Nguyên nhân của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch năm 2001-2010 (Trang 53 - 55)

- Về địa bàn đầu tư:

1.3.1.3Nguyên nhân của những tồn tại trên

Nguyên nhân khách quan.

Như chúng ta biết du lịch là một ngành phụ thuộc khá nhiều vào thiên nhiên, vì vậy công tác đầu tư du lịch cũng không tránh khỏi quy luật đó. Một dự án đầu tư có đủ “địa lợi, nhân hoà” nhưng thiều “ thiên thời” thì cũng rất khó có thể thực hiện được. Như vậy, một địa phương, một vùng có nhiều danh lam thắng cảnh nhưng hay gặp thiên tai thì cũng khó thu hút được các nhà đầu tư vì vậy mà du lịch nước ta không phải vùng nào cũng phát triển.

Ngoài ra, do quy luật cạnh tranh trên thị trường, sự cạnh tranh trong kinh doanh du lịch đã và đang diễn ra rất gay gắt. Những quốc gia, những trung tâm du lịch lớn có sản phẩm đặc thù vượt lên các trung tâm khác sẽ giành ưu thế thắng trong cạnh tranh. Điều này là một thách thức lớn đối với ngành du lịch Việt Nam nếu muốn tồn tại và phát triển trên thị trường mở cửa.

Nguyên nhân chủ quan.

Thứ nhất, đó là cơ chế chính sách quản lý vĩ mô, ưư đãi đầu tư phát

triển du lịch chưa đủ sức hấp dẫn, thủ tục đầu tư phiền hà không hấp dẫn nhà đầu tư.

Nhận thức xã hội với du lịch phát triển tốt nhưng chưa đồng đều ở các cấp, các ngành. Một số ngành và một số bộ phận dân chúng còn có những hành vi chưa phù hợp khiến khách du lịch có tâm lý ức chế ở một vài địa phương mà du khách đến tham quan. Vẫn còn nhiều chính sách chưa thuận lợi cho du lịch như chính sách giá cả du lịch còn cao, nhiều nơi còn áp dụng chính sách hai giá cho khách quốc tế và nội địa, chưa có cơ chế cho vay ưu đãi đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch nên việc kêu gọi đầu tư gặp nhiều khó khăn. Giá điện, nước, điện thoại phục vụ quá cao phương tiện sản xuất của ngành bị đánh thuế cao trong biểu thuế.

Cơ chế đầu tư phát triển du lịch còn nhiều bất cập. Thực tế, đầu tư cho du lịch là cho cơ sở hạ tầng nên cần được hưởng ưu đãi thế nhưng các doanh nghiệp chưa được hưởng ưu đãi đầu tư như các ngành sản xuất khác.

Việt Nam những năm gần đây cũng đã tích cực tìm đối tác liên doanh đầu tư xây dựng phát triển du lịch, tuy nhiên nhiều dự án đầu tư còn quá chậm chạp do thủ tục phiền hà trong việc xin cấp phép hoặc do giá thuê đất quá cao…

Thứ hai, kết cấu hạ tầng xã hội còn yếu kém. Cơ sở hạ tầng đường xá,

hệ thống cấp thoát nước còn kém gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, phục vụ du lịch. Kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông đang trong quá trình hình thành và phát triển nên chưa đáp ứng được yêu cầu đối với nền kinh tế nói chung trong đó có du lịch. Nhiều tuyến du lịch đến các điểm tham quan do chất lượng đường xá bến bãi kém nên kéo dài thời gian đi trên đường của khách giảm sự hấp dẫn. An toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, chất lượng các phương tiện vận chuyển khách đang là vấn đề bức xúc.Ngành hàng không tuy đã mở nhiều đường bay mới trong và ngoài nước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng thiếu máy bay, không ổn định giờ bay, giá vé nội địa còn cao đã ảnh hưởng đến hoat động du lịch.

Thứ ba, đó là do sự phối hợp giữa các ngành quản lý sản phẩm du lịch

còn thiếu phối hợp, do đó làm giảm tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Sở dĩ cơ cấu chi tiêu cho việc mua sắm hàng hoá vận chuyển và các dịch vụ khác còn hạn chế của khách du lịch như đã nêu ở phần thực trạng là do các cơ sở kinh doanh du lịch cũng như các cơ sở sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp (hàng mỹ nghệ, gốm sứ, lụa …) chưa có sự đầu tư đúng mức để phát triển tạo ra các sản phẩm đặc sắc co chất lượng và phù hợp với khách hàng. Các trung tâm vui chơi giải trí các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn.

Thứ tứ, là do du lịch nước ta vẫn chưa có hữu hiệu đầu tư khai thác

tiêm năng, nguồn lực du lịch, sự khai thác vẫn lan tràn thiếu hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch năm 2001-2010 (Trang 53 - 55)