Đối với NHNo & PTNT Giồng Riềng

Một phần của tài liệu Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giồng riềng tỉnh Kiên Giang (Trang 71 - 72)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

6.2.2. Đối với NHNo & PTNT Giồng Riềng

- Cần có quy định, khuyến khích, khen thưởng đối với những cán bộ tín dụng cho vay nhiều và có mức rủi ro ít nhất.

- Phát động phong trào thi đua hàng quý và đột xuất đối với những cán bộ thu hồi nợ tốt.

- Mở rộng mạng lưới để phục vụ, thu hút đông đảo các tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp để mở tài khoản và vay vốn thuận lợi.

- Đối với tài sản thế chấp có giá trị dễ biến động theo thị trường đòi hỏi cán bộ tín dụng ngân hàng phải thẩm định kỹ lưỡng giá trị tài sản loại này và thường xuyên kiểm tra chúng để có biện pháp xử lý kịp thời tránh những điều hối tiếc xảy ra.

- Hạn chế rủi ro và khống chế tỷ lệ nợ xấu bằng cách tăng cường hơn nữa việc nâng cao chất lượng thẩm định cũng như thường xuyên kiểm tra khách hàng có sử

dụng vốn vay đúng mục đích không? Nếu không Ngân hàng cần phải có biện pháp xử lý kịp thời để thu hồi nợ trước thời hạn.

- Đa số người dân ở đây đều là nông dân nên trình độ dân trí còn thấp kém, việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn còn ít nhiều băn khoăn chưa biết, đề nghị nơi phát hồ sơ hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc điền thông tin vào hồ sơ cũng như mục đích vay vốn, phương án hoạt động…từ đó giúp cho cán bộ tín dụng giảm bớt được khối lượng công việc thúc đẩy quy trình phát vay được rút ngắn.

- Hiện nay tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng cần phải được xem xét. Một số cán bộ phải phụ trách hai x ã với rất nhiều hộ nên gây khó khăn cho việc kiểm tra và tìm hiểu khách hàng làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị phát triển chưa cao. Do đó cần tăng thêm cán bộ tín dụng để việc quản lý món vay có chất lượng hơn.

- Tiến hành phân loại hộ vay vốn, xây dựng quản lý hồ s ơ khách hàng, xác định hộ đã đủ tín nhiệm và chưa đủ tín nhiệm theo các tiêu chí cụ thể để có chính sách, biện pháp tín dụng phù hợp với từng loại khách hàng. Trên cơ sở đó góp phần giảm áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng, đồng thời rút ngắn được thời gian thẩm định, quyết định cho vay, mở rộng tín dụng đi liền với nâng cao chất lượng tín dụng.

- Có thể nghiên cứu thành lập một tổ chức cho vay và thẩm định đi xuống tận địa bàn vùng sâu, vùng xa để phục vụ khách hàng. Bởi vì những xã này ở quá xa Ngân hàng nên việc đi lại của bà con gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa, hơn nữa Ngân hàng có điều kiện để mở rộng đầu tư tín dụng.

Một phần của tài liệu Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giồng riềng tỉnh Kiên Giang (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)