Thực trạng và hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giồng riềng tỉnh Kiên Giang (Trang 32 - 43)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.2.1 Thực trạng và hiệu quả hoạt động

3.2.1.1 Thực trạng

* Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2006-2008)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn đó là: vốn huy động và vốn vay từ Ngân hàng cấp trên.

Nguồn vốn huy động: Ngân hàng được quyền sử dụng và có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn.

Nguồn vốn vay từ Ngân hàng cấp trên: nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn, nguồn vốn này có chi phí lãi suất cao hơn so với nguồn vốn huy động.

Do nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh nên NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng đã nỗ lực lớn để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư nhằm bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục để Ngân hàng hoạt động và giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn như hiện nay

Biểu đồ thể hiện nguồn vốn ngân hàng

- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 2006 2007 2008 Năm Tri u đồng Vốn huy động Vay NH cấp trên Tổng nguồn vốn

HÌNH 3: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM ( 2006-2008)

Bảng 1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006- 2008)

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Vốn huy động 31.821 26,10 53.269 34,73 81.450 43,63 21.448 67,40 28.181 52,90

1. Tiền gởi tiết kiệm 16.554 13,58 24.035 15,67 31.191 16,71 7.481 45,19 7.156 29,77 - Có kỳ hạn 6.013 4,93 6.669 4,35 10.825 5,80 656 10,91 4.156 62,32 - Không kỳ hạn 10.541 8,65 17.366 11,32 20.366 10,91 6.825 64,75 3.000 17,28 2. TG tổ chức kinh tế 4.535 3,72 13.504 8,80 35.809 19,18 8.969 197,77 22.305 165,17 3. TG Kho Bạc 10.732 8,80 15.730 10,25 14.450 7,74 4.998 46.57 -1.280 -8,14

II. Vay NH cấp trên 90.100 73,90 100.130 65,27 105.230 56,37 10.030 11,13 5.100 5,09

Tổng cộng 121.921 100 153.399 100 186.680 100 31.478 25,82 33.281 21,70

Qua bảng ta thấy, tình hình huy động vốn tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2006 doanh số vốn huy động là 31.821 triệu đồng, chiếm 26,1% trong tổng nguồn vốn. Trong đó tiền gởi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất 13,58% tức 16.554 triệu đồng, điều này cho thấy Ngân hàng đã huy động được một lượng lớn tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ cho hoạt động cho vay.

Năm 2007 vốn huy động tăng 24.448 triệu đồng, tức tăng 67,40% so với năm 2006, trong đó tiền gởi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 15,67% hay 24.035 triệu đồng, tăng 45,19% so với năm 2006, nguyên nhân là do Ngân hàng đưa ra các chiến lược nhằm thu hút tiền gởi tiết kiệm như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước.

Bên cạnh đó, tiền gởi của các tổ chức kinh tế cũng tăng đáng kể 197,77% tức 8.969 triệu đồng do trong năm có nhiều xí nghiệp kinh doanh trong Huyện được thành lập trong nên có nhu cầu gửi tiền thanh toán tại Ngân hàng.

Năm 2008 vốn huy động tăng rất cao đạt 81.450 triệu đồng chiếm 43,63% trong tổng nguồn vốn, trong đó tiền gởi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất 19,18% trong nguồn vốn huy động nguyên nhân là do các doanh nghiệp có xu hướng thanh toán qua Ngân hàng ngày càng nhiều cộng thêm vào đó là việc làm ăn có hiệu quả của các doanh nghiệp nên có nhu nhu cầu mở rộng quy mô, từ đó tiền gởi của doanh nghiệp gởi tại Ngân hàng ngày càng nhiều. Trong năm tiền gởi của kho bạc giảm 1.280 triệu đồng hay giảm 8,14% do kho bạc rút tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Do nhu cầu vốn trên địa bàn cao, nên vốn huy động chỉ có thể đáp ứng một phần, Ngân hàng còn phải phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều hoà của Ngân hàng tỉnh. Do đó, nguồn vốn điều hoà luôn tăng qua các năm cụ thể như sau: Năm 2007 tăng lên 10.030 triệu đồng hay tăng 11,13%, nguồn vốn điều hoà càng tăng thì khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng nhiều hơn có thể cải thiện được tình hình kinh tế xã hội. Năm 2008 nguồn vốn điều hoà tăng 5.100 triệu đồng hay tăng 5,09% nguyên nhân của sự tăng này là do nông nghiệp rất cần nguồn vốn để sản xuất vì dịch bệnh ở gà, heo trong những năm gần đây thường xuyên xảy ra còn lúa thì xảy ra tình trạng cháy rầy.

Nhìn chung, tình hình huy động nguồn vốn qua 3 năm đều tăng, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp

trên. Vì vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn huy động tại địa phương, có thế thì hoạt động của Ngân hàng mới thật sự có hiệu quả, bởi vì lãi suất vốn vay Ngân hàng cấp trên cao hơn lãi suất vốn huy động tại chỗ.

* Tình hình cho vay chung

Bảng 2: TÌNH HÌNH CHO VAY CHUNG CỦA NGÂN HÀNG

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Doanh số cho vay 103.996 157.610 212.711 53.614 51,55 55.101 34,96 a. Ngắn hạn 73.419 103.095 148.691 29.676 40,42 45.596 44,23 b. Trung, dài hạn 30.577 54.515 64.020 23.938 78,29 9.505 17,44 2. Doanh số thu nợ 85.216 128.037 202.835 42.821 50,23 74.798 58,42 a. Ngắn hạn 60.812 96.396 156.654 35.584 58,51 60.258 62,51 b. Trung, dài hạn 24.404 31.641 46.181 7.237 29,65 14.540 45,95 3. Dư nợ 132.557 153.052 186.310 20.495 11,55 33.258 21,73 a. Ngắn hạn 77.100 88.404 104.503 11.304 14,66 16.099 18,21 b. Trung, dài hạn 55.457 64.648 81.807 9.191 16,57 17.159 26,54 4. Nợ xấu 6.490 6.022 5.385 -468 -7,21 -637 -10,58 a. Ngắn hạn 4.160 3.733 3.443 -427 - 10,26 -290 -7,77 b. Trung, dài hạn 2.330 2.289 1.942 -41 -1,76 -347 -15,16

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) + Doanh số cho vay

Giồng Riềng là Huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang, với diện tích đất tự nhiên là 635km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp 54.653 ha, đất đai màu mỡ, hệ thống nội đồng thủy lợi tương đối khá rất thuận lợi cho việc sản xuất lúa và các loại hoa màu. Xác định được thế mạnh đó, NHNNo & PTNT Huyện Giồng Riềng đã mạnh dạn đầu tư trong tất cả các địa bàn trong Huyện.

Doanh số cho vay 2006 của tất cả các địa bàn trong Huyện với các loại hình cho vay: ngắn hạn, trung-dài hạn đạt 103.996 triệu đồng. Đến năm 2007 đạt 157.610 triệu đồng, tăng 53.614 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 51,55%.Đến năm 2008 tiếp tục tăng và đạt 212.711 triệu đồng, doanh số cho vay qua ba năm đều tăng và năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân tăng cao như vậy là do nhu cầu sử dụng vốn vào nông nghiệp trong dân cư trong địa bàn ngày càng tăng do người dân sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề vừa trồng lúa vừa chăn nuôi (heo, cá, trâu, bò…) vừa làm kinh doanh dịch vụ (sấy lúa, xay xát lúa…) với qui mô nhỏ phục vụ trên địa bàn. Mặt khác do nhu cầu vốn trung và dài hạn để mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp sau khi thu hoạch, nhu cầu xây dựng nhà cửa, phương tiện đi lại cho cán bộ công nhân viên đòi hỏi ngày càng nhiều và rất lớn nên trong những năm gần đây chi nhánh NHNNo & PTNT Huyện Giồng Riềng đã mở rộng cho vay đối với các đối tượng này. Nắm bắt nhu cầu đầu tư để vừa mở rộng tăng trưởng tín dụng vừa đáp vốn cho khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Từ đó giúp cho Ngân hàng cũng có lợi, khách hàng cũng có lợi, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động…

Doanh số cho vay trung và dài hạn mặt dù chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay thuộc đối t ượng này đạt 30.577 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,40%. Năm 2007 đạt 54.515 triệu đồng tăng 23.938 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 78,29%. Đến năm 2008 đạt 64.020 triệu đồng tăng 9.505 triệu đồng với tốc độ tăng là 17,44%. Nguyên nhân của cho vay trung và dài hạn tăng đều qua các năm một mặt như đã phân tích ở phần trên, mặt khác là do người dân ngày càng có xu hướng chuyển dịch mục đích sử dụng vốn từ ngắn hạn sang trung và dài hạn nhằm chuyển sang cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, người dân sử dụng vốn trung và dài hạn đầu tư cho các phương án, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng bờ kè các tuyến kinh… hoặc trồng tràm với những vùng đất nhiễm phèn nặng…

+ Doanh số thu nợ

Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng được ngân hàng đặc biệt quan tâm, nó không những thể hiện khả năng thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng mà nó còn phản ánh đến hiệu quả sử dụng đồng vốn của

Ngân hàng. Doanh số thu nợ tùy thuộc vào kỳ hạn trả nợ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, thường khoản nợ được trả sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Doanh số thu nợ năm 2006 ở các đối tượng cho vay trên địa bàn Huyện đạt 85.216 triệu đồng, năm 2007 tăng 42.821 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 50,23%. Đến năm 2008 đạt 202.835 triệu đồng. Qua ba năm tình hình thu nợ đạt hiệu quả cao và tăng đều qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ ngắn hạn qua các năm trên địa bàn đều tăng. Năm 2006 đạt 60.812 triệu đồng, năm 2007 tăng 35.584 triệu đồng tức 58,51% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ đạt 1 56.654 triệu đồng tăng 62,51% so với năm 2007.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng tăng đều qua các năm, năm 2007 so với năm 2006 tăng 7.237 triệu đồng với tốc độ tăng là 29,65%, năm 2008 đạt 46.181 triệu đồng tăng 14.540 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tă ng là 45,95%. Đạt được kết quả trên một phần là do doanh số cho vay tăng qua các năm và bên cạnh đó phải kể đến công tác thẩm định, đánh giá rủi ro được thực hiện khá tốt, công tác quản lý và thu hồi nợ mà cán bộ tín dụng đã cố gắng nỗ lực, cán bộ tín dụng phải đi sâu trong dân tìm hiểu các hộ sản xuất sử dụng vốn vay đầu tư có hiệu quả không, có đúng mục đích không để tránh gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, tránh thất thoát nguồn vốn của Ngân hàng. Ngoài ra còn kết hợp với các ban ngành: UBND xã, ấp…chỉ ra nguyên nhân thất bại trong việc làm ăn để bà con có hướng khắc phục. Mặt khác đẩy mạnh công tác tuyên truyền đôn đốc người dân trả nợ đúng hạn để nâng cao hiệu quả tín dụng vừa đạt doanh số thu nợ theo qui định của NHNNo & PTNT.

+Dư nợ

Do nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra, thêm vào đó nhu cầu tín dụng trong Huyện ngày càng tăng cao làm cho doanh số cho vay tăng cao, nhưng kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng là khác nhau nên kỳ hạn thu nợ cũng không giống nhau do đó dư nợ tín dụng tăng là đều tất yếu. Từ bảng này cho thấy, dư nợ trên địa bàn Huyện tăng qua các năm. Năm 2006 đạt 132.557 triệu đồng, năm 2007 tăng 20.495 triệu đồng hay 11,55% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 186.310 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 2007 là 21,73%. Cụ thể từng chỉ tiêu như sau: dư nợ cho vay ngắn hạn trong 2006 đạt 77.100 triệu đồng, năm

2007 đạt 88.404 triệu đồng hay tăng 14,66% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 104.503 triệu đồng tăng 16.099 triệu đồng so với năm 2006.

Sỡ dĩ tổng dư nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm là do doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm tăng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, cũng như Ngân hàng đầu tư chủ yếu vào loại hình cho vay này.

Dư nợ trung và dài hạn cũng tăng đều qua các năm mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn dư nợ ngắn hạn. Mặc dù dư nợ cho vay trung và dài han chiếm tỷ trọng không lớn nhưng có mức tăng trưởng đều qua các năm và có chiều hướng hoạt động tốt. Điều này cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tiếp cận nhiều với người dân, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực trên địa bàn Huyện.

+Nợ xấu

Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thì nợ xấu là một vấn đề không thể tránh khỏi. Tình hình nợ xấu cho vay trong những năm qua đều giảm liên tục từ 6.490 triệu đồng vào năm 2006 xuống còn 5.385 triệu đồng vào năm 2008. Mặc dù tốc độ giảm nợ xấu còn chậm nhưng cũng cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chúng ta thấy rằng doanh số cho vay và dư nợ đều tăng qua các năm nhưng nợ xấu không tăng mà còn ngày càng giảm. Qua đó cho thấy mục tiêu của Ngân hàng là cương quyết không để nợ xấu mới phát sinh gần như đã thực hiện được.

3.2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2006-2008)

Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì kết quả hoạt động kinh doanh vẫn là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh.

Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được cũng cố, mở rộng quy mô và tăng cường hơn đối tượng cho vay. Do đó, Ngân hàng đã thu được một số kết quả khá tốt, đây cũng là tiền đề cho sự phát triển trong thời gian sắp tới. Cụ thể đơn vị đạt được kết quả như sau: (Xem bảng 3)

Qua ba năm, chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng đạt một số kết quả nhất định. Chi tiết về các khoản thu, chi, lợi nhuận như sau:

- Về thu nhập: Thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Theo thống kê,

Huyện, rất có ưu thế về cho vay do đó thu nhập chính của đ ơn vị là thu từ hoạt động tín dụng. Ngoài ra còn có thu từ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu hoa hồng làm dịch vụ chi trả tiền nhanh cho tổ chức Western Union, các tổ chức bảo hiểm, thu phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông…

Năm 2006, tổng thu nhập của Ngân hàng là 14.806 triệu đồng, năm 2007 đạt 18.475 triệu đồng tăng 24,78% và đến năm 2008 đạt rất cao 26.083 triệu đồng, cao hơn năm 2007 là 7.608 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 41,18%. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu đạt tỷ trọng 95,49% trong năm 2006, 95,48% trong năm 2007 và 94,34% trong năm 2008.

Ta thấy nguồn thu nhập tăng qua ba năm mà chủ yếu là thu lãi tiền vay từ hoạt động tín dụng, điều này tương ứng với tình hình dư nợ cho vay của đơn vị tăng dần qua các năm. Đồng thời tăng thu dịch vụ, thu phí, hoa hồng…cũng góp phần tăng thu nhập cho đơn vị.

- Về chi phí: Khoản chi chủ yếu mà Ngân hàng phải trả là chi phí trả lãi. Bên

cạnh đó còn chịu các khoản chi ngoài lãi như: chi phí vận chuyển bốc xếp tiền, chi nộp phí, lệ phí, chi khấu hao tài sản cố định, chi lương cán bộ công nhân viên, chi phụ cấp, chi hội họp, mua sắm trang thiết bị, chi mua bảo hiểm…

Chi phí của chi nhánh ở năm 2007 là 13.267 triệu đồng cao hơn năm 2006 là 1.731 triệu đồng tương đương 15% và ở năm 2008 là 17.299 triệu đồng cao hơn năm 2007 là 4.032 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 30,39%. Trong đó chi phí trả lãi tiền

Một phần của tài liệu Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giồng riềng tỉnh Kiên Giang (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)