i ln nh ng th nh t uã Đề ựđ đạ đượ t c, thì trong ga on knh đạ
3.1. Dự báo tình hình thị trường thép trong những năm tới
Để đề ra được những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phầm Kim khí Hà Nội một cách phù hợp nhất, thì bên cạnh việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động này của công ty, chúng ta cũng cần phải dự báo được những biến động của thị trường thép bên ngoài có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.
3.1.1. Tình hình thị trường thép thế giới
Trong thời gian vừa qua thị trường thép tiếp tục có những bước phát triển đột phá, đặc biệt là những biến động giá cả hết sức phức tạp. Trung Quốc đang trở thành một trong những trung tâm sản xuất và tiêu dùng thép hàng đầu thế giới và có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến sự phát triển chung của thị trường thép thế giới theo dự báo nhu cầu thép trên thế giới còn tăng cao đặc biệt ở những nước đang phát triển vì phục vụ cho mục tiêu xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Mặt khác, trên thị trường thép hiện nay các công ty đa quốc gia bằng khả năng của mình với tiềm lực khoa học kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm, họ đang thao túng thị trường thép thế giới. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho các công ty hoạt động kinh doanh nhập khẩu ở các nước đang phát triển trong việc nhập khẩu các loại thép mới để phục vụ nhu cầu trong nước. Trong khi đó ngay tại các nước này thì nhu cầu sản phẩm thép là rất cao phục vụ cho các công trình xây dựng. Trong thời gian gần đây tình hình biến động hết sức bất thường của giá thép trên thị trường thế giới, khiến các doanh
nghiệp kinh doanh thép nhập khẩu ở các nước phát triển trở nên đặc biệt khó khăn hơn bao giờ hết , nhất là với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Bởi nếu không có sự tính toán và chiến lược kinh doanh hợp lý rất dễ đi đến phá sản.
3.1.2. Tình hình thị trường thép trong nước
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi xem xét đưa ra phương hướng chiến lược sản xuất kinh doanh cũng cần phải tính tới và xem xét sự tác động của yếu tố vĩ mô kể cả những nhân tố ngoài nước và trong nước. Những điều mà doanh nghiệp cần xem xét ở thị trường trong nước đó là các chính sách mà nhà nước đề ra? xu hướng phát triển của ngành thép trong hiện tại và tương lai? mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp? mức độ hội nhập của nền kinh tế.
Sau khoảng 11 năm đàm phán, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, chúng ta đã tham gia ngày càng sâu vào sân chơi toàn cầu, và nền kinh tế đất nước đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới, và chắc chắn tất cả mọi ngành kinh tế của Việt Nam đều chịu sự tác động to lớn khi tham gia sân chơi toàn cầu, trong đó có ngành thép. Mọi quyết sách của công ty cần phải tính đến yếu tố hội nhập, xem xét trên tầm vĩ mô, để ý đến sự tác động từ bên ngoài.
Chính mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước mà kéo theo các chính sách của đất nước cũng phải thay đổi theo để thích ứng với hoàn cảnh và tình hình mới. Đặc biệt cần lưu ý đến việc có các quy định thông thoáng hơn tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh thép nhập khẩu. Khi mà giá cả thép ở trong nước không còn cứng nhắc, nhanh chóng thay đổi liên tục vào biến động thị trường thế giới thì cũng có nghĩa rằng sức cạnh tranh của thị trường thép cũng trở lên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Trong năm 2006 đã có thêm rất nhiều các doanh nghiệp tham gia kinh doanh mặt hàng thép nhập ngoài, chưa kể đến còn một số doanh nghiệp chuyển từ sản
xuất sang kinh doanh khi nhận thấy khả năng có thể. Giải thích cho hiện tượng này chính là xu hướng phát triển cao của ngành thép trong tương lai. Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành xây dựng đóng vai trò đầu tàu làm cơ sở cho sự phát triển của các ngành khác, và cũng vì thế nhu cầu về sản phẩm thép đã, đang và sẽ còn tăng rất cao trong thời gian tới. Tuy rằng trong chiến lược phát triển của quốc gia với những định hướng cụ thể thì hiện nay thị trường các mặt hàng thép nội đã ngày càng có ưu thế, dần dần khẳng định vị trị và uy tín của mình trên thương trường, dần thay thế cho các sản phẩm thép nhập ngoại như thép tròn xây dựng, thép gân và một số loại thép hình của gang thép Thái Nguyên, thép Hoà Phát. Tuy nhiên với các mặt hàng thép lá, thép tấm, ô thép thì nhu cầu nhập khẩu vẫn còn rất lớn trong tương lai gần sản xuất trong nước chưa đáp ứng.
Sau hơn hai mươi năm tiến hành đổi mới, đất nước ta có những đổi mới hết sức đáng mừng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì ở mức cao và bền vững, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để vào mạnh mẽ, đặc biệt sau khi chúng ta là thành viên thứ 150 của WTO. Nhu cầu thép cho ngành xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiếp tục tăng mạnh. Đến năm 2006 các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã tạo ra khoảng 4 triệu tấn thép đáp ứng nhu cầu trong nước về ống thép, tôn mạ kim loại sơn phủ màu. Nhưng riêng với mặt hàng phôi thép, thép tấm, thép là thép hình mới chỉ đáp ứng một phần và nhu cầu nhập khẩu rất cao. Dự kiến trong năm 2007 này Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn phôi thép đáp ứng 50% nhu cầu trong nước. Trong đó dự kiến có đến hơn 50% trong số đó được nhập khẩu từ Trung Quốc -một nước xuất khẩu phôi thép số một thế giới.
Ngay trong những tháng đầu 2007 giá phôi thép nhập khẩu có tăng đôi chút do Trung Quốc đánh thuế xuất khẩu phôi thép gây ra những biến động
trên thị trường thế giới. Tuy nhiên với vai trò là nước sản xuất và tiêu dùng thép không gỉ lớn nhất thế giới, đồng thời là nước xuất khẩu phôi thép số một thì các nước khác luôn bị thép giá rẻ Trung Quốc chèn ép nặng nề. Chính vì vậy dự kiến sản lượng thép nhập khẩu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam còn lớn hơn con số 2 triệu tấn.
3.2. Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty trong thời gian tới nhập khẩu của công ty trong thời gian tới
3.2.1. Định hướng hoạt động kinh doanh chung của Công ty
Công ty tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh thương mại thép, củng cố và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh, phấn đấu trở thành đơn vị phân phối mạnh trong ngành thép nước nhà.
Dần dần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp theo định hướng dịch vụ - kinh doanh - sản xuất. Đây là bước đi cần thực hiện một cách mạnh mẽ sau khi Công ty đã cổ phần hóa.
Thực hiện đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ cho thuê kho bãi giúp tăng nguồn thu và tận dụng mọi lợi thế kinh doanh của Công ty. Phát triển các ngành nghề kinh doanh mới, đầu tư nhà cao tầng, phát triển hoạt động kinh doanh địa ốc, cho thuê văn phòng, tận dụng các diện tích đất công ty đang quản lý và sử dụng.
3.2.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới
3.2.2.1. Kế hoạch kinh doanh thép
Tiếp tục củng cố hệ thống các khách hàng có uy tín của công ty, đáp ứng nhu cầu của sản xuất công trình và nhu cầu của nền kinh tế.
Trong những năm tới đây (từ năm 2007) mức tăng trưởng bình quân của hoạt động kinh doanh thép phải đạt 8%/năm. Công ty xây dựng mức tăng trưởng này dựa trên mức tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam và gia tăng nhu cầu sử dụng về khối lượng cũng như quy cách mặt hàng.
Tiếp tục tiến hành kinh doanh mặt hàng thép nhập khẩu, tiến tới chiếm thị phần chủ yếu thép lá, thép tấm... đáp ứng nhu cầu phôi thép cho các nhà máy sản xuất trong nước kể cả khối liên doanh.
Mở rộng và phát triển thị trường hơn nữa từng bước tăng doanh thu trên cơ sở phát triển và nâng cao uy tín, hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
Phát triển đội ngũ công nhân viên, đội ngũ cán bộ kinh doanh, đồng thời hợp tác liên doanh, liên kết với các bạn hàng, hoàn thiện, cải tiến quy trình nhập khẩu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
Hoàn thiện va nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích thị trường trong nước và thế giới để có những dự báo kịp thời chính xác để từ đó có điều chỉnh cần thiết cho quyết định nhập khẩu.
Tăng cường hoạt động marketing, xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường nhập khẩu nhằm làm giảm sức ép trên thị trường nội địa, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
- Xây dựng một hình ảnh công ty ổn định và giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp truyền thống. Đồng thời tìm các kiếm đối tác mới, các nhà cung cấp tiềm năng để tìm ra nguồn hàng nhập khẩu có lợi nhất.
Để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trên, công ty tập trung vào một số giải sau:
Đối với hàng nhập khẩu: Tiến hành giao dịch tìm đối tác có tín nhiệm và chuyên sâu một số nhóm hàng để tạo thế chủ động trong điều tiết thị trường, cố gắng giảm phí, tiếp nhận thẳng không hạ bãi, và đảm bảo hàng về đúng tiến độ, theo dõi chặt chẽ và dự đoán diễn biến thị trường thế giới cũng như biến động của tỷ giá ngoại tệ
Đối với các mặt hàng thép sản xuất trong nước: công ty tập trung nâng cao tỷ lệ thực hiện các mục tiêu đã đề ra, không để phát sinh công nợ
Công ty tiếp tục đổi mới về tổ chức, mạng lưới và cơ chế hoạt động, nỗ lực giảm được phí lưu thông , thực hiện công tác sàng lọc khách hàng, xây dựng chính sách tín dụng thương mại để tạo sự phát triển bền vững của công ty
3.2.2.2 Kế hoạch kinh doanh dịch vụ kho bãi
Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, chống việc xuống cấp để đảm bảo an toàn và chất lượng hàng hoá lưu kho bốc xếp, vận chuyển,thu hút thêm khách hàng, nâng cao giá cho thuê
Đầu tư có chiều sâu một số hạng mục tại các địa điểm như: Làm đường nội bộ, cầu trục.. phục vụ đồng bộ, ưu tiên Đức Giang, Văn Điển
3.2.2.3. Kế hoạch kinh doanh chung cư cao tầng , văn phòng cho thuê
Công ty cần chọn một trong các địa điểm đang quản lý để thực hiện đầu tư xây dựng chung cư cao tầng kết hợp siêu thị, văn phòng cho thuê
Quy mô đầu tư: chung cư cao tầng hiện đại, kết hợp cùng siêu thị và văn phòng cho thuê với số vốn dự tính khoảng 70- 80 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động một phần từ vốn tự có, một phần là vay ngân hàng hoặc người mua đặt cọc
Văn phòng tại số 20 Tôn Thất tùng sẽ được tiến hành cải tạo , xây dựng thêm để làm văn phòng sử dụng cho thuê
3.2.2.4 Một số mục tiêu chính giai đoạn 2006- 2008
Bảng 11: Một số mục tiêu chính của công ty năm 2006-2008
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2007-2006 2008-2007 1. Vốn điều lệ 9.000 9.5000 10.000 5.56 5.26 2. Tổng doanh thu 1.500.000 1.600.000 1.680.000 6.67 5.00 3. Nộp ngân sách 48.200 53.700 61.000 11.41 13.59 4. Lợi nhuận 11.600 12.500 14.500 7.76 16.00
5. Lao động (người) 324 300 300 -7,41 0.00 6. Thu nhập 1.000đ/ng/tháng) 1.800 1.900 2.000 5,56 5.26 7. Cổ tức hàng năm (%) 8 9 10 12,50 11.11
* Ghi chú: Năm Tài chính 2006 và 2007 Công ty được Nhà nước miễn
thuế TNDN, từ năm 2008 Công ty được giảm thuế TNDN phải nộp.
Sau khi tiến hành cổ phần hóa, công ty đã có những thay đổi cơ bản, từ vốn kinh doanh, cho đến thu nhập thực tế của cán bộ công nhân viên. Hy vọng rằng, với sự đồng tâm, đoàn kết của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn công ty, trong những năm tới, công ty sẽ hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đặt ra,phát triển mạnh mẽ và ngày càng thịnh vượng.
3.2.3. Phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thép của công ty
Thực hiện đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, thị trường nhập khẩu nhằm gia tăng nhanh chóng doanh số bán hàng của công ty.
Tiếp tục xây dựng và duy trì quan hệ tốt với nguồn cung ứng có uy tín, các bạn hàng quen thuộc quan trọng nhằm một mặt để giảm chi phí nhập khẩu, ổn định chất lượng hàng nhập khẩu, mặt khác đảm bảo được mức doanh số nhất định cho công ty.
Tiếnh hành đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước nhằm tăng doanh thu nhập khẩu, giảm chi phí.
Cần chú trọng nhập khẩu các mặt hàng thép có nhu cầu lớn và chủ động phân phối
3.2.4. Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần kim khí Hà Nội
Phấn đấu hoàn thành đạt mức tăng trưởng bình quân của hoạt động kinh doanh thép đạt 8%/năm, tiếp tục giữ vững và tăng thị phần thị trường tiêu thụ. Công ty cố gắng thực hiện chiến lược cạnh tranh tổng hợp với chi phí thấp nhất và đa dạng hóa sản phẩm thép trên thị trường.
Tăng them khối lượng kinh doanh thép ngoại, tiến tới chiếm thị phần chủ yếu thép lá, thép tấm v.v.. đáp ứng nhu cầu phôi thép cho các nhà máy sản xuất trong nước, kể cả khối liên doanh và một phần cho các nhu cầu nhỏ lẻ khác.
Dần dần từng bước có sự đầu tư nghiên cứu để có thể chuyển hướng sang kinh doanh thép nội có thể thay thế sản phẩm thép nhập khẩu. Trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm dẹt (thép tấm, thép lá) hiện có nhu cầu khá lớn và sẽ còn tăng cao hơn nữa trong những năm tới. Đây chính là xu hướng tất yếu của thị trường mà doanh nghiệp cần quan tâm.
Đồng bộ hoàn thiện các công đoạn trong quy trình nhập khẩu thép trong khả năng hiện có của công ty theo hướng giảm chi phí ở tất cả các khâu.
Phân phối lại các xí nghiệp bán hàng trong mạng lưới lưu thông theo hướng chuyên môn hoá các mặt hàng, khu vực địa lý, tạo sự liên kết đảm bảo tiêu thụ nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí vận chuyển lưu thông, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu qủa kinh doanh thép nhập khẩu nói riêng.
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần kim khí Hà Nội của Công ty cổ phần kim khí Hà Nội
3.3.1. Hoàn thiện quy trình nhập khẩu thép:
Đối với Việt Nam thì bất kỳ một công ty nào cũng ở trong tình trạng gặp những yếu kém bất cập trong việc thực hiện quy trình nhập khẩu của mình. Việc thực hiện hoàn thiện quy trình nhập khẩu để ngày càng giảm bớt chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề luôn đặt lên hàng đầu với các doanh nghiệp nhập khẩu
3.3.1.1.Hoàn thiện nghiệp vụ hải quan
Cơ sở đề xuất giải pháp:Việc làm thủ tục hải quan của công ty cổ phần kim khí Hà Nội là khá phức tạp và mất thời gian. Trước đây là một công ty
nhà nước, theo lối làm việc ban hành và thực hiện một cách máy móc nên rất tốn kém mà hiệu quả không cao. Chính tính mệnh lệnh hình thức đã làm tốn kém rấ nhiều chi phí không cần thiết như việc có quá nhiều bộ phận cùng