Giải pháp nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch năm 2001-2010 (Trang 72 - 76)

- Về địa bàn đầu tư:

3. Định hướng về đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịchvà nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ:

2.3.6. Giải pháp nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch.

Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, nhân viên, thực hiện giáo dục du lịch toàn dân là nhiệm vụ quan trong để phát triển du lịch.

Hiện tại có 230000 người làm việc trực tiếp trong ngành du lịch và trong thời gian tới phải tăng cường đào tạo mới đáp ứng đủ nguồn nhân lực để phát triển.Vì vậy, chúng ta nhận thấy rằng nhu cầu đào tạo cán bộ và nhân viên cho ngành du lịch là rất lớn về cả số lượng và chất lượng.

Vấn đề đặt ra ở đây là phải có giải pháp cụ thể để thực hiện được phương hướng đó. Cần phải khẳng đinh rằng vấn đề đào tạo nhân lực là vấn đề then chốt trong mọi vấn đề. Chính cán bộ công nhân viên là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bạo trong các hoạt động kinh doanh.Bởi vì trong kinh doanh, nhân viện sẽ tiếp xúc với khách hàng và thái độ phục vụ của họ sẽ được phản ánh qua thái độ hài lòng hoặc không hài lòng của người khách. Vì vây, trình độ của nhân viên có ý nghĩa quyết định. Hơn nữa, công tác đào tạo là công tác đòi hỏi nhiều thời gian, phải đi từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp.Bởi vậy cần có chương trình và sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các đơn vị trong công tác. Ngoài ra, tổng cục Du lịch cần phải xây dựng chương trình đào tạo cụ thể và xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực môt cách có quy mô. Bên canh đó, cần đẩy mạnh giáo dục toàn dân, nâng cao hơn nữa nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch nhanh chóng, bền vững.

Muốn làm được như vậy thì cần nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp. Coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước.

Ngoài các giải pháp thì chúng ta còn phải đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch; chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch. Xây lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Việt Nam.

Bên cạnh đó, chủ động tham gia hợp tác song phương, đa phương, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Tăng cường hơn nữa các điều kiện để hội nhập du lịch ở mức cao, trước hết là tăng cường các điều kiện để khai thác những yếu tố về du lịch trong việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các hiệp định Việt Nam đã ký khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống và khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới.

KẾT LUẬN

Qua bài chuyên đề này ta thấy ngành du lịch đã có một sự thay đổi lớn cả về chất và về lượng. Cơ sở kỹ thuật, cơ sở hạ tầng đã có sự thay da, lột xác, nhiều khách sạn nhà hàng hiện đại mọc lên, nhiều khu vui chơi giải trí đã được khai thác có hiệu quả, lượng khách đến với chúng ta ngày một đông và lượng ngoại tệ thu về ngày một nhiều hơn. Sơ dĩ chúng ta có được kết quả như thế là vì chúng ta có được một sư đầu tư khá đầy đủ và toàn diện trên mọi lĩnh vực có liên quan. Từ đầu tư vào trang thiết bị phục vụ cho du lịch, đến đầu tư nguồn nhân lực và xúc tiến du lịch. Có thể nói rằng chưa có khi nào ngành du lịch lại thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư du lịch đến thế.

Thế nhưng nếu xét một cách khách quan thì việc đầu tư còn gặp không ít bất cập và lượng vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu cần cho phát triển du lịch. So với các nước, ngành du lịch nước ta chưa thật sự thu hút đúng lượng khách mà tiềm năng du lịch mang lại.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch? Bài viết trên tôi đã trình bày lên quan điểm và nêu ra một số giải pháp. Hi vọng trong thời gian tới với sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước sẽ đưa ngành du lịch tiến xa hơn nữa để có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thể giới.

Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Ái Liên và các anh chị trong ban dịch vụ- Viện chiến lược phát triển đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này. Tuy nhiên, bài viết này chưa thật đầy đủ, kính mong sự góp ý của cô để bài viết hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch năm 2001-2010 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w