Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 54)

Bảng 11: Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng trong 3 năm (2004-2006) Đvt: triệu đồng Năm Chênh l2005/2004 ệch Chênh l2006/2005 ệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Hộ sản xuất 1.906 2.510 2.881 604 31,69 371 14,78 Doanh nghiệp 100 86 0 -14 -14,00 -86 -100 Tổng 2.006 2.596 2.881 590 29,41 285 10,98

Từ bảng số liệu ta có thể thấy được nợ quá hạn đối với hộ sản xuất không ngừng tăng lên. Năm 2005 là 2.510 triệu đồng, tăng 604 triệu đồng gần 32% so với năm 2004. Đến năm 2006, rủi ro trong lĩnh vực này lại tiếp tục tăng lên đạt 2.881 triệu đồng tương đương 14,78%. Nguyên nhân là do:

+ Trong lĩnh vực trồng trọt: nợ quá hạn chủ yếu bị tác động bởi thiên nhiên. Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa bão, hạn hán nhiều trong mùa vụ gây thiệt hại cho mùa màng, việc phơi sấy khó khăn làm giảm chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, giá cả nông sản biến động không tốt ảnh hưởng đến thu nhập nông dân. Giá nhãn có khi chỉ còn 1000 đ/kg, giá lúa thấp hơn nhiều so với giá sàn …Chưa kể đến tư thương lợi dụng thời cơ đó để ép giá làm cho người sản xuất

đã lỗ lại càng lỗ nhiều hơn nữa. Cho nên các hộ nông dân thường dự trữ lại chờ

giá lúa khá hơn gây chậm trễđến việc thanh toán nợ cho Ngân hàng. Mặt khác, là một huyện chuyên sản xuất về hàng nông sản thực phẩm, nhưng lại không có nhà máy chế biến, nhà nước không có chế độ bao tiêu sản phẩm cho nên mọi rủi ro người sản xuất phải gánh chịu.

+ Ở đối tượng chăn nuôi: các hộ vay chủ yếu là chăn nuôi heo, gia cầm… Nợ quá hạn tăng nguyên nhân là do trong năm chi phí thức ăn tăng cao làm cho lợi nhuận bị giảm, thêm vào đó là nạn dịch cúm gia cầm, lỡ mòm lông móng ở

lợn bùng phát khiến một số hộ chăn nuôi bị tổn thất lớn từ đó không còn khả

năng trả nợ đúng theo giao kết với Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc thiếu khoa học kĩ thuật trong vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng chủ yếu theo cách truyền thống, thiếu quan tâm trong vấn đề tiêm phòng dịch bệnh nên chất lượng nuôi không cao làm hạn chế khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

+ Do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế cho nên việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất chưa cao, việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng chưa đồng bộ, còn sản xuất mang tính đại trà, giá cả bấp bênh, hàng sản xuất không tiêu thụđược, cung lớn hơn cầu.

Còn đối với doanh nghiệp, nợ quá hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2004 là 100 triệu đồng, đến năm 2005 giảm xuống còn 86 triệu đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Sang năm 2006, không còn nợ quá hạn nữa

là giảm 100% so với năm 2005. Nguyên nhân, do phần lớn các doanh nghiệp trong địa bàn đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói, gốm mỹ nghệ… nắm bắt được thị trường tiêu thụ nên đầu tư thêm việc sản xuất đồ gốm mỹ nghệ.

Đây là một mặt hàng đang được ưa chuộng và có kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Sự chuyển biến tích cực này đã đem lại kết quả tốt đẹp cho các cơ sở. Rủi ro nợ quá hạn đối với hộ sản xuất không những tăng theo thời gian mà còn chiếm tỷ rất lớn và không ngừng tăng trong tổng nợ quá hạn của Ngân hàng.

Đến năm 2006 đã chiếm 100% của nợ quá hạn. Mặc dù là tín hiệu đáng mừng

đối với cho vay đối tượng doanh nghiệp vì không còn nợ quá hạn nhưng Ngân hàng cũng cần phải chú ý tìm ra những biện pháp để giảm tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng.

Nhìn chung, những nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn như trên chủ yếu là do ảnh hưởng của thời tiết, thiên nhiên, dịch bệnh nằm ngoài ý muốn của người dân. Người nông dân cực khổ một nắng hai sương nhưng khi đến với Ngân hàng họđiều giữ vững quan điểm “ Vay phải trở, nợ phải đòi”.

Trên đây là thực trạng về tình hình rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng trong thời gian qua. Tuy nhiên, dù ở hình thức nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng nói chung. Chính vì thế, Ngân Hàng cần tìm ra những nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng để đề ra những biện pháp phòng ngừa và xử lý thích hợp, từng bước nâng cao chất lượng nghiệp vụ

tín dụng trong Ngân Hàng.

Nói tóm lại, rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và là mối quan tâm hàng đầu đối với những người quản lý tín dụng. Mọi rủi ro phát sinh chủ yếu là do con người, khả năng vay và trả nợ vay của khách hàng. Mặc dù khi vay vốn khách hàng đã thỏa thuận với Ngân hàng về mục đích, lãi suất vay, thời hạn vay và phương thức trả nợ, nhưng khi có được đồng vốn đôi khi khách hàng lại sử

dụng sai mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng gây thất thoát cho Ngân hàng. Hay có thể vì một khó khăn khách quan làm kế hoạch kinh doanh không

đạt hiệu quả, khi đến hạn trả nợ dẫn đến xuất hiện những khoản gia hạn nợ và nợ

Ngân hàng khiến nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng xoay chuyển khó khăn, hoạt động tín dụng không đạt hiệu quả cao. Thiết nghĩ cần phải có những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, muốn đề ra được những biện pháp ngăn ngừa rủi ro thì trước hết cần phải tìm ra những nguyên nhân, dấu hiệu để nhận biết những rủi ro tín dụng, có như thế thì những biện pháp đề ra mới mang tính khả thi. Sau đây là biểu đồ biểu thị nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

của Ngân hàng: 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2004 2005 2006 Năm T ri ệ u đồ ng Hộ sản xuất Doanh nghiệp Tổng

Hình 12: Biểu đồ rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng trong 3 năm (2004-2006)

4.2.4. Những dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng

Tuy rủi ro tín dụng là những gì xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn chủ quan của Ngân hàng, nhưng nếu sớm nhận biết chúng ta vẫn có thể ngăn chặn và loại bỏ

ngay từđầu những nguy cơ làm phát sinh rủi ro. Có hai loại dấu hiệu giúp nhận biết rủi ro tín dụng là dấu hiệu tài chính và phi tài chính.

4.2.4.1. Các dấu hiệu phi tài chính

Những dấu hiệu cảnh báo phi tài chính là những dấu hiệu mà chúng ta không thể phát hiện từ những báo cáo tài chính, mà chỉ có thể nhận biết qua những biểu hiện bên ngoài. Để phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn , ta có thể xem xét qua bốn khía cạnh:

· Một là từ tính cách và tư cách của khách hàng. _ Khách hàng tìm cách né tránh.

_ Khách hàng có những cách cư xử bất thường, chẳng hạn như bất ngờ tức giận…

_ Tránh gặp Ngân hàng và thiếu hợp tác với Ngân hàng.

_ Trì hoãn bất thường và bất ngờ trong việc gởi báo cáo tài chính cho Ngân hàng.

· Hai là khả năng quản lý của khách hàng.

_ Khách hàng luôn bận rộn với những vấn đề nội bộ, không có thời gian gặp Ngân hàng.

_ Không có khả năng hoạch định ra những kế hoạch hành động hoặc dự

thảo Ngân sách.

_ Thường xuyên thay đổi nhân sự làm mất đi các nhà quản lý cao cấp, những nhân viên giỏi.

_ Để thân nhân nắm bắt những vị trí quan trọng trong công ty. _ Hoạt động kinh doanh dựa vào một người chủ yếu.

_ Đầu tư vào những lĩnh vực ngoài kinh nghiệm hiểu biết của mình, không nhạy bén trước các tình hình đang thay đổi.

_ Ban giám đốc và Hội đồng quản trị không cân bằng, hoặc chủ tịch Hội

đồng quản trị và Tổng giám đốc là cùng một người. _ Công ty không có giám đốc tài chính.

_ Thiếu nhận biết về vị trí của công ty trên thị trường hoặc trong vấn đề

cạnh tranh.

_ Công ty thiếu những người thay thế cần thiết.

· Ba là dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh.

_ Doanh nghiệp thực hiện việc kiểm soát và báo cáo tài chính không tốt. _ Không có khả năng hoặc không muốn thực hiện những cam kết. _ Máy móc thiết bị không được bảo trì tốt.

_ Thường xuyên thay đổi Ngân hàng truyền thống, thay đổi các nhà kiểm toán.

_ Bị mất quyền đại lý, nhà cung cấp hoặc quyền cung cấp.

· Bốn là căn cứ vào tình trạng của ngành hoặc của nền kinh tế nói chung, bao gồm:

_ Nhà nước ra những quy chế mới làm ảnh hưởng quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

_ Sự phát triển về mặt công nghệ thông tin

_ Xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới, những kênh phân phối mới.

4.2.4.2. Những dấu hiệu cảnh báo về tài chính

Ngoài những biểu hiện không bình thường bên ngoài, các vấn đề bất thường về tài chính cũng cần phải được chú ý bởi nó sẽ là dấu hiệu giúp Ngân hàng đánh giá được tình hình thực tế của khách hàng.

_ Những biểu hiện thông qua tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng như: tài khoản vượt mức không bình thường, rút vốn quá nhiều bằng những nguồn không rõ ràng, rút và nộp tiền vào tài khoản bằng tiền mặt; số dư bình quân trong tài khoản bị giảm hoặc doanh thu trên tài khoản tăng giảm nhanh chóng.

_ Về kết quả kinh doanh của khách hàng, ta thấy doanh nghiệp có tốc độ

phát triển quá nhanh, trả cổ tức quá cao, lãi được giữ lại ít…đó là những dấu hiệu cho thấy khách hàng đang có vấn đề.

_ Về tài sản cốđịnh của doanh nghiệp bị giảm sút mạnh, hoặc thay đổi quá nhanh đầu tư vào những nơi không cần thiết.

_ Nợ vay Ngân hàng tăng lên không tương xứng với sự tăng doanh thu, vay vốn sau mùa vụ cần thiết.

_ Chu kỳ luân chuyển tiền chậm, các khoản phải thu quá lớn, hàng chiết khấu quá nhiều.

_ Hàng tồn kho không phù hợp với chức năng kinh doanh, không thường xuyên kiểm tra hàng tồn kho, hoặc hàng tồn kho quá lớn, tăng đột biến.

Trên đây là một số dấu hiệu giúp cho Ngân hàng dễ dàng nhận biết được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, giúp Ngân hàng chủđộng hơn trong việc ngăn chặn rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho Ngân hàng.

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRONG 3 NĂM (2004-2006)

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, NHNN&PTNT huyện Long Hồ

tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân Hàng cũng từng bước nâng dần chất lượng nghiệp vụ tín dụng tạo điều kiện để nâng cao vị

thế cạnh tranh với các Ngân Hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. Thông qua một số các chỉ tiêu tài chính ta có thểđánh giá một cách khái quát về quy mô và hiệu quả hoạt động tín dụng mà Ngân Hàng đã đạt được trong ba năm qua.

Bảng 12: Đánh giá chung tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm (2004-2006) Năm Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 Vốn huy động Triệu đồng 75.856 97.834 89.934 Tổng tài sản Triệu đồng 262.805 272.573 281.096 Doanh số cho vay Triệu đồng 282.798 397.049 442.661 Doanh số thu nợ Triệu đồng 282.261 388.531 422.230

Tổng dư nợ Triệu đồng 238.659 247.177 267.608

Dư nợ bình quân Triệu đồng 238.391 242.918 257.393

Nợ quá hạn Triệu đồng 2.006 2.596 2.882

Hệ số thu nợ % 99,81 97,85 95,38

Thời gian thu nợ bình quân ngày 304 225 219

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,18 1,60 1,64

Tổng dư nợ / Vốn huy động % 314,62 252,65 297,56

Mức độ rủi ro tín dụng % 0,84 1,05 1,08

(Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối chi tiết của Ngân hàng trong 3 năm 2004-2006)

Đánh giá chung qua quá trình phân tích cho thấy hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng trong thời gian qua có chuyển biến tương đối, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, chất lượng nghiệp vụ tín dụng được đảm bảo. Đạt được thành quả như vậy là nhờ vào đội ngũ cán bộ tín dụng đã làm tốt công việc của mình như: công tác thẩm định, cho vay, thu nợ, cũng như việc sử dụng vốn vay của khách hàng… Tuy nhiên doanh số cho vay tăng lên cũng đã làm cho tổng nợ

quá hạn cũng tăng lên nhưng tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay và dư nợ. Vì thế, trong thời gian tới Ngân Hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa

như tìm các biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ,… để nâng cao hiệu quả hoạt

động tín dụng của Ngân Hàng.

Tiến trình cho vay, thu nợ của Ngân hàng được thực hiện thông qua cán bộ

tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng cao hay thấp phần lớn phụ

thuộc vào công tác của Cán bộ tín dụng, Ngân hàng hoạt động theo chiều hướng nào đều được đánh giá qua tỷ số Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng chặt chẽ, hiệu quả

hoạt động tín dụng càng cao. Nhận xét thấy trong 3 năm qua thì tỷ lệ này luôn cao và có xu hướng giảm nhưng giảm rất ít. Nhìn chung thì tỷ lệ này vẫn chiếm trên 90% cụ thể là 99,8% ở năm 2004, 97,8% ở năm 2005 và 95,4% ở năm 2006.

Điều này chứng tỏ công tác thu nợ rất được Ngân hàng chú trọng.

Thời gian thu hồi nợ bình quân là chỉ tiêu dùng đểđánh giá hiệu quả vốn tín dụng trên cơ sở phản ánh thời gian thu nợ nhanh hay chậm trong số tiền mà Ngân hàng đã phát vay cho khách hàng. Năm 2004 thời gian thu hồi nợ bình quân là 304 ngày, năm 2005 thời gian này được rút ngắn xuống còn 225 ngày, sang năm 2006 là 219 ngày. Trong 3 năm, ta thấy thời gian thu nợ giảm chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng có chiều hướng tốt. Đạt được điều đó phần lớn là do trong hoạt

động cho vay, cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã chấp hành đúng nguyên tắc, sáng suốt và khách quan, thực hiện tốt công tác thu hồi nợđảm bảo nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Bên cạnh thời gian thu nợ bình quân thì hệ số vòng quay vốn tín dụng là chỉ

tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng của NHNN&PTNT huyện Long Hồ trong những năm qua có sự biến

động tích cực. Năm 2004 vòng quay vốn tín dụng là 1,18 vòng, năm 2005 tăng lên là 1,6 vòng và tiếp tục tăng 1,64 vòng trong năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của dư nợ bình quân trong năm chậm hơn tốc độ tăng của doanh số

thu nợ. Vì thế, Ngân hàng cần tiếp tục duy trì ở mức độ trên đồng thời không ngừng tìm ra nhưng biện pháp hữu hiệu để nâng dần tỷ lệ này nhằm đưa hoạt

Uy tín của Ngân hàng được phản ánh thông qua chỉ tiêu Dư nợ/Vốn huy

động. Nhìn chung, trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của Ngân hàng còn thấp, tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Tỷ lệ này cao nhất là vào năm 2004, bình quân cứ 315 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)