nên những biến động lớn trong hoạt động của thị trường cũng như sự hoảng loạn trong tâm lý của các nhà đầu tư, đẩy thị trường đến những đột biến giá, tạo nên các cơn sốc đối với hệ thống tài chính quốc gia, và do vậy ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Trong giai đoạn toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, thông tin không minh bạch có thể gây nên sự xáo trộn thị trường, dẫn đến phản ứng xấu của thị trường chứng khoán và nền kinh tế quốc gia. Chính vì vậy, công khai hoá thông tin được coi là nguyên tắc quan trọng nhất của thị trường chứng khoán. Ngay từ đầu xây dựng thị trường chứng khoán tại Việt Nam, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã luôn coi trọng nguyên tắc này, và có những quy định cụ thể về việc bắt buộc công khai thông tin trên thị trường chứng khoán. Các quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đối với việc công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ, các tổ chức hoạt động kinh doanh chứng khoán là tương đối chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế về thông tin trên thị trường. Vấn đề còn lại chính là tính tự giác của các tổ chức có trách nhiệm phải công bố thông tin. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen và chưa sẵn sàng công bố công khai thông tin về tình hình hoạt động của mình. Để giải quyết tốt vấn đề này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước đối với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước à Trung tâm giao dịch chứng khoán cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi, cụ thể hoá các quy định về thông tin như thời điểm, cách thức và nội dung công bố thông tin, đặc biệt liên quan tới những vấn đề như phát hành cổ phiếu mới, thay đổi chế độ kế toán, hợp nhất báo cáo tài chính, công bố ấn phẩm thường niên, công bố trên báo... Những quy định này cần cụ thể và phù hợp với thực tế để tạo điều kiện cho các công ty niêm yết thực hiện được tốt. Đồng thời Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm giao dịch chứng khoán cần tăng cường thông tin về thị trường để định hướng người đầu tư, bác bỏ những thông tin sai lệch, gây
hoang mang hoặc gây nhiễu. Cần sớm xây dựng một tờ thông tin chính thức của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, bên cạnh tờ tin của Trung tâm giao dịch chứng khoán cùng với việc cập nhật trang Web thông tin để đưa ra những quan điểm chính thức của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước về những vấn đề chứng khoán và thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho công chúng đầu tư và những người muốn tìm hiểu lĩnh vực này có được những thông tin đáng tin cậy.
2.3. Tuyên truyền và đào tạo kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Việc tuyên truyền và quảng bá rộng rãi kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng là điều hết sức quan trọng và không nên xem nhẹ vì người ta chỉ có thể tham gia “cuộc chơi” khi mà họ tin rằng đã hiểu “luật chơi” và biết cách tự mình giành chiến thắng trong cuộc chơi đó.
Theo số liệu điều tra của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, công chúng cho rằng tuy thị trường chứng khoán còn là lĩnh vực mới mẻ, chứa đựng nhiều rủi ro nhưng cũng không phải là ít tiềm năng đáng trông đợi. Đa số các nhà đầu tư là tổ chức, cho dù có hay không ý định huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán đều mong muốn có được hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đối với nhà đầu tư cá nhân, phần lớn đều chưa qua đào tạo kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các buổi nói chuyện đề nên hiểu biết của họ còn hạn chế. Điều này phản ánh thực tế là công tác thông tin tuyên truyền và đào tạo kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán chưa được triển khai mạnh mẽ và hiệu quả. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cần phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo và các cơ quan chức năng trong chương trình đào tạo về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo một chuẩn nhất định để tranh thủ sự liên kết giữa ngành chứng khoán với các trường đại học hoặc các trung tâm đào tạo khác góp phần tuyên truyền và đào tạo một cách có hiệu quả nhất.
2.4. Thành lập Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
Thực tiễn hoạt động của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã cho thấy rõ tầm quan trọng của Hiệp hội ngành nghề. Do vậy, đối với các công ty chứng khoán sẽ chẳng khó khăn gì khi thuyết phục họ thiết lập và tham gia một hiệp hội những doanh nghiệp cùng chức năng vào thời điểm này. Đối với các công ty chứng khoán, sự ra đời của Hiệp hội là rất cần thiết, một tiếng nói chung đứng ra bảo vệ lợi ích chính đáng cho các công ty chứng khoán là nhu cầu không thể thiếu.
Các công ty chứng khoán tuy mới chỉ hoạt động sau một thời gian ngắn nhưng tất cả hầu như đang chờ đón và sẵn sàng gia nhập hiệp hội. Vì vậy, để thành lập Hiệp hội trước mắt phải đặt ra ban trù bị các bước liên quan đến Hiệp hội phải là một tổ chức thực sự đem lại lợi ích cho các hội viên.
AGRISECO cũng như tất cả các công ty chứng khoán khác đều nhận thức rằng, một sự đơn lẻ sẽ khó lòng có trọng lượng bằng tiếng nói chung khi cùng đề xuất một vấn đề. Tuy nhiên, nhu cầu bình thường này của các công ty chứng khoán vẫn chưa nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng. Các cơ quan này không thể giữ nguyên sự bàng quan trước nhu cầu của các công ty chứng khoán mà cần có biện pháp cụ thể trước vấn đề này.