BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giồng riềng tỉnh Kiên Giang (Trang 68)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.3 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

-Tìm hiểu khách hàng trước khi cho vay: Ngân hàng nên kết hợp với các cơ quan địa phương để tìm hiểu khách hàng về uy tín, trung thực, tình hình sản xuất kinh doanh của họ có thực hay không, xem xét dự án của người dân có khả thi hay không, đánh giá nguồn tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai… tất cả thông tin này đều được cán bộ tín dụng thu thập trong quá tr ình kiểm tra thẩm định từ thực tiễn.

- Đôn đốc cán bộ tín dụng tích cực hơn nữa trong việc thu hồi nợ vay nhất là đối với món vay trung hạn có thời gian trả nợ lâu nên người dân lơ là không trả nợ khi đến phân kỳ trả lãi.

- Thường xuyên phân tích rõ nguyên nhân tất cả các loại nợ xấu, thực hiện tốt trong quy trình về việc xử lý nợ, tăng cường sự phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể liên quan để giải quyết dứt điểm các hộ vay có nợ xấu.

- Có chính sách ưu đãi như quà tặng, ưu tiên về lãi suất…khuyến khích cho những khách hàng lớn có uy tín với Ngân hàng, đồng thời phải có biện pháp xử lý đối với hộ vay trả nợ trễ hạn.

- Khống chế tỷ lệ nợ xấu bằng cách xem xét lại việc định kỳ trả lãi và nợ có hợp lý với việc nông dân bán sản phẩm để trả nợ vay đúng kỳ hạn.

- Tập trung xử lý giải quyết các khoản nợ tồn đọng, từng bước lành mạnh hóa nền tài chính của đơn vị, đồng thời nâng cao chất lượng giữ vững nhịp độ tăng trưởng dư nợ.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế nước ta thì nông nghiệp luôn chiếm vị trí chiến lược quan trọng, nền nông nghiệp ngày càng phát triển sẽ tạo đà cho sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Cho nên việc mở rộng thị trường vốn ở nông thôn đặc biệt là cho vay hộ nông dân có ý nghĩa thiết thực trong điều kiện nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Thông qua phân tích ở trên ta thấy doanh số cho vay đối với hộ sản xuất có bước tiến triển tốt, nhất là cho vay ngắn hạn chiếm khá cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong đó phần lớn là đầu tư cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế, nâng cao mức sống ng ười dân, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Về kết quả hoạt đông kinh doanh trong ba năm qua đã có những chuyển biến tích cực, điều này được thấy rõ qua lợi nhuận được tăng dần qua các năm. Cụ thể như sau: lợi nhuận năm 2006 đạt 3.270 triệu đồng sang năm 2007 đạt 5.208 triệu đồng và đến năm 2008 lợi nhuận tăng đến 8.784 triệu đồng. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo của Ban giám đốc cùng với sự nhiệt tình, cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên ở Ngân hàng.

Ngoài ra, hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất đã tạo được sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, các cấp chính quyền ở đại phương. Do đó cần phải mở rộng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất bởi vì nó góp phần quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Huyện Giồng Riềng nói riêng và của đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam.

Tuy nhiên, chi nhánh không thể dừng lại với những gì đạt được mà còn phải cố gắng phấn đấu hơn nữa để khắc phục những tồn tại thiếu sót trong thời gian qua cũng như để chuẩn bị với những thách thức mới trong quá trình kinh doanh mới và góp phần cùng toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tiến đến hội nhập trong khu vực và trên thế giới.

6.2 KIẾN NGHỊ

Qua phân tích hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất của Ngân hàng, có một số kiến nghị nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng:

6.2.1. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam

- Cần giảm bớt thủ tục giấy tờ cho vay hộ nông dân, cải tiến về mặt thủ tục, hồ sơ vay vốn được gọn nhẹ, đơn giản, dễ hiểu đối với người nông dân giúp khách hàng thuận tiện khi lập hồ sư vay vốn đồng thời giảm bớt công việc của cán bộ tín dụng.

- Thủ tục vay vốn đối với hộ sản xuất vay trên 10 triệu đồng còn phức tạp vì nhìn chung trình độ dân trí trong Huyện còn thấp, có thể xem xét để đơn giản hóa các giấy tờ trong hồ sơ vay vốn nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lệ nhằm tạo sự thõa mãn nhu cầu của người vay.

- Có thể xem xét rút ngắn thời gian thẩm định những món vay lớn vượt mức phán quyết của chi nhánh bởi vì thời gian là rất quan trọng nhất là khi có nhu cầu cần thiết. Thêm vào đó nên cung cấp miễn phí hồ sơ vay vốn cho khách hàng, nguồn chi phí này chiếm rất nhỏ trong tổng chi phí của đơn vị, nhưng nó có thể tạo nên sự thông thoáng cho mục tiêu phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

6.2.2. Đối với NHNo & PTNT Giồng Riềng

- Cần có quy định, khuyến khích, khen thưởng đối với những cán bộ tín dụng cho vay nhiều và có mức rủi ro ít nhất.

- Phát động phong trào thi đua hàng quý và đột xuất đối với những cán bộ thu hồi nợ tốt.

- Mở rộng mạng lưới để phục vụ, thu hút đông đảo các tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp để mở tài khoản và vay vốn thuận lợi.

- Đối với tài sản thế chấp có giá trị dễ biến động theo thị trường đòi hỏi cán bộ tín dụng ngân hàng phải thẩm định kỹ lưỡng giá trị tài sản loại này và thường xuyên kiểm tra chúng để có biện pháp xử lý kịp thời tránh những điều hối tiếc xảy ra.

- Hạn chế rủi ro và khống chế tỷ lệ nợ xấu bằng cách tăng cường hơn nữa việc nâng cao chất lượng thẩm định cũng như thường xuyên kiểm tra khách hàng có sử

dụng vốn vay đúng mục đích không? Nếu không Ngân hàng cần phải có biện pháp xử lý kịp thời để thu hồi nợ trước thời hạn.

- Đa số người dân ở đây đều là nông dân nên trình độ dân trí còn thấp kém, việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn còn ít nhiều băn khoăn chưa biết, đề nghị nơi phát hồ sơ hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc điền thông tin vào hồ sơ cũng như mục đích vay vốn, phương án hoạt động…từ đó giúp cho cán bộ tín dụng giảm bớt được khối lượng công việc thúc đẩy quy trình phát vay được rút ngắn.

- Hiện nay tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng cần phải được xem xét. Một số cán bộ phải phụ trách hai x ã với rất nhiều hộ nên gây khó khăn cho việc kiểm tra và tìm hiểu khách hàng làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị phát triển chưa cao. Do đó cần tăng thêm cán bộ tín dụng để việc quản lý món vay có chất lượng hơn.

- Tiến hành phân loại hộ vay vốn, xây dựng quản lý hồ s ơ khách hàng, xác định hộ đã đủ tín nhiệm và chưa đủ tín nhiệm theo các tiêu chí cụ thể để có chính sách, biện pháp tín dụng phù hợp với từng loại khách hàng. Trên cơ sở đó góp phần giảm áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng, đồng thời rút ngắn được thời gian thẩm định, quyết định cho vay, mở rộng tín dụng đi liền với nâng cao chất lượng tín dụng.

- Có thể nghiên cứu thành lập một tổ chức cho vay và thẩm định đi xuống tận địa bàn vùng sâu, vùng xa để phục vụ khách hàng. Bởi vì những xã này ở quá xa Ngân hàng nên việc đi lại của bà con gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa, hơn nữa Ngân hàng có điều kiện để mở rộng đầu tư tín dụng.

6.2.3. Đối với chính quyền địa phương

- Cần đơn giản hóa các loại giấy tờ công chứng của thủ tục vay vốn nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo về mặt thời gian đối với người dân có nhu cầu vay vốn.

- Về việc phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng thì Ngân hàng còn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý, văn bản thi hành bản án rất chậm. Bộ tư pháp nên hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan thi hành án bàn giao nhanh cho Ngân hàng để xử lý thu hồi nợ, cần có sự phối hợp tốt giữa Ngân hàng với tòa án nhằm xử lý các khoản nợ tồn đọng hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.s Thái văn Đại (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần Thơ.

2. TS Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương(2006),Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

3. Ts Nguyễn Quang Thu (2007), Quản trị tài chính căn bản, Nhà xuất bản Thống Kê.

4. Th.s Nguyễn Thanh Nguyệt, Thái Văn Đại (2004), Quản trị ngân hàng, tủ sách Đại học Cần Thơ.

5. Các báo cáo của NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng qua 3 năm (2006-2008).

Một phần của tài liệu Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giồng riềng tỉnh Kiên Giang (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)