Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụ ng

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 73)

DỤNG

Biện pháp này nhằm để xử lý kịp thời những rủi ro tín dụng xảy ra, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng được diễn ra bình thường, liên tục. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng phải theo đúng tỷ lệ quy định của Ngân Hàng Nhà Nước và đưa vào chi phí, tuy nhiên cũng phải phù hợp với kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân Hàng.

5.9. PHỐI HỢP CHẶT CHẼ VỚI CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC THU HỒI VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN

Khách hàng của NHNN&PTNT huyện Long Hồđa số là những người nông dân. Trong việc thu hồi nợ đòi hỏi đến nhà mỗi người và công việc này phải nhờ đến xã, ấp. Do đó, có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương và một khi đã

được chính quyền địa phương giúp đỡ sẽ không có việc gì làm không xong. Trong việc xử lý nợ quá hạn Ngân hàng thường gặp khó khăn ở khâu phát mãi tài sản bởi vì cần kết hợp với nhiều ban ngành như: Công an, Viện kiểm sát, tòa án…đòi hỏi Ngân hàng tưng cường mối quan hệ tốt với các ban ngành hữu quan sẽ là một lợi ích trong công việc kinh doanh của Ngân hàng.

Tóm lại, những dấu hiệu trên báo hiệu cho Ngân hàng biết rủi ro tín dụng có thể xảy ra, khi phát hiện Ngân hàng phải nhanh chóng có những biện pháp thích hợp, kịp thời nhằm hạn chế tối đa tốn thất trong quan hệ tín dụng với khách hàng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Ngân hàng là một ngành kinh doanh chủ yếu là tiền tệ việc “đi vay để cho vay” đó là phương châm hoạt động của Ngân hàng. Chính vì thế hoạt động tín dụng được xem là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Thấy được điều đó NHNN&PTNT huyện Long Hồ trong những năm qua không ngừng cải thiện trong công tác tín dụng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu cho người dân, quán triệt tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với sự chỉ đạo của NHNN&PTNT tỉnh Vĩnh Long mà tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Ngân hàng ngày càng cao góp phần đem lại lợi nhuận tối đa cho Ngân hàng.

Tuy nhiên bên trong công tác đem lại nguồn thu nhập chủ yếu đó cũng chứa

đựng không ít rủi ro, mất mát sẽ xảy ra cho Ngân hàng đòi hỏi Ngân hàng cần phải quan tâm đến những rủi ro này để có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng.

Rủi ro ở đây chủ yếu là nợ quá hạn, từđó dẫn đến những món nợ khó đòi. Qua phân tích cho ta thấy mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng rất thấp năm 2004 là 0,84% tuy có sự gia tăng ở năm 2006 là 1,08% nhưng mức độ vẫn cho phép vì theo chỉ đạo của NHNN&PTNT tỉnh Vĩnh Long đối với NHNN&PTNT huyện Long Hồ chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại một thời điểm không vượt quá 3%. Do đó, nợ quá hạn nhưở mức trên tại NHNN&PTNT huyện Long Hồ là có thể chấp nhận được. Đạt được kết quả như trên là do sự lãnh đạo sang suốt của Ban Giám Đốc, cùng với sự tận tụy của toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngành Ngân hàng với trình độ nghiệp vụ và kiến thức sẵn có đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng được tiến hành dể dàng hơn. Sở dĩ rủi ro tín dụng tăng qua các năm như đã trình bày ở phần trên là do thời tiết khắc nghiệt gây ra thiên tai, dịch bệnh…ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cũng như trả lãi của khách hàng.

Sự thành công của NHNN&PTNT huyện Long Hồ đã khẳng định vị trí quan trọng của hoạt động tín dụng, đã đóng góp rất nhiều những thành quả đáng

khích lệ. Với một tương lai không xa Ngân hàng sẽ phát huy mọi khả năng sẵn có của mình để tăng trưởng tín dụng, khai thác mọi khả năng tiềm tàng ở địa phương để góp phần cho sự nghiệp phát triển chung của nền kinh tế Tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp hơn.

Mặc dù thế, nhưng vấn đề tìm ra những giải pháp để không ngừng hạn chế

rủi ro hay cố gắng giữ vững thành quảđó là một việc làm đòi hỏi Ngân hàng phải thường xuyên quan tâm theo dõi để có những quyết định kịp thời, nếu không đến một lúc nào đó tình trạng nợ quá hạn lại phát sinh ngày càng tăng.

6.2. KIẾN NGHỊ

Thông qua thực tiễn hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Long Hồ cùng với sự chỉ dẫn tận tình của các anh chị trong Ngân hàng, em đã hiểu biết thêm về lĩnh vực hoạt động tín dụng tại Ngân hàng từ những quy chế

quy định về thủ tục vay, phương pháp thực hiện đến những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng như thế nào… Qua phân tích và tìm hiểu quá trình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, em nhận thấy rằng tuy hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn đạt hiệu quả và tương đối an toàn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của toàn Chi nhánh. Để hạn chế rủi ro tín dụng của NHNN&PTNT huyện Long Hồ , em xin nêu ra một số

kiến nghị sau:

6.2.1. Đối với NHNN&PTNT huyện Long hồ

_ Ngân hàng có thể vừa thu hút thêm khách hàng, gia tăng mức độ cạnh tranh, vừa hạn chếđược những rủi ro có thể xảy ra bằng cách cung cấp dịch vụ

chuyển tiền mặt đến tận nhà cho khách hàng với mức phí hợp lý. Vì phần lớn những người đi vay rút bằng tiền mặt, với số lượng tiền lớn mang ra ngoài sẽ rất nguy hiểm, nếu có rủi ro xảy ra thì chẳng những gây thiệt hại cho khách hàng mà Ngân hàng cũng có thể bị mất vốn. Do đó việc vận chuyển tiền cho khách hàng vừa đảm bảo an toàn qua đó Ngân hàng cũng sẽ có thêm khoản doanh thu từ phí dịch vụ này.

_ Thường xuyên tổ chức cuộc họp giữa cán bộ tín dụng và các trưởng phòng tín dụng để trao đổi những kinh nghiệm, những vấn đề khúc mắc, những khuyết điểm trong quá trình thực hiện của từng cán bộ tín dụng… Từ đó vừa

nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho các cán bộ tín dụng vừa hạn chế, khắc phục những sai lầm đã mắc phải đảm bảo an toàn cho những khoản nợ vay.

_ Hạn chế cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của những khách hàng là người thân quen để tránh sự gian lận hoặc ý kiến chủ quan trong khâu thẩm định.

_ Với những khoản vay có mức tín dụng cao trên 1 tỷ đồng thì ngoài cán bộ

tín dụng phụ trách hồ sơ, cần phải có thêm Trưởng phòng dịch vụ khách hàng, Trưởng phòng quản lý tín dụng hoặc Giám đốc cùng tham gia kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh và thẩm định hồ sơđể đảm bảo cho khoản vay hoàn toàn có thể

thu hồi.

_ Để tránh trường hợp khách hàng bị tai nạn hoặc bị bệnh bất ngờ dẫn đến việc khách hàng bị giảm hay mất khả năng trả nợ, Ngân hàng có thể đề nghị

khách hàng mua bảo hiểm trước khi vay. Như vậy khi rủi ro xảy đến khách hàng sẽ không dùng số tiền vay cho mục đích khác như điều trị bệnh và Ngân hàng vẫn có thể thu hồi đủ món nợ vay.

_ Đối với điều kiện trong hợp đồng cho vay cán bộ công nhân viên, ngoài

điều kiện cán bộ đi vay phải có đơn vị liên kết đứng ra bảo lãnh cam kết trích lương của người vay để trả nợ, Ngân hàng cũng nên yêu cầu đơn vị bảo lãnh không được chuyển công tác đối với những cán bộ có vay vốn khi thời hạn hợp

đồng vẫn còn hiệu lực. Điều này vừa giúp cho Ngân hàng thu nợ được dễ dàng hơn, vừa ngăn chặn tình trạng khách hàng không muốn trả nợ vì đã thay đổi đơn vị khác mà đơn vị này lại không có cam kết bảo lãnh với Ngân hàng.

_ Tuyệt đối không phát vay cho những khách hàng đang quan hệ tín dụng với những tổ chức tín dụng khác nhằm tránh trường hợp khách hàng không đủ

khả năng trả cho nhiều khoản nợ vay.

6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

_ Các quy chế chính sách, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, giải đáp đối với hoạt động tín dụng phải sát thực, rõ ràng, dễ hiểu để tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện.

_ Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà Nước cũng cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của các Ngân hàng, rà soát lại các văn bản hiện hành để sửa đổi và bổ sung những văn bản phủ hợp hơn, thực tế hơn.

6.2.3. Đối với các cơ quan Nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan

Mọi hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói chung và Ngân hàng nói riêng đều chịu sự quản lý của Nhà nước và tuân theo chính sách pháp luật của

Đảng và Nhà nước, nếu thiếu hệ thống pháp luật sẽ làm giảm niềm tin, hiệu quả

hoạt động và rủi ro cho Ngân hàng. Do đó cơ quan Nhà nước cần:

_ Đơn giản hóa các thủ tục, các loại giấy tờ công chứng; hạn chế công chứng ở nhiều cơ quan; cần giải quyết nhanh các hồ sơ nhằm tạo thuận lợi và

đảm bảo về mặt thời gian cho những người có nhu cầu vay vốn.

_ Trong quá trình phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ thì Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý do văn bản thi hành án còn rất chậm. Vì vậy cơ quan thi hành án cần phải bàn giao nhanh tài sản cho Ngân hàng, có sự phối hợp tốt giữa Ngân hàng với tòa án để Ngân hàng xử lý các khoản nợ tồn động có hiệu quả hơn.

_ Nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chủ quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, các cá thể tài sản chủ yếu là đất đai nhưng giấy chủ quyền chưa được cấp đầy đủ, chính quyền địa phương không cấp giấy chủ quyền sử dụng đất cho nhân dân đồng loạt.

TÀI LIU THAM KHO

@&?

1. TS. Hồ Diệu, (2001). Tín Dụng Ngân Hàng, NXB Thống Kê.

2. Th.s Thái Văn Đại, (2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.

3. PTS. Nguyễn Đăng Đờn, (2000). Tiền tệ và ngân hàng, NXB TP HCM.

4. THS. Nguyễn Thanh Nguyệt, (2001). Quản Trị Ngân Hàng và Chiến Lược Ngân Hàng, Tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.

5. TS. Nguyễn Văn Tiến, (2001). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân Hàng, NXB Thống Kê.

6. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Hồ. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh qua ba năm (2004-2006).

7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Tin Agribank.

8. Nguyễn Tú Quyên, (2005). Phân tích thực trạng và những biện pháp để

hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Vĩnh Long.

9. Lê Duy Trương, (2005). Phân tích thực trạng và những biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụngtại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ.

10. Nguyễn Thị Thu Hồng, (2003). Tín dụng và một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)