Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 26)

4.1.1. Khái quát tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2004-2006) (2004-2006)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long hồ là một Ngân hàng kinh doanh chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn của huyện. Trong nhiều năm qua hoạt động của Ngân hàng tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nhưng để đáp ứng nhu cầu về vốn vay càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặt ra cho công tác huy động vốn của NHNN & PTNT huyện Long hồ một vấn đề hết sức cấp thiết.

Do nằm trong hệ thống nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay

được dễ dàng hơn, nếu ngân hàng chi nhánh huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy

định, ngược lại nếu Ngân hàng chi nhánh huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Ngân hàng chi nhánh, do

đó nguồn vốn để Ngân hàng kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn

điều chuyển của cấp trên. Để hiểu rõ cơ cấu nguồn vốn của NHNN&PTNT huyện Long Hồ được hình thành chủ yếu từ những nguồn nào, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2004-2006) Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % I.Vốn huy động 75.856 97.834 89.934 21.978 28,97 -7.900 -8,07 1.Tiền gửi kho bạc 26.016 27.613 23.037 1.597 6,14 -4.576 -16,57 2.Tiền gửi TCTD 178 172 167 -6 -3,37 -5 -2,91 3.Tiền gửi thanh toán 20.512 31.408 27.376 10.896 53,12 -4.032 -12,84 4.Tiền gửi tiết kiệm 21.691 28.699 25.575 7.008 32,31 -3.124 -10,89 5. Phát hành CTCG 7.468 9.942 13.779 2.474 33,13 3.837 38,59 II.Vốn điều hòa từ TW 157.535 140.212 159.041 -17.323 -11,00 18.829 13,43 III.Tổng nguồn vốn 233.400 238.046 248.975 4.646 1,99 10.929 4,59

(Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối chi tiết của Ngân hàng trong 3 năm2004-2006)

Qua bảng số liệu, ta thấy tổng nguồn vốn của NHNN&PTNT huyện Long Hồ qua 3 năm đều tăng nhằm đảm bảo cho hoạt động cho vay của Ngân hàng,

đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của người dân trên địa bàn.

Tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng năm 2004 là 233.400 triệu đồng. Nhìn chung tổng nguồn vốn hoạt động có tăng nhưng vẫn ở mức độ thấp so với các Ngân hàng thương mại khác, chưa phát huy hết lợi thế mạng lưới của các chi nhánh cấp ba và phòng giao dịch để huy động vốn. Sang năm 2005 con số này là 238.046 triệu đồng tăng 1,99% so với năm 2004, và năm 2006 đạt được 248.975 triệu đồng tăng 4,59% so với năm 2005. Sự tăng trưởng này giúp cho Ngân hàng vừa đảm bảo hoạt động được liên tục, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân. Nguyên nhân mà Ngân hàng tăng vốn hoạt động lên là do nhu cầu về

vốn của khách hàng ngày càng tăng để bổ sung vốn kinh doanh, hay nhu cầu phục vụ tiêu dùng.

Sự gia tăng nguồn vốn hoạt động chủ yếu là do sự gia tăng của nguồn vốn huy động trên địa bàn. Ta thấy năm 2004 vốn huy động 75.856 triệu đồng chiếm 32,5% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy việc huy động vốn gặp khó khăn bởi lượng tiền nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư không lớn lắm cộng với ý thức đầu tư

động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Đến năm 2005, vốn huy động tăng lên 97.834 triệu đồng tương đương 28,97%, tỷ trọng đạt 41% tổng nguồn vốn. So với chỉ tiêu kế hoạch nhìn chung vốn huy động có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Vốn huy động tăng thì bao gồm huy động cả nội tệ và ngoại tệđều tăng. Tuy nhiên vốn huy động ngoại tệ chỉ đạt khoản 80% kế hoạch. Mặc dù nằm bao quanh Thị xã nhưng là địa bàn nông thôn cho nên việc thực hiện nghiệp vụ huy

động vốn ngoại tệ gặp rất nhiều khó khăn so với các tổ chức tín dụng khác trên

địa bàn tỉnh, chi nhánh chỉ thu ngoại tệ, không có nghiệp vụ bán hoặc đổi ngoại tệ từ VND sang USD cho nên đôi khi khách hàng cần chuyển đổi tiền gửi từ

VND sang USD chi nhánh không thực hiện được. Còn vốn huy động nội tệ tăng là do Ngân hàng mở rộng được nhiều khách hàng mới. Thêm vào đó với sự quyết tâm cao của từng cán bộ công nhân viên trong việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch

được giao. Đồng thời, thông qua công tác tuyên truyền, tiếp thị, quảng cáo đã góp phần quảng bá thương hiệu AGRIBANK của NHNN&PTNT Việt Nam, tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể, ban ngành trong công tác huy

động vốn để huy động các khoản tiền nhàn rỗi của dân cư, tổ chức kinh tế, tổ

chức tín dụng, các hộ mua bán kinh doanh…triển khai huy động theo các sản phẩm hiện có như tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, Agribank cup và các loại hình tiết kiệm dự thưởng của Tỉnh, Trung Ương… Từ đó, đã tạo được sự tin cậy và tín nhiệm của khách hàng gửi tiền đối với NHNN&PTNT huyện Long Hồ

trong thời gian qua.

Đến năm 2006, mặc dù vẫn tiếp tục thực hiện chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng với giải đặc biệt 100 lượng vàng “3 chữ A” 9999 nhân dịp Kỷ

niệm 55 năm ngày thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam 1951-2006 nhưng nguồn vốn huy động chỉ đạt 89.934 triệu đồng giảm 7.900 triệu đồng tức giảm 8,07% chỉ đạt 86,48% kế hoạch, bình quân huy động vốn trên 1 cán bộ là 1,67 tỷ đồng còn rất thấp so với mục tiêu định hướng của Trung Ương đề ra. Cụ thể là sự

giảm xuống nhiều của tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán. Nguyên nhân trong năm này mặc dù là một chi nhánh cấp huyện nhưng lại nằm bao quanh thị

xã Vĩnh Long, nơi có các Ngân hàng thương mại quốc doanh tập trung và các ngân hàng cổ phần đi vào hoạt động, đa dạng các dịch vụ Ngân hàng với lãi suất

linh động và hấp dẫn từđó cũng làm hạn chế khả năng huy động vốn của Ngân hàng rất lớn

Ngược lại với vốn huy động là vốn điều chuyển từ trung ương. Nếu như vốn huy động giảm thì vốn điều chuyển sẽ tăng và ngược lại. Ởđây ta thấy năm 2005 vốn huy động của Ngân hàng tăng lên chính điều này đã làm cho vốn điều chuyển giảm xuống còn 140.212 triệu đồng tức giảm 17.323 triệu đồng tương

đương 11%. Đến năm 2006 trong khi nhu cầu vốn lại tăng mà vốn huy động lại có chiều hướng giảm nên vốn điều chuyển tăng lên là điều tức nhiên tăng đến 13,43%.

Như vậy chứng tỏ rằng sau 3 năm hoạt động, nguồn vốn huy động của chi nhánh có tăng trưởng nhưng chưa ổn định và bền vững, nguồn vốn của Ngân hàng đã từng bước tăng lên, trong đó chủ yếu là sự tăng lên của vốn huy động. Tuy chưa đưa ra những biện pháp huy động mới, chủ yếu vẫn là những hình thức huy động truyền thống như tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… nhưng do Chi nhánh có trụ sở giao dịch tại trung tâm thị trấn Long Hồ rất thuận tiện cho việc giao dịch. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện và phát huy các giải pháp sẵn có trong thời gian qua như làm tốt công tác thanh toán, chuyển tiền, mở tài khoản tiền gửi, tích cực tuyên truyền, gặp gỡ vận

động những hộ có tiền nhàn rổi để gửi vào Ngân hàng, tranh thủ sự trợ giúp của chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể...đã áp dụng những chính sách khuyến mãi hấp dẫn, đúng thời điểm. Bên cạnh đó lãi suất huy động cũng

được thay đổi linh hoạt phù hợp với từng thời điểm, thích hợp nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Điều này chứng tỏ các khoản tín dụng được cấp ra ngày càng nhiều.

Đây là một lợi thế cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Nó phản ánh uy tín cũng như vị thế cạnh tranh của Ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên không vì thế mà Ngân hàng không chú trọng đến công tác huy động vốn mà đòi hỏi Ngân hàng cần tăng trưởng hơn nữa công tác vận động để làm tăng nguồn vốn từ cơ sở, giảm dần các khoản vay từ tỉnh. Có như thế thì hiệu quả kinh doanh ngày càng

được nâng cao. Muốn thế, với tình hình thực tế Ngân hàng cần mở rộng mạng lưới tại các nơi kinh tế khá phát triển vừa huy động vốn vừa vay vốn. Mở rộng

khai thác các nguồn tiền gửi lãi suất thấp đồng thời giữ vững ổn định số dư tiền giử kho bạc và các tổ chức kinh tế, phục vụ tốt dịch vụ chuyển tiền. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2004 2005 2006 Năm T ri ệ u đồ ng Vốn huy động Vốn điều hòa từ TW Tổng nguồn vốn

Hình 3: Biểu đồ tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2004-2006)

4.1.2. Khái quát tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Hồ trong 3 năm (2004-2006)

Cũng như các Ngân Hàng khác, sau khi huy động vốn NHNN&PTNT huyện Long Hồ nhanh chóng tìm các biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân Hàng cũng như đáp ứng

được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. NHNN&PTNT huyện Long Hồ luôn coi trọng công tác huy động vốn đi đôi với việc từng bước mở rộng quy mô tín dụng, gắn nhiệm vụ cho vay với sự tồn tại và phát triển của Ngân Hàng, do hiệu quả

cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng nói chung và chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng. Hoạt động tín dụng của Ngân Hàng trong những năm qua diễn ra khá tốt, sau đây là những kết quả mà Ngân Hàng đạt được trong thời gian qua.

4.1.2.1. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân Hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu Ngân Hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so

với các Ngân Hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng Ngân Hàng là đi vay để cho vay, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm Ngân Hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứđọng vốn. Doanh số cho vay có thể được phân theo nhiều tiêu chí, trong đề tài này có thể phân theo thời gian và theo thành phần kinh tế.

a) Doanh số cho vay được cơ cấu theo thời gian

Dựa vào bảng 3 bên dưới ta thấy, doanh số cho vay qua các năm đều tăng chứng tỏ lượng khách hàng có nhu cầu vốn sản xuất, tiêu dùng đến vay Ngân hàng ngày càng tăng. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ

trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn. Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và

đang được mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của chi nhánh.

Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời gian của Ngân hàng trong thời gian 3 năm (2004-2006) Đvt: triệu đồng Năm Chênh l2005/2004 ệch Chênh l2006/2005 ệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 220.393 316.825 363.898 96.432 43,75 47.073 14,86 Trung và dài hạn 62.405 80.224 78.763 17.819 28,55 -1.461 -1,82 Tổng 282.798 397.049 442.661 114.251 40,40 45.612 11,49

(Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối chi tiết của Ngân hàng trong 3 năm 2004-2006)

Năm 2004, cho vay ngắn hạn là 220.393 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn là 62.405 triệu đồng. Sang năm 2005, cho vay ngắn hạn là 316.825 triệu

đồng, tăng 96.432 triệu đồng tức 43,75% so với năm 2004. Cho vay trung và dài hạn là 80.224 triệu đồng có phần tăng chậm hơn so với sự gia tăng của cho vay

ngắn hạn, chỉ tăng 28,55% so với năm 2004. Điều này chứng tỏ sau một năm hoạt động Chi nhánh đã tiếp cận được ngày càng nhiều khách hàng chủ yếu là do công tác tiếp thị tốt, điều kiện kinh tế cả nước nói chung và Vĩnh Long nói riêng có nhiều thuận lợi, nhiều lĩnh vực mới có tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, theo

định hướng thì Vĩnh Long đến năm 2010 trở thành đô thị loại ba nên những năm qua Tỉnh đã được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà Nước, đã có nhiều chủ

trương, chính sách hỗ trợ cho các Ngân Hàng trong địa bàn nhằm thực hiện tốt mục tiêu phục vụ tốt cho nhu cầu của khách hàng vay vốn. Nhìn chung, sự gia tăng doanh số cho vay trong năm từ 282.798 triệu đồng lên đến 397.049 triệu

đồng một phần là do nhu cầu vốn của khách hàng chủ yếu tại Ngân Hàng ngày càng nhiều.

Năm 2006, doanh số cho vay là 442.661 triệu đồng tăng 45.612 triệu đồng, tức là tăng khoản 11,49% so với năm 2005 trong đó khoản cho vay chủ yếu tăng là do doanh số cho vay ngắn hạn cụ thể là tăng 47.073 triệu đồng tức 14,86%. Nguyên nhân là Ngân hàng muốn hoàn thành mục tiêu gia tăng dư nợ do Hội sở đề ra nên công tác tiếp thị, quảng bá các sản phẩm tín dụng được triển khai triệt

để, kết quả là thu hút được nhiều khách hàng, đáp ứng được nhiều nhu cầu vốn trên địa bàn. Tuy nhiên thì đến năm 2006 thì khoản cho vay trung và dài hạn có giảm xuống 1.461 triệu đồng nhưng không đáng kể khoản 1,82%. Nguyên nhân là do các giấy tờ về quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất chưa được cấp

đầy đủ nên không thể thế chấp vay ngân hàng, thời gian đăng ký giao dịch đảm bảo dài và tập trung tại phòng đăng ký (Phòng tài nguyên và môi trường) nên thời gian chờ giải ngân lâu. Chính điều này đã làm hạn chế nhu cầu khoản vay lớn với thời gian dài. Trong khi khách hàng có nhu cầu vay số tiền ít và trong thời gian ngắn và Ngân Hàng cũng thích cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi vốn làm giảm rủi ro tín dụng, thiên về tính an toàn hơn lợi nhuận. Từđó cho vay ngắn hạn lại tăng lên còn cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng giảm.

Sở dĩ doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số

cho vay cụ thể năm 2004 chiếm 78%, năm 2005 chiếm tỷ trọng 80%, đến năm 2006 khoản mục này là 82%. Thứ nhất, là do Ngân hàng cần thu hồi nhanh vốn

vay nhầm vào các đối tượng không an toàn. Thứ hai, cũng dễ hiểu vì đối tượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng là ngành nông nghiệp như cho vay chi phí làm vườn, chăn nuôi, kinh tế tổng hợp…và đây cũng là ngành kinh tế chủ yếu của huyện. Bên cạnh đó đóng góp vào sự gia tăng của cho vay ngắn hạn còn có cho vay đối với ngành thủ công mỹ nghệ như lò gốm, lò gạch…do trước đây các ngành này vẫn chưa phát triển nhưng những năm gần đây được sự chú ý của các nước ngoài những loại hàng này đã được xuất khẩu. Từ đó, tỉnh ta đã xác định thế mạnh về sản xuất thủ công mỹ nghệ. Do đó, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng càng được tăng cao. Đạt được kết quả như vậy là do chi nhánh đã

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)