1 Theo tổng cục thống kê
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
Những tồn tại và hạn chế cần khắc phục
Tuy đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ nhưng cũng phải thừa nhận rằng Agriseco vẫn còn những khó khăn tồn tại cần phải tháo gỡ trong hoạt động môi giới chứng khoán.
hoạch nhưng thị phần hoạt động hoạt động môi giới của công ty qua hơn 7 năm hoạt động vẫn còn thâp so với các công ty khác. Số lượng tài khoản vẫn tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với thị trường, doanh số giao dịch cũng nhỏ do đó doanh thu môi giới của công ty chưa cao. Số nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài đến với công ty tuy đã tăng trong năm 2007 nhưng còn rất khiêm tốn.
Thứ hai: Sức cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực môi giới so với một số công ty khác còn thua kém. Mặc dù công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng nhưng việc cung cấp còn chưa nhanh nhạy với thị trường, các sản phẩm cần phải đa dạng hơn, tiện ích hơn mới có thể hấp dẫn nhà đầu tư.
Thứ ba: Doanh thu từ nghiệp vụ môi giới vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng doanh thu của công ty. Nguồn thu chủ yếu của công ty là tự doanh (trong đó phần lớn là tự doanh trái phiếu). Nghiệp vụ môi giới chứng khoán là một nghiệp vụ quan trọng bậc nhất của một CTCK, đem lại nguồn thu rất lớn cho công ty, vì vậy công ty cần phải có biện pháp thiết thực để nâng cao vai trò và đóng góp của nghiệp vụ môi giới chứng khoán vào nguồn thu nhập cũng như uy tín, vị trí và thị phần của công ty trên thị trường.
Nguyên nhân:
Những tồn tại và hạn chế trong thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán của Agriseco bắt nguồn không chỉ từ nguyên nhân chủ quan mà còn là kết quả của các nhân tố khách quan của TTCK Việt Nam. Trong đó có thể chỉ ra các nguyên nhân cụ thể sau:
Thứ nhất: Agriseco một mặt đi vào hoạt động sau các CTCK khác. Do vậy, chậm trễ trong việc thu hút các tổ chức tham gia niêm yết trên thị trường cũng như các nhà đầu tư; mặt khác, ngay từ khi đi vào hoạt động, công ty đã thực hiện cung cấp tất cả các dịch vụ chứng khoán cơ bản (không như SSI bước đầu chỉ thực hiện 2 nghiệp vụ chính là môi giới và tư vấn) vì vậy việc tập trung vào nghiệp vụ môi giới có được quan tâm nhưng không chuyên sâu.
Thứ hai: Trình độ nghiệp vụ môi giới của đội ngũ nhân viên môi giới tuy đã trưởng thành so với thời gian đầu song hiện nay nếu chỉ thao tác nghiệp vụ chuyên môn tốt, chỉ thực hiện theo yêu cầu của khách hàng thôi thì chưa đủ mà cần phải chú trọng khai thác và kết hợp các kỹ năng cần thiết của nhà môi giới trong quá trình hành nghề.
Thứ ba: Các hoạt động hỗ trợ kinh doanh (bank offcie) như hệ thống tin học, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ còn yếu. Công tác tin học nhằm hỗ trợ cho nghiệp vụ môi giới của công ty còn nhiều chậm trễ trong việc triển khai các phần mềm cung cấp thông tin cho khách hàng. Cụ thể đến nay công ty vẫn chưa cung cấp được dịch vụ qua mạng, chưa có trang web riêng của mình nên khách hàng chưa thể truy cập để lấy thông tin về tài khoản, về các giao dịch được thực hiện.
Thứ tư: Mặc dù đã được quan tâm phát triển trong 7 năm qua nhưng cơ sở vật chất cho hoạt động môi giới chứng khoán của công ty vẫn còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất của công ty mà chủ yếu là phục vụ cho hoạt động môi giới, giao dịch với khách hàng tuy đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản song công ty mới chỉ theo kịp với xu thế chung của thị trường mà vẫn chưa tạo được những hình ảnh nổi bật , riêng của công ty. Trong tình hình thị trường với quy mô còn nhỏ, số lượng các công ty chứng khoán nhiều như hiện nay thì công ty cần phải tiếp tục kiện toàn cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm tăng uy tín của công ty cũng như là tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thứ năm: Công ty chưa có một tiêu chí rõ nét cho việc tạo lập một chính sách khách hàng cho riêng mình, cho việc phân đoạn thị trường và lựa chọn khách hàng; đối tượng môi giới còn hạn hẹp, tập trung chủ yếu vào những người có thu nhập cao hay khả năng chấp nhận rủi ro. Việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhiều khi còn ở mức thô sơ nên chưa có nhiều ưu đãi dành cho khách hàng.
chứng khoán: Chỉ thị 03 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hạn chế cho vay chứng khoán của các Ngân hàng xuống dưới 3% dư nợ là một đòn giáng mạnh xuống các CTCK đặc biệt là đối với Agriseco, khi Agriseco dựa rất nhiều vào vốn của NHNo&PTNTVN để thực hiện nhiều nghiệp vụ như Rerepo, Exrerepo và kinh doanh trái phiếu… Khó khăn thêm vào khi NHNo&PTNTVN yêu cầu Agriseco phải trả hết nợ trị giá gần 4000 tỷ đồng ngay trong năm 2007, trong khi Agriseco đã sử dụng số tiền vay này để đầu tư trái phiếu Chính phủ có thời hạn 15 năm. Kết quả là, nhiều nghiệp vụ sinh lời của Agriseco có nhiều lúc trong năm phải tạm dừng hoạt động (như Rerepo, Ererepo), ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận. Có thể nói năm 2007 là những ngày dài Agriseco vất vả, tất tả tìm nguồn trả nợ cho NHNo&PTNTVN đồng thời vẫn phải cố gắng để duy trì các nghiệp vụ sinh lời chính của mình, đặc biệt là cố giữ số Trái phiếu Chính phủ cũng như mảng thị trường trái phiếu đã kỳ công xây dựng từ ngày thành lập đến nay.
CHƯƠNG 3